Tin xấu là chi phí sinh hoạt chung đang tăng lên, chủ yếu là các nhu cầu thiết yếu – tầng dưới cùng của “tháp nhu cầu”. Một người dùng twitter đã đưa ra một lưu ý đáng lo ngại rằng chi phí của các mặt hàng thiết yếu đã tăng 55% và nhấn mạnh tình trạng “siêu lạm phát” này. Khi lạm phát và sự xói mòn trong giá trị trở nên bình thường, lợi ích của Bitcoin và kho tài sản kỹ thuật số toàn cầu tương tự sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong những ngày tới.
Lạm phát đạt 55%
Theo một người đam mê tiền điện tử và nhà phát triển phần mềm, Lyle Pratt, lạm phát tăng hơn 55%. Vì lý do này, ông tin rằng đã đến lúc cho kế hoạch B, đó là việc áp dụng Bitcoin. Việc sử dụng Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị có thể làm ảnh hưởng đến lạm phát dường như đã ảnh hưởng đến các khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta.
It’s time for plan ₿. pic.twitter.com/UrTmm95L30
— Lyle Pratt (@lylepratt) April 14, 2019
Pratt chỉ ra rằng chi phí giáo dục, dịch vụ chăm sóc y tế, tiền lương, thực phẩm và nhà ở đều tăng lên. Trong khi đó, chi phí xe hơi, đồ gia dụng, quần áo, dịch vụ điện thoại di động và những thứ khác vẫn ở mức thấp và có thể chi trả.
Với sự gia tăng trong chi phí của các khía cạnh thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, biểu đồ của Pratt cho thấy rằng đã đến lúc mọi người chấp nhận Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị. Điều này sẽ giúp duy trì sức mua của cải của họ theo thời gian.
Lạm phát của tiền fiat cho biết giá hàng hóa và dịch vụ đang tăng lên trong khi sức mua của đồng tiền đó giảm xuống. Khi giá của một sản phẩm tăng theo thời gian và số lượng và chất lượng vẫn giữ nguyên, thì nó được gọi là lạm phát.
Sự gia tăng trong nguồn cung tiền tệ trên đầu ra thực tế của nó dẫn đến lạm phát. Đây là lý do tại sao các nhà kinh tế tin rằng việc in tiền gây ra lạm phát. Khi có nhiều tiền hơn trong lưu thông, và số lượng và chất lượng của hàng hóa được sản xuất không thay đổi, thì sẽ có nhiều tiền mặt hơn để mọi người mua những hàng hóa đó. Điều này sẽ sinh ra nhiều nhu cầu hơn đối với các sản phẩm và dẫn đến việc đẩy giá của chúng lên.
Tỷ lệ lạm phát của Bitcoin có thể giảm xuống dưới 2% mỗi năm
Một cách tài tình, Satoshi Nakamoto, người tạo ra Bitcoin, đã thiết kế tiền điện tử để có tỷ lệ lạm phát ổn định tương tự như Vàng. Việc chỉ có 21 triệu BTC có thể tồn tại đã khiến nó trở thành một tài sản khan hiếm. Do đó, sự khan hiếm và nhu cầu cao sẽ dẫn đến tăng giá Bitcoin và giảm tỷ lệ lạm phát sau đó.
Vào tháng 7 năm ngoái, tỷ lệ lạm phát của Bitcoin chỉ là 4,25%. Hiện tại dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức 2% hàng năm trong những năm tới vì việc khai thác trở nên khó khăn hơn và tạo ra ít tiền hơn.
Nhưng điều này không có gì mới cả, và so với các năm trước, lạm phát đều ở mức thấp. Từ năm 1900 đến 2018, tỷ lệ lạm phát của USD đứng ở mức 2.900,45%. Điều này ngụ ý rằng 100 đô la vào năm 1900 tương đương với 3.000 đô la vào năm 2018, cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc trong thế kỷ qua.
Bởi vì điều này, các chuyên gia thị trường lập luận rằng Đô la Mỹ là một bong bóng lớn hơn Bitcoin, đơn giản vì sự khan hiếm và việc đúc tiền được kiểm soát bởi toán học. Bên cạnh đó, rất khó để xác định chính xác lượng USD đang lưu hành vì việc tạo ra tiền là một quá trình không rõ ràng, không giống như Bitcoin. Thêm vào đó là ưu thế của Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị không giống như các loại tiền tệ có chủ quyền vì nó miễn dịch với các yếu tố chính trị, thật dễ dàng để hiểu lý do tại sao đồng tiền này được xem là mối đe dọa đối với các ngân hàng.
Về lâu dài, có sự lạc quan rằng mọi người và một số ngân hàng sẽ chuyển sang Bitcoin như một kho lưu trữ kỹ thuật số có giá trị. Tính năng chống lạm phát của nó là chìa khóa để giúp mọi người điều hướng chi phí sinh hoạt đang ngày càng tăng
- Dữ liệu mới cho thấy mạng Bitcoin vượt qua 100,000 node
- Công ty quản lý du lịch lớn nhất Vương quốc Anh chấp nhận Bitcoin
Diệu Anh
Theo Tapchibitcoin/Ethereumworldnews