Thẻ tín dụng từ lâu vẫn luôn đi đầu trong cuộc cách mạng giao dịch “không tiền mặt”. Nhưng có một “người chơi” mới đang nhanh chóng biến sự thống trị của thẻ tín dụng trở thành quá khứ. Một báo cáo của UNCTAD nói rằng thanh toán di động sẽ thay thế việc sử dụng thẻ ở một số quốc gia khi công nghệ ngày càng phát triển.
Trung Quốc là người tiên phong trên lĩnh vực thanh toán di động. Alipay và WeChat Pay của Trung Quốc sẽ di chuyển tổng cộng hơn 116,7 nghìn tỷ vào năm 2019. Số tiền này gấp ít nhất 50 lần tổng sản phẩm quốc nội của Hồng Kông. Và sự tăng trưởng vốn đã rất lớn. Trong năm 2012, thanh toán di động chỉ chiếm 4% trong số tất cả các giao dịch “không tiền mặt” tại Trung Quốc. Vào năm 2018, hơn 85% của tất cả các khoản thanh toán ở quốc gia này là thanh toán di động. Thanh toán không dùng tiền mặt mang đến cho người Trung Quốc một mức giá phải chăng, không có rủi ro, chế độ thanh toán ngay trong tầm tay, các thuộc tính mà giao dịch ngân hàng không có.
Điều gì khiến cho việc thanh toán di động ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ đến vậy?
Hãy lưu ý rằng các ngân hàng không thể truy cập được ở các khu vực nông thôn như ở các thị trấn, và có hơn 2 tỷ đô la không được kiểm soát bởi ngân hàng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển chứng thực điều đó. Công nghệ di động và internet đã xuất hiện ở những nơi mà các ngân hàng không thể. Trung Quốc đang có hơn 690 triệu người dùng điện thoại thông minh và 800 triệu công dân của họ có quyền truy cập internet.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc cũng đã thúc đẩy việc áp dụng thanh toán di động. Họ đã thành công trong việc biến các nền tảng thanh toán và xã hội thành các ứng dụng trực quan dễ sử dụng, để quản lý tài chính của người dùng cũng như đời sống xã hội của họ. Những ứng dụng sát thủ này cùng với thanh toán di động đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày của người Trung Quốc.
Trong khi những gã khổng lồ công nghệ này đang “hả hê”, các ngân hàng Trung Quốc thì không được như vậy. Trong năm 2015, các ngân hàng ở đất nước này có khoản lỗ thẻ tín dụng lên tới 20 tỷ USD, vì 28% thanh toán bán lẻ là thông qua Tenpay và Alipay.
Chi phí cao của hệ thống giao dịch “không tiền mặt”
Khi hệ thống “không tiền mặt” trên toàn cầu bén rễ, một cảm giác mang tính đe dọa đối với việc mất đi quyền riêng tư đang dần xuất hiện. Một hệ thống không tiền mặt chạy trên thẻ tín dụng hoặc thanh toán di động được kiểm soát chặt chẽ bởi các quyền lực.
Giao dịch tiền mặt có thể ẩn danh, nhưng giao dịch không tiền mặt thì lại được theo dõi bởi các nhà bán lẻ, công ty thẻ tín dụng, ngân hàng và chính phủ. Các quyền lực chính phủ có quyền tự do dân sự có thể khiến việc truy cập hàng ngày như vậy trở nên đáng lo ngại.
Các ngân hàng trung ương và chính phủ luôn đưa ra quyết định tài chính đáng kể về thời điểm in, điều tiết hoặc giải phóng tiền mặt vào nền kinh tế. Dữ liệu lớn từ hệ thống không tiền mặt hiện tại có thể được sử dụng trong trường hợp xấu nhất để xác định giá trị của bạn đối với hệ thống tiêu dùng hiện tại theo sức mua của bạn.
Vấn đề ở Venezuela
Cách nửa vòng trái đất, ở Venezuela, một kiểu cách mạng khác đang diễn ra. Lạm phát cực độ do các chính sách tài khóa yếu kém và các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đã đưa nền kinh tế thịnh vượng một thời xuống đáy vực.
Người dân Venezuela đã phải dùng đến phương thức “hàng đổi hàng” (barter trade) vì đồng Bolivar của họ không hề có giá trị. Bên cạnh phương thức này, những người khác đang sử dụng Bitcoin để mua các nhu yếu phẩm và thuốc cần thiết. Khối lượng BTC đổi sang VES là 8,95 triệu đô la hàng tuần. Tiền điện tử đã trở thành một sự thay thế ổn định của giá trị, ngay cả khi chính phủ của họ cho ra mắt loại tiền kỹ thuật số riêng, Petro.
Đây là lý do tại sao chúng ta cần Bitcoin và tiền điện tử
Bitcoin là một sổ cái công khai, nhưng nằm trên sự kiểm soát tập trung, không giống như các hệ thống giao dịch không dùng tiền mặt khác. Nền tảng tiền điện tử toàn cầu này đã hơn mười năm tuổi, nhưng vẫn chưa hề bị hack hay chịu bất kỳ sự kiểm soát nào. Điều này chủ yếu là nhờ vào bản chất phi tập trung của nó.
Bên cạnh đó, Bitcoin còn cho phép người dùng từ bỏ các trung gian như ngân hàng và chính phủ, cắt đứt sự kiểm duyệt có nghĩa là nó không thể bị cấm – bạn còn nhớ nỗ lực lúng túng của Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Hoa Kỳ nhằm kiểm duyệt hai địa chỉ Bitcoin chứ? Các giao dịch bitcoin có thể được ví như các giao dịch tiền mặt nhưng không gặp rắc rối với việc tạo ra các tài khoản ngân hàng bị giới hạn quyền tài phán. Tất cả những gì bạn cần làm là gửi Bitcoin, cũng giống như việc bạn sẽ cho đi một số đô la để thanh toán hóa đơn của mình.
Chính phủ không thể chặn các giao dịch Bitcoin trừ khi họ có quyền đóng cửa internet. Với sự tin tưởng phi tập trung vào hoạt động cốt lõi của nó, hệ thống có tính toàn vẹn để có thể dựa vào. Với việc Bitcoin là một loại tiền tệ, các chính phủ như Venezuela không thể in tiền liên tục, hỗ trợ cho suy thoái kinh tế.
Lời kết
Khi hệ thống “không tiền mặt” càn quét khắp hành tinh, sức mạnh sẽ đi kèm với việc cung cấp dữ liệu tài chính của dân số có thể gây ra các rủi ro trong việc giám sát. Tiền điện tử và công nghệ blockchain là chìa khóa cho một tương lai “không tiền mặt”.
- CoinMarketCap: Những lo ngại về giao dịch Bitcoin giả mạo là hợp lý
- Bitcoin không khác gì ‘phân bò’: Nicholas Weaver trở thành vua gấu mới