Chủ đề nào sẽ định nghĩa cho Thế hệ thứ Ba của công nghệ Blockchain? (Third Generation Blockchain)
Có rất nhiều dự án thú vị và quan điểm mới trong Công nghệ Blockchain, mọi người đang cố gắng phát triển nên “điều vĩ đại” tiếp theo và họ đang tự gọi mình là Thế hệ thứ Ba (Third Generation) của Blockchain Technology, có người thậm chí còn gọi “Thế hệ thứ Tư của Công nghệ Blockchain“ như Multiversum, một dự án tuyệt vời nhưng lại gây hiểu nhầm trong cách truyền đạt của họ.
Định nghĩa Cột mốc Thế hệ
- Thế hệ Thứ Nhất: Trao đổi giá trị với các giao dịch phi tập trung và Sổ cái [Bitcoin, Dogecoin, Litecoin, Bitcoin Cash, Monero, Dash, Verge, v.v.].
- Thế hệ Thứ Hai: Trao đổi giá trị và Logic với các giao dịch phi tập trung, Sổ cái, phần mềm ứng dụng, và Data.
- Thế hệ Thứ Ba: ???
Nếu chúng ta định nghĩa các dự án như EOS, NEO hoặc thậm chí Multiversum, là Thế hệ thứ Ba của Blockchain, thì cũng giống như gọi BitcoinCash, LiteCoin hoặc Monero là Thế hệ thứ Hai vậy, bởi vì chúng là những cải tiến của Bitcoin (tốt hay không tốt) hoặc dự án được thiết kế cho một use case cụ thể.
Litecoin được thiết kế cho khả năng mở rộng, Bitcoin Cash được thiết kế để cải thiện kích thước block và cố gắng trở thành một tiêu chuẩn cho các khoản thanh toán, Monero là dành cho các giao dịch dựa trên sự riêng tư và vv…
Cột mốc Thế hệ là một cái gì đó sẽ thực sự thay đổi công nghệ này với một số khái niệm mới, như khái niệm Ethereum đã khởi đầu cho Thế hệ thứ Hai như thế nào, giới thiệu hợp đồng thông minh và giao dịch logic (logic transaction), với một cách hoàn toàn mới để làm cho Blockchain trở thành một hệ điều hành mà mọi người có thể phân cấp và sử dụng các ứng dụng một cách “vô tư”, không cần đến sự tin tưởng, và không cần làm việc trên các lớp thông thường mang tính chất tập trung, mà sẽ làm việc ngay bên trong mạng lưới.
Xu hướng được nhắc đến nhiều nhất trong công nghệ Blockchain ngày nay là khả năng mở rộng và tính phi tập trung, nhưng như trong Thế hệ cũ, những chủ đề này là những cải tiến của Khái niệm Thế hệ thứ Hai.
Câu hỏi ở đây là “Tiếp theo sẽ là gì?”
Thế hệ thứ Hai của Blockchain giới hạn việc tiếp nhận theo quy mô rộng
Trong thế hệ thứ Hai của công nghệ Blockchain, phát triển và nghiên cứu đóng vai trò to lớn và có rất nhiều dự án đang cố gắng phát triển nên công nghệ tốt nhất có thể để chạy các ứng dụng phân cấp trong mạng lưới của họ, mọi người đều có quan điểm khác nhau và các tính năng “độc quyền” khác nhau, EOS đang cố gắng để mở rộng quy mô nhiều nhất có thể với cơ chế đồng thuận DPOS tập trung vào Dapps, Ethereum đang cố gắng phi tập trung hóa và kết nối Blockchain công cộng với Privates with Plasma, Cardano đang cố gắng phát triển một mạng lưới tập trung vào an ninh, NEO đang cố gắng sử dụng cơ chế đồng thuận POS , Nebulas đang phát triển một Blockchain dựa-trên-sự-khuyến-khích cho các nhà phát triển, v.v.
Viễn cảnh này nghe chừng có vẻ rất tuyệt vời về mặt nghiên cứu, và chắc chắn trong 2/3 năm chúng ta sẽ có rất nhiều mạng lưới Blockchain khác nhau tập trung vào các lĩnh vực cụ thể và giải quyết các vấn đề khác nhau.
Đồng thời nếu bạn muốn thiết lập một ứng dụng phân cấp vào thời điểm này, bạn phải chọn một mạng lưới như Ethereum hoặc EOS vv và bạn không thể thay đổi điều đó vì bất kỳ lý do nào giống như hôn nhân và điều này là rất nguy hiểm đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Một ví dụ đó là những gì đã xảy ra trong mạng lưới Ethereum vào năm 2017, sự bùng nổ của Crypto Kitties đã làm tắc nghẽn toàn bộ mạng lưới, thật không may, đây không phải là rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra, như việc mạng lưới cập nhật errors, forks, hack và nhiều thứ khác.
Blockchain khác với Cloud (Đám Mây), việc xây dựng nên một mạng lưới bằng cách sử dụng mạng lưới Cloud thông thường như AWS hoặc Google sẽ linh hoạt hơn vì bạn có thể chia ứng dụng của mình thành các mạng lưới khác nhau hoặc thay đổi mạng lưới vì bất kỳ lý do và bất cứ khi nào bạn muốn. Trong lĩnh vực Blockchain, mọi thứ lại phức tạp hơn, trước hết, không có chiến lược “thoát hiểm” để thay đổi mạng lưới và không có bất kỳ kế hoạch nào để giải quyết vấn đề đơn giản này có thể xảy ra:
Bạn bắt đầu một ứng dụng phân cấp trong mạng lưới Ethereum chẳng hạn, một cách hoàn toàn không cần đến sự tín nhiệm 100% nào và ai đó sẽ bắt đầu một mạng lưới Blockchain mới được fix hoàn hảo hơn cho doanh nghiệp của bạn, hoặc Ethereum tạo ra một số thay đổi mà bạn không thích hoặc vì một số lý do khác bạn muốn thay đổi mạng cho Dapp, thì bạn lại không thể làm vậy.
Đúng là bạn có thể tạo ra một fork, nhưng các fork được thiết kế và nó là một phương pháp hữu ích cho các mạng lưới blockchain, đặc biệt là trong các giao dịch có giá trị, khi bạn giao dịch những thứ logic phức tạp hơn và bạn sẽ có rất nhiều người dùng và các fork thường là thứ được thiết kế cho dân công nghệ, không phải cho công chúng, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, khi bạn có người dùng và bạn giao dịch logic, bạn phải đối phó với các quy định, ngày nay những thứ này không phải là quá đơn giản. Đây là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp nhỏ và lớn.
Để hiểu được “những thứ” có thể trở thành Thế hệ thứ Ba của Công nghệ Blockchain, chúng ta phải nghĩ về một thứ gì đó thật mới mẻ, một trend nào đó thật táo bạo và hợp lý, tôi nghĩ trend đó có thể là Khả năng tương tác (Interoperability). Như Don Tapscott đã nói:
“Tôi sẽ ngạc nhiên nếu những đồng tiền mã hóa hàng đầu hiện nay sau 10 năm nữa vẫn nằm trong top. Và có ty tỷ các loại công nghệ mới tuyệt vời, chúng liên kết nhiều Blockchain với nhau và tạo ra rất nhiều các khả năng mới. Các công ty như Cosmos, Polkadot, Aion hoặc Icon. Đây là thế hệ tiếp theo của các công ty và có lẽ đồng thời cũng là cơ hội để đầu tư”
Thế hệ thứ hai của Blockchain Network là công nghệ mạng lưới dọc (vertical network), nơi bạn có thể thiết lập ứng dụng của riêng mình lần đầu tiên trong lịch sử với Logic Phi tập trung (Decentralized Logic) , bước tiếp theo trong công nghệ này là giải quyết khả năng tương tác và kết nối Blockchain 2.0 với công nghệ mới hoạt động giống như internet cho máy tính trong những năm 90. Khái niệm này, theo ý kiến của tôi, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển một ứng dụng phi tập trung dựa trên sự tin tưởng và đồng thời mở rộng công nghệ này để chạy các ứng dụng liên kết với nhau khỏi rủi ro của mạng dọc, bằng cách sử dụng nhiều mạng hơn dựa trên nhu cầu cụ thể.
Khái niệm về Khả năng tương tác (Interoperability)
Khả năng tương tác là khái niệm về việc kết nối các Blockchains khác nhau để thiết lập các Ứng dụng Phi tập trung (Decentralized Applications) tương thích với nhiều Blockchains có vai trò chuyển các Giá trị (Values) và Logic theo cách phi tập trung và không cần đến sự tin tưởng.
Khái niệm về Khả năng tương tác trong Blockchain Technology sắp thiết lập nên một mạng lưới được thiết kế để dịch một Dapp và chạy hệ điều hành Blockchain nhiều hơn để trao đổi logic và các giá trị giữa các blockchains khác nhau. Điều này nghe có vẻ như một bước mới trong công nghệ này và lý do tại sao tôi thích gọi nó là Thế hệ thứ Ba của Công nghệ Blockchain.
Một ví dụ để hiểu khái niệm này có thể to tát đến mức nào, hãy suy nghĩ về sự tiến hóa của “Old Wide Web”, trong trường hợp này, Mạng lưới Blockchain Thế hệ thứ Hai giống như một E-Commerce với danh mục riêng của mình, mạng lưới Blockchain tương tác giống như một nền tảng khi bạn có thể mua các mặt hàng từ nhiều danh mục từ các E-Commerce khác nhau.
Hệ sinh thái Tương tác
Các phương pháp tiếp cận hiện nay trong Khả năng tương tác giống như Mạng nội bộ và Internet của những năm 90, chúng có thể được sắp xếp thành hai phần:
Khả năng tương tác một hệ điều hành (Single-OS Interoperability): Một mạng lưới Blockchain được thiết kế để xây dựng nên Blockchain chung/riêng có vai trò tương tác và giao dịch các giá trị và logic với nhau bằng cùng một hệ điều hành (INTRANET).
Khả năng tương tác đa hệ điều hành (Multi-OS Interoperability): Một mạng lưới Blockchain được thiết kế để tương tác với các công nghệ Blockchain khác nhau cho các hệ điều hành khác nhau để giao dịch các Giá trị và Logic giữa các công nghệ và tiêu chuẩn khác nhau (INTERNET).
Tầm nhìn Intranet đã được “bật lên” và dự án được sử dụng nhiều nhất là Cosmos, “Internet của các Blockchain”. Công nghệ này rất thú vị đối với một số công ty cần một mạng nội bộ từ các Blockchain khác nhau.
Một trong những dự án thú vị nhất giữa tầm nhìn Intranet và tầm nhìn Internet là Polkadot, được phát triển từ nhà người đồng sáng lập Ethereum, Gavin Wood, Polkadot có hiệu quả khi thực hiện một cơ chế đồng thuận liên kết giữa các Blockchain khác nhau:
Tôi tập trung nhiều hơn vào khái niệm tương tác đa hệ điều hành, nơi các dự án như AION, ICON và WANCHAIN đã phát triển một khái liên minh tương tác để đẩy tiêu chuẩn trong lĩnh vực này để giúp các mạng lưới Blockchain và các nhà phát triển của Dapp xây dựng công nghệ và đơn giản hóa khả năng phục hồi trong tương tác và chuyển tiếp giữa các công nghệ này trong tương lai.
Như đã viết trong bài đăng chính thức này:
“Việc các blockchain riêng biệt không có khả năng giao tiếp với nhau là một vấn đề có tính định kỳ trong bối cảnh phi tập trung. Việc giao tiếp giữa các blockchain riêng biệt với nhau có thể gây căng thẳng cho khả năng mở rộng của blockchain và việc áp dụng chính thống.
Ưu tiên chính của khối liên minh đó là hợp tác nghiên cứu về các giao dịch và giao tiếp có sự liên kết giữa các chain. Khối liên minh sẽ tập trung phát triển các tiêu chuẩn công nghiệp chung, chia sẻ nghiên cứu và kết cấu của giao thức.
Cả ba dự án blockchain đều có mục tiêu chung đó là kết nối các giao thức blockchain lại với nhau. ICON là một mạng lưới blockchain có vai trò kết nối các blockchain độc lập mà không cần đến các trung gian bổ sung. Aion đặt mục tiêu trở thành giao thức chung được sử dụng cho các blockchain này, cho phép xây dựng các hệ thống hiệu quả và mang tính phi tập trung hơn. Wanchain là một nền tảng tài chính được phân phối cho phép thực hiện hợp đồng thông minh riêng tư, xuyên-blockchain nhằm mục đích hợp nhất các tài sản kỹ thuật số bị cô lập của thế giới.”
Từ bài viết “Blockchain Interoperability Alliance (BIA) — Định nghĩa Blockchain 3.0”
“Dự án ICON lần đầu tiên được bắt đầu bởi yêu cầu của các khách hàng của doanh nghiệp blockchain của chúng tôi để kết nối với các mạng lưới blockchain khác. Mục tiêu của liên minh này là tạo ra một tiêu chuẩn được chấp nhận trên toàn cầu để kết nối các blockchain và cùng nhau đem đến sự đổi mới, ”JH Kim, Hội đồng sáng lập ICON cho biết.
“Chúng tôi tin rằng việc hợp tác giữa các dự án sẽ giúp thiết lập các phương pháp tốt nhất cho khả năng tương tác blockchain và khuyến khích việc áp dụng thị trường rộng hơn trên toàn doanh nghiệp và công chúng”, Matthew Spoke, nhà sáng lập Aion chia sẻ.
“Khối liên minh tương tác Blockchain sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường kết nối các tài sản kỹ thuật số và cuộc sống của chúng ta”, Chủ tịch Wanchain, Dustin Byington cho biết.
Ví dụ, hãy nhìn vào AION trong lĩnh vực này, loại mạng lưới Blockchain này cần phải:
- Liên kết: Chuyển logic (dữ liệu) và giá trị (crypto) theo cách phi tập trung và hoàn toàn không cần đến sự tin tưởng giữa các công nghệ blockchain khác nhau (Ethereum, Bitcoin và các công nghệ khác).
- Mở rộng quy mô: Cung cấp khả năng xử lý giao dịch nhanh và tăng dung lượng dữ liệu cho tất cả các blockchion tham gia Aion.
- Thông báo: Cho phép việc tạo ra các blockchains công cộng hoặc riêng tư theo yêu cầu có thể duy trì khả năng tương tác với các blockchain khác, cho phép các nhà xuất bản chọn ban quản trị, cơ chế đồng thuận, việc ban hành và tham gia.
Khái niệm The BAAM (Blockchain as a Micro-service) – Blockchain dưới vai trò là một dịch vụ Vi mô
Loại công nghệ mới này sẽ tái tạo hệ sinh thái Blockchain, nó sẽ thay đổi cách chúng ta thiết lập các Dapp, cho một thế hệ các ứng dụng phi tập trung mới, nó thực sự có thể thay đổi mọi lĩnh vực và cuối cùng có thể xây dựng nên một web 3.0 mang tính cạnh tranh cao.
Như tôi đã chỉ ra trong bài viết của mình: “Tìm hiểu về Cơn sốt Vàng của Dữ liệu mở rộng và xác thực được hỗ trợ bởi Blockchain và AI phi tập trung.”
“Kết cấu của Khả năng tương tác cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung theo một cách thông minh mới mà tôi muốn gọi là “Blockchain dưới vai trò là một dịch vụ Vĩ mô”.
Khái niệm “BAAM”, trước hết, nó khá là tuyệt vời, và tương tự như cách chúng ta tạo ra các ứng dụng tập trung hiện đại với các dịch vụ dựa trên “dịch vụ vi mô” (microservices-based) trên các API chuyên dụng và có thể thay thế cho từng chức năng. Trong Dapps, chúng ta sẽ sử dụng nhiều Blockchain chuyên dụng và có thể thay thế tập trung vào các nhu cầu cụ thể để thực hiện từng nhiệm vụ. Loại kết cấu này sẽ tạo ra một nghiên cứu theo cấp số nhân về sự phát triển của công nghệ này, đặc biệt là trong các Blockchain mới tập trung vào các use case cụ thể, mà không mất đi các thực Trustless.”
Khái niệm về BAAM, có thể sau thế hệ này, là một cột mốc quan trọng cho công nghệ Blockchain mà cuối cùng cũng có thể đánh bại tất cả các “chướng ngại” cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nhỏ áp dụng công nghệ Blockchain một cách đáng kinh ngạc.
Theo TapchiBitcoin.vn/Hackernoon