Sự ra đời của bitcoin đã cách mạng hóa lĩnh vực thanh toán bằng cách loại bỏ các hệ thống tập trung và sự cần thiết của các bên trung gian tốn kém và rắc rối. Để minh họa cho điều này, chúng ta hãy cùng xem xét các khoản thanh toán thông qua các hệ thống tập trung truyền thống và đối chiếu chúng với bitcoin.
Thanh toán tập trung
Các khoản thanh toán qua các kênh tài chính truyền thống được thực hiện thông qua sự trợ giúp của các trung gian (tổ chức tài chính với vai trò và mức độ tin cậy nhất định).
Một hệ thống như vậy có các chức năng nào? Nói ngắn gọn:
- Các giao dịch có thể đảo ngược
- Các trung gian lấy một tỷ lệ phần trăm, con số này sẽ làm tăng chi phí giao dịch và đặt ra mức giá tối thiểu của họ, khiến cho không thể thực hiện các giao dịch nhỏ và không thường xuyên.
- Tính thuận nghịch của các giao dịch làm tăng chi phí của các dịch vụ có tính chất ‘không thể hủy bỏ’ (giao dịch đó đã bị hủy, nhưng chúng ta đã thanh toán% cho nó)
- Vì thanh toán có thể bị hủy, người bán được bảo hiểm, việc yêu cầu nhiều thông tin hơn từ người mua là rất cần thiết
- Một tỷ lệ gian lận nhất định là điều không thể tránh khỏi
Nhưng nếu như có một hệ thống thanh toán cho phép hai người tham gia bất kỳ chuyển tiền trực tiếp mà không cần qua trung gian thì sao? Chi phí tính toán của việc hủy giao dịch sẽ khiến cho việc gian lận trở nên bất lợi, và các cơ chế ký quỹ sẽ bảo vệ khách hàng.
Đây chính xác là những gì Bitcoin dựa trên công nghệ blockchain.
Nó hoạt động như thế nào?
Thông tin (thông tin block, bộ đếm và danh sách các giao dịch) đều được ghi lại trong các khối (block). Khi một khối (kích thước của nó lên tới 1 MB) đầy, một khối mới sẽ xuất hiện. Các khối được liên kết với nhau một cách tuyến tính, lần lượt từng khối theo thứ tự và mỗi khối đều chứa các thông tin (hash) của khối trước đó. Vì vậy, nếu bạn muốn, bạn có thể xem lại thông tin của khối đầu tiên.
Chúng ta định nghĩa đồng coin mã hóa là một chuỗi các chữ ký số. Người A gửi tiền cho người B, ký mã băm của giao dịch trước đó và khóa công khai của Người B, đính kèm thông tin này vào đồng coin. Nhưng làm thế nào để người B xác định số lần người A đã tiêu số tiền này? Anh ta nên biết rằng không ai trong số các chủ sở hữu trước đó đã ký giao dịch trước giao dịch ở trong chuỗi của đồng coin được gửi cho anh ta. Đối với điều này, một dấu thời gian (time stamp) được viết trong khối băm (block hash). Nó cho biết rằng, tại thời điểm đó đã có dữ liệu cụ thể tồn tại, và do đó nó sẽ đi vào khối băm. Hóa ra chỉ có giao dịch đầu tiên là hợp lệ, vì vậy bạn không phải lo lắng về trường hợp double spending (giao dịch 2 lần), thông tin về giao dịch đầu tiên đã có và vì nó được ghi lại cho tất cả những người tham gia hệ thống, những giao dịch sai (sau đó) sẽ bị từ chối.
Từ phía người dùng, thao tác sẽ trông như thế này: Người A mở ví của anh ta, nhập địa chỉ của người nhận và số tiền 2,5 Bitcoin (ví dụ), thực hiện chữ ký bằng khóa riêng (khóa công khai hoặc địa chỉ bitcoin là địa chỉ một cá nhân duy nhất được sử dụng trong chuỗi và mọi người đều có thể thấy nó và khóa riêng hoạt động như một mật khẩu).
Bên trong một hệ thống, một giao dịch sẽ có ba thông tin sau:
- Đầu vào. Ghi lại với các chi tiết về nơi Người A có bitcoin.
- Số tiền. Số lượng coin được chuyển. Trong ví dụ này là 2,5 BTC.
- Đầu ra. Địa chỉ ví bitcoin của Người B.
Đầu vào và đầu ra
Như bạn có thể hiểu, Bitcoin chỉ tồn tại dưới dạng hồ sơ giao dịch trong kho lưu trữ điện tử. Ví dụ, số dư của Người A bao gồm 1 BTC từ Người C và 3 BTC từ Người D. Tất cả đều là các giao dịch khác nhau được thực hiện tại các thời điểm khác nhau. Trong ví của Người A, các bản ghi không hợp nhất thành một tệp duy nhất với 4 BTC, mà tiếp tục được lưu trữ riêng biệt.
Trong trường hợp Người A gửi Người B 2,5 BTC, kho lưu trữ đang cố gắng tìm một tệp có tổng là 2,5 hoặc kết hợp dữ liệu để tạo ra 2,5 BTC. Trong ví dụ của chúng ta, không có hoạt động nào với số tiền như vậy cả, và chúng không được tích lũy để có được số tiền cần thiết. Người A không thể phá 3 BTC nhận được từ Người D (tổng của đầu vào) do hệ thống không cho phép chia ra như vậy. Do đó, Người A phải gửi 3 BTC thay vì 2,5 (số tiền đầu ra) cho hai giao dịch hoặc hai đầu ra: 2,5 BTC cho Người B và trả lại 0,5 BTC dưới dạng tiền thừa. Tất nhiên, người dùng sẽ không nhận thấy sự khác biệt và đây chỉ là một cách giải thích cho cách thức hoạt động chung của giao dịch này.
Xem thêm:
2019 là năm Blockchain bắt đầu công cuộc “tháo gói” trong hệ thống tài chính
Theo TapchiBitcoin.vn/outline