Trang chủ Blockchain Các Platform của Blockchain: Một chuỗi để thống trị tất cả? –...

Các Platform của Blockchain: Một chuỗi để thống trị tất cả? – Phần 1

Mọi người đang đặt ra câu hỏi: Liệu thế giới có sẵn sàng cho Blockchain? Nhưng quan trọng hơn cả đó là, liệu Blochain có sẵn sàng cho chúng ta?

2017 là năm mà công nghệ Blockchain đạt được sự phổ biến trong nhận thức của xu thế chủ đạo. Trên thế giới, các chủ đề hot nhất hiện nay đó là “Bitcoin có phải là một bong bóng”, và “Tôi có thể kiếm Ripple ở đâu?” Nhưng mọi người đang bỏ lỡ vấn đề chính. Họ bỏ lỡ câu hỏi cơ bản mà tất cả chúng ta nên thắc mắc. Tôi không tin rằng mối quan tâm hiện nay nên xoay quanh vấn đề liệu Bitcoin có tồn tại sau vài năm nữa không. Mà câu hỏi thú vị hơn nữa đó là: “Blockchain thực sự thay đổi thế giới như thế nào?” Và kể cả câu hỏi này thất bại trong việc cân nhắc xem công nghệ Blockchain chúng ta có ngày nay thực sự có thể hỗ trợ các phần mềm ứng dụng có tính thay đổi thế giới này không. 2018 được tiên đoán là năm quyết định của Bitcoin, với rất nhiều dự án đang được tiến hành để đưa ra các sản phẩm hoặc phần mềm ứng dụng, và một loại tiền thuộc thể chế được chuyển hóa mới mẻ. Tuy nhiên thị trường đang tăng trưởng theo cấp số mũ này sẽ tiếp tục trở thành tiêu điểm cho dù Blockchain có thể hoặc sẽ hỗ trợ cho thế giới phân quyền hay không.

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu vô số các khái niệm và ý tưởng và đi sâu hơn vào một số khía cạnh của công nghệ. Tôi sẽ cố gắng để không bị lún quá sâu vào từng khái niệm riêng lẻ, vậy nên các bạn hãy thoải mái nghiên cứu kĩ hơn bất kỳ chủ đề nào mà chúng ta đi qua.

Công cuộc phát triển của Blockchain và Blockchain 2.0

Đầu tiên là Bitcoin. Nó thực sự đáng kinh ngạc. Quả là một cuộc cách mạng. Nó như là Steve Job ở trong tầng hầm của ông ấy, Neil Armstrong đi bộ trên mặt trăng, hay người nguyên thủy tạo ra ngọn lửa vậy. Nó là loại tài sản kỹ thuật số khan hiếm đầu tiên. Nó đã giải quyết được những vấn đề mà khiến các nhà phát triển vò đầu bứt tai trong nhiều năm liền. Nó là nền tảng cho một lớp tài sản hoàn toàn mới mẻ này. Tuy nhiên, giống với các sự phát triển tân tiến có tính cách mạng khác, công nghệ của nó bị hạn chế và chỉ tập trung vào các hoạt động giao dịch. Nó giống như việc nỗ lực để phát triển một phần mềm ứng dụng hiện đại trên Window 98 vậy. Sẽ không đời nào xảy ra đâu. Bitcoin hiện tại ch có ích dưới vai trò là một kho lưu trữ giá trị. Và điều này sẽ không thay đổi trừ khi những biện pháp đo lường triệt để được thực hiện.

Nếu Bitcoin đưa ra bản thiết kế chi tiết, sau đó Ethereum phụ trách vậy xây nhà. Thì căn nhà đó sẽ là một hợp đồng thông minh. Các hợp đồng thông minh (hay hợp đồng kỹ thuật số) đã mở ra cho Blockchain một thế giới mới của những tiềm năng và sự phát triển. Việc thi hành các hợp đồng thông minh đã đưa đến cho chúng ta cơ hội để cách mạng hóa thế giới, loại bỏ các bên trung gian, và cho phép việc tin tưởng trong thế giới kỹ thuật số của chúng ta. Ethereum là nền tảng mà trên đó dApp được phát triển, và sự khởi đầu của dApp (và đổi lấy token ERC20) đã sản sinh ra một nền kinh tế mới. Hiện nay, Ethereum đang thực hiện gần 85% tổng số dự án đáng giá, và sử dụng công nghệ Blockchain theo yêu cầu như nền tảng của mình.

Ethereum đã rất thành công trong việc tập hợp các tay chơi tài năng nhất của ngành công nghiệp. Cộng đồng Ethereum và Vitalik đã tiên phong cho tương lai của ứng dụng Bitcoin. Như đi kèm với lợi thế của người đi đầu là những sự thử thách không hề đơn giản. Hãy lấy công nghệ mang tính “thay đổi trò chơi” của chiếc điện thoại di động Sidekick năm 2000. Tại thời điểm đó, không có thanh niên nào là không có chiếc điện thoại này trong túi của mình. Có ai ngờ rằng màn hình cảm ứng đầu tiên lại biến Sidekick thành một bảo tàng đồ cổ. Không phải để nói rằng Ethereum vốn thuộc về bảo tàng, nhưng hãy nhớ rằng, một đàn mèo kỹ thuật số đã khiến Ethereum phải đầu hàng.

Sự nổi tiếng của Cryptokitties đã bùng nổ vào đầu tháng 12 và khiến cho mạng lưới Ethereum trở nên nghẹt thở. Với việc tăng 46% trong giá giao dịch trung bình từ ngày 28 tháng 12 đến ngày 12 tháng 12, tính cụ thể trong sự liên tục về mặt thời gian này chắc chắn là một bước đi dứt khoát cho thế giới Blockchain. Một mạng lưới Ethereum khập khiễng và đông đúc đang bắt đầu giống như một giấc mơ hão huyền trong con mắt của một số người. Liệu sự thổi phồng này có thể bị thay thế? Liệu Ethereum không phải là giải pháp cuối cùng cho thế giới phân quyền thực sự, hay cho “Internet 3.0”? Sự tranh luận này đã bị gạt ra từ một viễn cảnh tiên đoán về việc liệu Ethereum có thể thực sự trở thành một vị sứ giả của thế giới mới. Cùng thời điểm này, trong sự ngạc nhiên, Blockchain 3.0 đã bắt đầu tăng lên về sức kéo. Việc chạy thử đầy kinh ngạc của các dự án như EOS và Cardano thực sự rất có ý nghĩa. Chắc chắn chúng nên được biết đến nhiều hơn. Nhưng chúng ta sẽ đi sâu vào chủ đề này trong một lát nữa.

2017 là năm đầu tiên trên tờ lịch chủ đạo của Blockchain. Năm 2017 đã thấy một sự tăng lên đáng kể trên thị trường. Sự phát triển ngoài sức tưởng tượng trong các dApps. Những ý tưởng sáng tạo giải quyết một số những vấn đề lớn nhất của thế giới. Sự tăng lên về số lượng các sự án và nền tảng tuyệt vời đã cho thấy sự tăng lên đồng đều trong sự tự tin và sức mạnh của hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, cộng đồng cũng đang chật vật để thực hiện một đống các dự án và đưa nó vào sử dụng. Ví dụ đáng chú ý nhất đó là Ethereum. Chúng ta đã thấy rõ được rằng nền tảng với ứng dụng dựa trên lý thuyết được đưa ra nhiều nhất không có cách chính thức để thực hiện chúng trên một quy mô lớn.

Giờ chúng ta có một vài số liệu cơ bản, hãy dành vài phút để phóng to nó ra.

Câu hỏi trong tâm trí mọi người đó là liệu xã hôi của chúng ta có “sẵn sàng” tiếp nhận công nghệ Blockchain hay không. Những mối bận tâm được bắt nguồn từ việc nhận biết (sai lệch) về một ý tưởng quá khó hiểu về mặt quan niệm và mang nặng tính chất công nghệ.

Đối với câu hỏi này, mọi người và những bà mẹ của họ có những ý kiến khác nhau. Nhưng câu hỏi thực sự mà chúng ta nên hỏi đó là: “Liệu Blockchain có sẵn sàng cho chúng ta.”

Tôi hiểu rằng câu hỏi này có thể khá là rộng lớn. Vậy nên tôi đã chia nó ra thành 3 câu hỏi nhỏ mà tôi nghĩ có thể giúp chúng ta trả lời được câu hỏi chính.

1. Liệu Ethereum sẽ hoạt động?

Rõ ràng là Ethereum có những vấn đề mà nhiều platform thế hệ 3 đang phải nỗ lực để giải quyết – điều này có thể đòi hỏi chuyên môn, vậy các bạn hãy cố gắng cùng tôi nhé. Thiếu sót của Ethereum chính là các giao thức của nó. Trong thời điểm hiện tại, loại tiền tệ của Ethereum – Ether – đang được đào bằng cách sử dụng Bằng chứng xử lý (Proof of Work) – cùng một giao thức mà Bitcoin sử dụng.

Noam: Với Bằng chứng Xử lý, các máy tính trên mạng lưới sẽ cạnh tranh để giải các công thức toán học và có được quyền xác nhận các giao dịch vào Blockchain, và từ đó bảo vệ mạng lưới. Hai nhược điểm lớn nhất của giao thức Proof of Work (PoW) đó là mối nguy hiểm từ 51% số lượng tấn công và việc tiêu thụ năng lương to lớn đòi hỏi đến sự bảo đảm của mạng lưới. Vì những nguyên nhân trên, tôi nghĩ rằng PoW sẽ sớm trở thành một hệ thống lỗi thời, khi mà Blockchain chuyển hóa thành một giao thức mới có tên là Bằng chứng cổ phần (Proof of Stake)

Bằng chứng cổ phần (PoS) hoạt động tương tự như Bằng chứng xử lý (PoW) ngoại trừ việc thay vì các máy tính xác nhận mạng lưới và nhận phần thưởng tương ứng với các sức mạnh tùy vào máy tính của họ, thì PoS lại hoạt động qua những người nắm giữ token. Những người nắm giữ token có thể “đặt cọc” bằng token của họ (đặt cọc có nghĩa là tạm thời đặt token trong một hợp đồng thông minh khóa kín – cho đến khi việc đặt cọc kết thúc) và đổi lại, các giao dịch được xác nhận và nhận phần thưởng dựa trên số lượng token tương ứng được nắm giữ. Trong PoW, nếu bạn vận hành 5% tổng số máy tính trên mạng lưới, bạn có thể hy vọng có 5% phần thưởng block. Trong PoS, nếu bạn nắm giữ 5% số lượng token, bạn cũng có thể có được 5% phần thưởng block.

PoS đưa ra các giải pháp cho vấn đề đang gây khó khăn cho PoW – phần lớn không thực sự cần đến năng lượng để vận hành PoS – mà không phải can thiệp đến việc bảo vệ. Tôi có thể nói rằng nó thực sự cả thiện cho việc đảm bảo an toàn. Với Ethereum, và tất cả các giao thức PoW khác, thuật toán khó (mức độ khó thế nào trong việc giải công thức toán học) phải liên tục được cập nhật để có được phần cứng máy tính tốt hơn và những nhóm đào coin quyền lực hơn. Với PoS thì không cần đến những việc này nữa. Với Ehtereum, bạn có thể mua đủ phần cứng máy tính để đạt được 51% sự tấn công, kể cả sau khi can thiệp vào mạng lưới, bạn vẫn có thể có được tất cả các phần cứng đó và dùng chúng để tấn công các nền tảng PoW khác. Với PoS, vì bạn phải đặt cọc lượng coin của mình, nên bất kỳ hành vi sai trái nào cũng có thể dẫn đến việc mất hết toàn bộ số coin đã đặt. Vậy nếu bạn mua 51% số token, bạn có thể mất đi lượng đầu tư đáng kể ngay lập tức. Hơn nữa, chi phí để mua 51% số token trên mạng lưới đối với mỗi người là như nhau. Chi phí để nắm giữ 51% năng lực máy tính thì không được như vậy – dựa trên sự chiết khấu cho việc mua máy tính số lượng lớn cùng với giá điện siêu rẻ.

Quay trở lại với Lior: Các kiến trúc sư của Ethereum hiện tại đang cố gắng để biến đổi mạng lưới của nó thành một giao thức PoS. Tôi tin rằng đây là sự đảm bảo duy nhất của Ethereum nếu nó thích hợp. Mô hình hiện tại của nó không hề đưa ra nền tảng cần thiết nào cho hệ sinh thái công nghệ phù hợp cả. Để Ethereum hoạt động như một nền tảng cho toàn bộ các ngành công nghiệp, thì một sự nâng cấp kỹ càng là điều rất cần thiết. Nếu mục tiêu là sức chứa của Visa cho hơn 440,000 giao dịch mỗi giây, thì mạng lưới Ethereum sẽ không thực hiện được. Vitalik Buterin, thiên tài đằng sau hợp đồng thông minh đầu tiên, đang theo đuổi một giải pháp mà có thể khiến mạng lưới trở nên hơn cả điều không tưởng về mặt lý thuyết.

Để đảm bảo cho tuổi thọ của Ethereum trong một không gian phát triển có tính liên tục, các nhà phát triển đã đưa ra một số câu trả lời sau:
Raiden Network

Raiden Network là một dự án mã nguồn mở với mục đích hoạt động như một mạng lưới off-chain (gián tiếp) tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch token ERC 20 của Ethereum. Raiden Network sử dụng công nghệ kênh chính trị, kich hoạt các giao dịch gián tiếp của token trực tiếp. Các giao dịch này được thực hiện bằng cách gửi tín hiệu và gắn thông báo trực tiếp từ hai đối tượng (của một giao dịch) trong khi không có sự tham gia của Blockchain chính. Vì chỉ có hai đối tượng có quyền truy cập vào hợp đồng thông minh, việc giao dịch sẽ được miễn nhiễm với double spending (chi tiêu 2 lần cùng 1 số tiền), khiến nó trở nên an toàn như giao dịch trực tiếp. Nó cho phéo hệ thống điều chỉnh cùng với lượng người dùng. Điều này về cơ bản có nghĩa là càng nhiều người dùng trong hệ thống, năng suất càng cao. Năng suất ở đây được thể hiện ở tốc độ các node có thể mô phỏng lại một giao dịch, chứ không phải số lượng TPS. Tôi tin là Raiden có khả năng trở thành một tầng lớp quyền lực của hệ sinh thái Internet of Things (Internet vạn vật) và máy móc với máy móc (machine-to-machine). Các nhà sáng lập của nó so sánh Raiden Network với một Ngân hàng có thể đảm bảo rằng” một khi bạn nhận được một tờ séc Raiden từ một người nào đó, bạn có thể chắc chắn rằng tấm séc này là thật và bạn đã trở nên giàu có hơn so với vài phút trước.” Vậy là Raiden được báo chí đánh giá tốt, nhưng chúng có thể tiếp tục đến khi nào? Ngày hôm nay chúng vẫn đang trong sự phát triển với một khảo sát về hoạt động sẽ sớm được đưa ra. Vì vậy chúng vẫn còn rất xa để đạt được sự thi hành một giải pháo hiểu quả cuối cùng. Một bước lặp chắc chắn hơn của Raiden (mà chúng ta sẽ không đi sâu vào trong phần này), đó là Raidos, hiện đang trong kế hoạch nhưng vẫn không nằm trong sự phát triển.

Giao thức Sharding

Sharding là một đáp án khả thi khác để thức hiện hóa giấc mơ về Ethereum. Các giải pháp như Plasma (sắp tới), và Raiden Network là các giao thức lớp thứ hai, có nghĩa là chúng vận hành bên ngoài chuỗi Ethereum chính. Giao thức Shrading đang khắc phục cấu trúc của giao thức Blockchain “lớp lót”, nghĩa là nó đang ứng dụng trực tiếp vào chuỗi chính của Ethereum. Việc này giúp duy trì được một mạng lưới phân quyền hơn khi shrading yêu cầu phần trăm nhỏ hơn của node để giám sát và phê chuẩn cho các giao dịch, cho phép mạng lưới có khả năng xác nhận hàng trăm giao dịch cùng một lúc. Các kiến trúc sư của Ethereum chắc chắn rằng Shrading cùng với các giao thức lớp 2 như Raiden Network, sẽ hoạt động trong sự phối hợp tăng khả năng hỗ trợ của Ethereum đối với hợp đồng thông minh. Vấn đề thực sự về nhận thức của Ethereum đó là tất cả các node phải xác nhận từng giao dịch, làm chậm mạng lưới lại một cách tương đối. Mục tiêu của Ethereum đó là thực hiện hàng nghìn giao dịch mỗi giây trong tương lai gần, một cách trực tiếp, không cần đến các node chính hay bất kỳ điều kiện nào khác mà gây trở ngại cho sự phân quyền của nó. Vitalik Buterin tin rằng đây là một phần nằm trong giải pháp cho khả năng mở rộng hoàn thiện của Ethereum. Ông ấy nói khái niệm của shrading tương tự như việc có được hàng trăm vũ trụ khác nhau, nhưng lại độc nhất vô nhị. Có những Blockchain riêng biệt kết nối lại để chia sẻ sự đồng thuận. Can thiệp vào một trong những “thế giới” đó cũng có nghĩa là can thiệp vào tất cả các “thế giới” chia sẻ sự đồng thuận và sức mạnh ủy quyền. Về cơ bản Shrading đang thiết lập một “thế giới” mới, và nhiều hơn nữa, mà không ảnh hưởng đến chuỗi chính.

Một ví dụ đã giúp tôi hiểu hơn về khái niệm của Shrading mà không phải đi quá sâu vào chi tiết chuyên môn: Giả sử 3 node A, B, C phải xác nhận dữ liệu T. Thay vì từng node phải xác nhận tất cả dữ liệu, dữ liệu T sẽ được chia thành 3 phân đoạn: T1, T2, T3. Thay vì phê chuẩn một cách riêng biệt toàn bộ các dữ liệu, các node A, B, C xác nhận từng phân đoạn cùng một lúc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác nhận dữ liệu – làm giảm sự chậm chễ.

Plasma

Để hiểu rõ được Plasma, hãy nghĩ đến một mạng lưới Raiden, trong đó thay vì hỗ trợ các khoản thanh toán, nó sẽ tạo điều kiện cho hợp đồng thông minh. Ethereum, giống với các loại platform khác, đang khám phá ra các phương pháp để giảm lượng tắc nghẽn trong việc ghi chép và được phê chuẩn một cách trực tiếp trên chuỗi chính. Plasma phục vụ hai mục đích: mục đích đầu tiên là thay đổi toàn bộ sự tính toán của mạng lưới thành những format đơn giản hơn. Mục đích thứ hai là đưa ra một phương pháp để sử dụng token PoS cố định trên đỉnh Blockchain hiện tại kho mà mô hình mang tích thúc đẩy của PoW có khả năng khuyến khích việc chiếm giữ block. Hành động chiếm giữ block là khi mà một thợ đào giải được một block, nhưng lại không “phát hành” kết quả – do đó họ chiếm giữ nó từ mạng lưới. Plasma phối hợp với hợp đồng thông minh trên Blockchain chính bằng cách sử dụng các bằng chứng giả, một phương pháp giúp cho các node có khả năng tái xác nhận một chuỗi có sai hỏng. Việc này bảo vệ tính liêm chính cho chuỗi chính. Các bằng chứng giả thực hiện các giao dịch trên một Blockchain mẹ. Về cơ bản Plasma tạo ra “các chuỗi con” trên một chuỗi chính, mỗi chuỗi con có khả năng truyền đạt thông tin cho chuỗi mẹ. Giống với Raiden Network, Plasma là lớp thứ hai nằm trên lõi của Ethereum. Vitalik có niềm tin mãnh liệt rằng cùng với những sự thay đổi sắp tới, việc này sẽ đem lại sức sống mới cho mạng lưới Ethereum và kéo dài tuổi thọ của nó.

Kết luận

Liệu Ethereum có mở rộng quy mô một cách hiệu quả? Một câu hỏi nhức nhối khác đó là: liệu nó có thành công trước khi một platform thế hệ thứ 3 trở thành tiêu chuẩn mới cho một kết cấu Blockchain phân quyền? Với sự bổ sung “lớp lót” như Raiden Network và Plasma, và những thay đổi đến cấu trúc “lớp lót” (Shrading), có vẻ như Ethereum đang có một kế hoạch – một giải pháp khả thi.

Tuy nhiên, việc chỉ có được một lời đề nghị cũng sẽ không giải quyết được các vấn đề của Ethereum. Mối bận tâm lớn nhất của tôi đó là sẽ khó khăn cho Ethereum để thực hiện giải pháp này thông qua một hệ thống chính phủ phân quyền, cũng như một mô hình vốn dĩ đã không có hiệu quả. Thiếu đi việc đưa ra những quyết định mang tính tập trung, những thay đổi sẽ diễn ra chậm hơn. Những người đứng đầu của Apple quyết định thời điểm ra mắt iPhone tiếp theo. Ethereum lại không có được sự xa xỉ như vậy. Những thay đổi cần phải được thông qua và chấp nhận bởi mạng lưới, chỉ khi đó chúng mới có thể được thực hiện. Chúng ta vẫn chưa thấy những giải pháp điều chỉnh này thực hiện được những hứa hẹn từ những người đưa ra chúng. Nền tảng của Ethereum hiển nhiên đang trở nên suy yếu; hãy nghĩ các giải pháp mở rộng của Ethereum giống như việc tân trang lại một ngôi nhà cổ. Ethereum đang nâng cấp một căn nhà với một nền tảng yếu ớt, trong khi các platform thế hệ 3 đang nghiên cứu bản thiết kế chi tiết (của Ethereum) một cách cẩn thận, chọn mẫu đất mới, và thiết kế lại những chi tiết mà họ không thích.

Bài viết được dịch từ website hackernoon.com của Tác giả Lior M. Messika và Noam Levenson. Lior M. Messika là Founder của Eden Block và nhà đầu tư về công nghệ blockchain.

Xem thêm:

Sn_Nour

Theo Tapchibitcoin.vn

MỚI CẬP NHẬT

Các công ty khai thác Bitcoin Hut 8, Bitfarms và HIVE Digital báo cáo...

Vào sáng thứ 4, một số công ty khai thác Bitcoin giao dịch công khai đã báo cáo thu nhập quý 3, khi ngành...
MemeFi

Game Telegram MemeFi tăng phần thưởng airdrop trước khi snapshot

Game Tap-to-Earn trên Telegram, MemeFi, đang chuẩn bị ra mắt token sau nhiều lần trì hoãn và chuyển sang Sui Network. Chỉ hai ngày...

Người sáng lập Silk Road tin tưởng Trump sẽ “giữ lời hứa” về việc...

Ross Ulbricht, người sáng lập Silk Road, hiện đang thụ án tù chung thân tại nhà tù liên bang, vừa đăng tải trên mạng...
btc-quyen-chon

Việc đạt và giữ giá Bitcoin ở $100.000 phụ thuộc vào việc hết hạn...

Thị trường Bitcoin (BTC) đang chuẩn bị cho đợt đáo hạn hợp đồng quyền chọn trị giá 11,8 tỷ USD vào cuối năm, diễn...

Các nhà nghiên cứu Ethereum giới thiệu “cỗ máy thời gian” có thể biến...

Nhà nghiên cứu Ethereum, Vlad Zamfir, mới đây đã giới thiệu dự án Smart Transactions (STXN), một sáng kiến mang tính cách mạng, được...

CEO Hashkey cho biết chính quyền Trump có thể tác động để Trung Quốc...

Xiao Feng, CEO của Hashkey Group, tin rằng chính sách ủng hộ tiền điện tử của chính quyền Trump có thể tạo áp lực...
Giá Bitcoin tăng đẩy lợi nhuận của các ngân hàng lớn lên tới hàng tỷ đô la

Mức cao kỷ lục của Bitcoin đẩy lợi nhuận của các ngân hàng Phố...

Theo Forbes, các ngân hàng Phố Wall đang ghi nhận khoản lợi nhuận lên tới 1,4 tỷ USD sau cuộc bầu cử tổng thống...

Ví Phantom hệ Solana gặp sự cố “đặt lại ứng dụng” sau khi cập...

Phantom, nhà phát triển ví Solana nổi tiếng, đã cảnh báo người dùng về sự cố "đặt lại ứng dụng" (reset app) mà một...
doge-tang-gia

Giá Dogecoin (DOGE) có thể tăng thêm 1.000% khi tuân theo nguyên tắc biểu...

Dogecoin (DOGE) là một trong những tài sản có hiệu suất tăng mạnh nhất trong tháng 11, khi đà tăng tốc của nó càng...

Jito hệ Solana gặp sự cố ngừng hoạt động, tạm thời đẩy phí giao...

Giao thức cơ sở hạ tầng MEV hàng đầu của Solana, Jito, đã gặp sự cố ngừng hoạt động vào sáng sớm thứ Tư,...
Cardano

Cardano Foundation báo cáo tổng tài sản khoảng 478 triệu đô la vào năm...

Cardano Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy hệ sinh thái Cardano, đã báo cáo tổng tài sản khoảng 478 triệu đô...

Bitcoin ETF của BlackRock vươn lên top 1% chỉ trong 211 ngày kỷ lục

Quỹ iShares Bitcoin Trust (IBIT) của BlackRock đã vượt qua tất cả các quỹ ETF Bitcoin được ra mắt trong suốt thập kỷ qua...
VanEck giới thiệu SUI ETN

VanEck ra mắt SUI ETN cho các nhà đầu tư châu Âu trong bối...

VanEck, công ty quản lý tài sản toàn cầu và nhà phát hành Bitcoin ETF giao ngay tại Mỹ, đã chính thức ra mắt...

Mua Bitcoin spot vượt trội hợp đồng tương lai dù đòn bẩy đạt đỉnh

Hợp đồng vĩnh viễn Bitcoin (BTC) định giá bằng USDT hiện đang có dấu hiệu sử dụng đòn bẩy quá mức, với tỷ lệ...

Giá Coin hôm nay 14/11: Bitcoin lập ATH mới trên $93.000, memecoin bật tăng...

Bitcoin tiếp tục bật tăng mạnh mẽ thiết lập ATH mới trên $93.000, tuy nhiên, tài sản đã phải đối diện với áp lực...

Bitcoin có vượt $100K? 9 nhà phân tích chia sẻ dự đoán giá BTC...

Bitcoin đã tăng giá mạnh sau khi Donald Trump được bầu làm tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, tăng gần 30% và đạt...