Câu chuyện lừa đảo giả danh, mượn hình ảnh người nổi tiếng hoặc những nhà đầu tư có tiếng vốn đã rất quen thuộc trong thị trường cryptocurrency (hoặc các thị trường tài chính khác). Tuy nhiên, số lượng người bị lừa vẫn rất đông đảo. Mới đây, một vụ lừa đảo Bitcoin (giấu tên) đã bị phanh phui khi sử dụng hình ảnh của những nhân vật nổi tiếng như Dick Smith (doanh nhân người Úc và là người sáng lập Dick Smith Electronics), đạo diễn tài ba Mel Gibson, tỷ phú giàu thứ 18 trên thế giới David Koch và dẫn giả chương trình truyền hình Waleed Aly để tạo lòng tin cho công chúng.
Dù đã cẩn trọng nhưng nạn nhân vẫn sa vào bẫy của các dự án lừa đảo Bitcoin
John là một trong hàng trăm, hàng ngàn người bị rơi vào bẫy của các vụ lừa đảo trực tuyến, chuyên sử dụng danh tính của những nhân vật nổi tiếng. Ban đầu, người đàn ông 80 tuổi này cho biết ông không hề quan tâm đến dự án đó trên Internet. Tuy nhiên, khi thấy David Koch đang quảng bá cho dự án trên Facebook và doanh nhân Dick Smith cũng đang nói về nó, ông đã nghĩ “Điều này phải là sự thật”.
Và cuối cùng, hậu quả thương tâm là John đã bỏ ngay $ 500 vào dự án và được khuyến khích gửi thêm nhiều tiền mặt nữa.
Ông chia sẻ:
“Chủ dự án đã đưa cho tôi tất cả những số liệu về lợi nhuận, thông tin dự án,… Tôi nghĩ đó là sự thật và đã gửi tiền cho anh ấy. Sáu tuần sau, sau khi đầu tư hơn $ 80.000, tôi nhận ra đó là một trò lừa đảo khi không nhận được bất kỳ tiền lời nào. Hắn ta cứ liên tục hứa hẹn với tôi về số tiền đó. Cuối cùng, tôi đã liên lạc với ngân hàng và họ đã chặn tài khoản của tôi.”
John đã đến đồn cảnh sát, nhưng phía cảnh sát cho biết họ quá bận để giúp đỡ ông.
Ông chia sẻ đầy thương tâm:
“Tôi không biết đó là một trò lừa đảo. Tôi đã mất gần $ 82.000 và cảm giác như trái tim tôi đã bị xé toạc ra khỏi lồng ngực.”
Ông đã quá xấu hổ để theo đuổi vụ kiện này và tiếp tục hy vọng, bằng cách nào đó, John có thể lấy lại tiền của mình.
Chuyên gia an ninh mạng David Lacey cho biết, có khoảng 16 người mỗi ngày bị vướng vào các vụ lừa đảo Bitcoin như John và con số này đang ngày một gia tăng.
Ông cho biết:
“Chúng tôi đã chứng kiến mức tăng 27% trong ba tháng qua so với thời điểm này năm ngoái. Tôi đoán lãi suất thấp, các khoản thu nhập bị hạn chế và các căng thẳng tài chính đang thúc đẩy một số người chấp nhận rủi ro nhiều hơn so với trước đây.”
Trước thông tin hình ảnh mình bị sử dụng cho các mục đích phi pháp, Dick Smith đã nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát tiểu bang và liên bang, ra thông báo kêu gọi bọn chúng ngừng hoạt động lừa đảo. Tuy nhiên, kết quả lại không thành công.
Smith cho biết:
“Tôi không thể hiểu được tại sao cảnh sát cho rằng về cơ bản những nỗ lực ngăn chặn các dự án này là không thể dừng lại. Bởi lẽ, nếu các nạn nhân đã gửi tiền cho bọn chúng thì chắc chắn chúng ta có thể theo dõi nguồn tiền đó.”
Doanh nhân Dick Smith cho biết ông đã khuyên cảnh sát tiểu bang và liên bang cảnh báo về vụ lừa đảo này.
Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) cũng đã biết về vụ lừa đảo Bitcoin này.
“ASIC nhận thức được các chứng thực giả được sử dụng để hợp pháp hóa các trò gian lận. Việc sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng, các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ trong việc tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ tài chính là một trong những trò lừa đảo phổ biến.”
ASIC cho biết thêm:
“Những kẻ lừa đảo thường có trụ sở ở nước ngoài. Khi tiền được trả từ tài khoản hoặc thẻ tín dụng của Úc vào tài khoản Úc hoặc nước ngoài, nó thường bị xóa và chuyển trong vòng vài phút sang các tài khoản nước ngoài khác. Điều này có nghĩa là khi đã gửi tiền, việc lấy lại tiền đã mất gần như không thể. Nạn nhân nên liên hệ với ngân hàng của họ càng sớm càng tốt nếu họ nghĩ rằng họ là nạn nhân của một vụ lừa đảo. Họ cũng nên báo cáo vấn đề với cảnh sát.”
- Cơ quan chức năng Texas đã đàn áp một chương trình kim tự tháp Bitcoin lan rộng 170 quốc gia
- Hacker đã đánh cắp 336 Bitcoin từ sàn giao dịch Cashaa