Nếu bạn nhìn vào một thị trường bất kỳ thì bạn sẽ biết rằng trong đó có nhiều người chơi khác nhau. Một vài người trong số đó được gọi là những “con cá voi xanh”. Có thể hình ảnh trong tâm trí bạn về một con cá voi sẽ dựa trên một nhân vật hoạt hình của hãng phim Disney; một sinh vật to lớn, chậm chạp nhưng rất đáng yêu cộng thêm những đặc điểm tính cách rất mềm mỏng.
Nhưng thực tế lại khác biệt rất nhiều. Những con cá voi này là những thợ săn mồi cực kỳ thông minh, đôi khi chúng đi săn theo bầy. Một vài con cá voi săn những con cá hoặc hải cẩu nhỏ hơn, sử dụng chiến thuật săn bắt cực kỳ thông minh để thực hiện. Vì vậy, khi những con cá voi này tham gia vào cuộc chơi trên lĩnh vực kỹ thuật số, bạn nên cẩn thận.
Hãy nhìn qua những chiến thuật mà các con cá voi sử dụng trong lĩnh vực này. Điều này sẽ giúp bạn giải thích được vì sao đôi khi giá trên thị trường biến động lên xuống, khi nào nên kỳ vọng theo hướng hoàn toàn ngược lại.
Chiến thuật Pump and Dump (Bơm xong xả)
Một trong những chiến thuật phổ biến nhất chính là chiến thuật Bơm xong xả. Các cá voi có đủ nguồn lực để tiến hành bơm giá một cổ phiếu, coin hay token một cách có chủ đích. Vì không có giới hạn ở các sàn giao dịch kỹ thuật số nên điều này thường xuyên xảy ra. Đặc biệt với các chuỗi (chain) nhỏ mà có mức vốn hóa thị trường dưới 1 tỷ USD và những chuỗi có tương lai hứa hẹn.
Chiến thuật này rất đơn giản. Một con cá voi hoặc một tập thể sẽ bắt đầu bằng cách tiến hành mua vào với số lượng lớn. Điều này khiến cho giá tăng và tạo ra những biểu đồ nến có biên độ lớn. Đôi khi những người mua này làm lũng đoạn giá cả trong thời gian một vài ngày. Có một điểm cần đề cập ở đây chính là phần thưởng, đó là việc giá tăng luôn xảy ra vô hạn.
Sự gia tăng này sẽ luôn thu hút sự chú ý và bạn sẽ thấy kênh Telegram có những bài viết về những chuỗi này kèm theo những hình ảnh biếm họa về một quả tên lửa bay lên mặt trăng.
Bên cạnh đó, giá tăng cũng kéo theo nhiều nguồn tiền mới xuất hiện.
Đây chính là hiệu ứng FOMO (Fear of missing out: Sợ bị bỏ rơi hoặc bỏ lỡ), trong trường hợp này chính là sợ đánh mất những đồng tiền cơ hội, chính vì lẽ đó mà khiến giá tăng ngày một cao hơn. Đôi khi cấp độ tăng tính theo hàm mũ. Khi lợi nhuận biên cho việc dump đủ lớn, các cá voi sẽ bắt đầu bán tháo. Hành động này diễn ra theo từng đợt gọi là những làn sóng (wave).
Một làn sóng sẽ tối đa hóa lợi nhuận vì những đồng tiền mới sẽ nghĩ rằng đây chỉ là một đợt nhỏ giọt tạm thời. Và sau cùng những cá voi sẽ thoát ra được khỏi mớ hỗn độn này với số tiền trong tay và những người sẩy chân vào đợt bump này sẽ bị bỏ lại với tâm trí nôn nao. Điều này không hề tốt đối với niềm tin vào một chuỗi bất kỳ. Nhưng hãy nhớ chiến thuật này đặc biệt thành công với những chuỗi đang trên đà phát triển.
Chiến thuật này từng thành công với trường hợp của Neblio. Một chuỗi cực kỳ hứa hẹn với một lượng vốn hóa nhỏ. Chiến thuật bump và dump luôn bắt đầu với một sự kiện nào đó. Và trong trường hợp này chính là lần nâng cấp dev-4. Pump kéo dài 2 ngày và các làn sóng có thể nhìn thấy rõ ràng.
Bạn có thấy những biểu đồ nến khổng lồ trong lần pump ngắn trong bước ảnh trên không? Đó chính là lần bán rẻ mạt thứ hai. Mức giá sau cùng chạm đỉnh 65$ và một vài người mua vào ở gần mức giá đó. Các cá voi đã tạo được một lợi nhuận biên khá tốt ở đây.
May mắn thay vẫn còn một phần khá hứa hẹn. Những người mua vào tại thời điểm ATH (All Time High: Cao nhất trong chu kỳ) và giữ những token đó sau cùng sẽ có thể lấy lại được tiền. Nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra trong giai đoạn đổ vỡ xảy ra vào ngày hôm qua và ngày trước đó nữa, những người bị nạn đã lấy lại được tiền. Neblio là chuỗi duy nhất giữ mức ổn định khi so sánh với USD. Đây chính là điều đặc biệt.
Điều này cũng có nghĩa rằng nhưng holder của Neblio thật sự tin tưởng vào chain này và không dễ dàng bán ra những token của mình. Thậm chí khi mọi diễn biến xấu sắp sửa xảy ra. Nếu bạn xem trang Telegram trong giai đoạn đang xảy ra đổ vỡ thì đây trông như một bãi chiến trường đang những gì “This is Sparta”. Ý của tôi là có rất nhiều căng thẳng khi quyết định không bán tháo trong những sự kiện như thế này.
Chiến thuật chặn bán ( Sell wall )
Một chiến thuật đòi hỏi phải có nguồn tiền lớn và kiến thức thị trường sâu rộng chính là chiến thuật chặn bán. Thường áp dụng với những chain mà sẽ hầu như chắc chắn trong tương lai sẽ có một sự gia tăng khổng lồ về giá trị ở tương lai gần. Tương lai gần ở đây có nghĩa là trong một vài tháng tới.
Các cá voi sử dụng chiến thuật này luôn có những thông tin thâm nhập sâu và biết trước khi một thị trường sụp đổ, đó là những gì sắp sửa thay đổi.
Cách thức những cá voi này tạo ra lợi nhuận chính là mua vào ở mức thấp và tích lũy. Vị thế càng lớn thì khả năng kiểm soát mức giá càng cao.
Cách thức ở đây chính là luôn giữ cho giá ở mức thấp một cách có chủ ý. Họ làm như thế nào? Câu trả lời chính là bằng cách dựng lên các lệnh chặn bán (các chốt chặn). Những thứ như thế này rất dễ nhận thấy ở những biểu đồ có chiều sâu. Những chốt chặn bán ra đưa giá thấp xuống.
Một đợt bán rẻ trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số chính là một sự kiện quan trọng mà không thể khiến mức giá thay đổi. Điều này sẽ khiến các holder bực bội và họ sẽ cố gắng bán hết với mức giá thấp hơn kỳ vọng. Chính vì vậy mà các cá voi có thể tích lũy ở mức giá thấp.
Ngay khi có một thông báo chuẩn bị đưa ra, các chốt chặn bán này sẽ được gỡ xuống. Động thái này sẽ gây ra đợt tăng giá cực kỳ lớn vì thị trường đã được thả tự do. Một lần nữa, những ảnh hài/chế về một chiến Lamborghini trên Mặt trăng sẽ xuất hiện trên các diễn đàn kèm theo dòng tiền đổ vào. Và do đó, đây thường là kết quả của việc pumping và dumping. Vì họ (những cá voi) có vị thế và sức ảnh hưởng lớn nên họ có thể thực hiện chiến thuật này trong một thời gian dài.
Ứng dụng thành công của chiến thuật này đã và đang xảy ra với VeChain. VeChain thường có những chốt chặn bán khổng lồ được dựng lên trong nhiều tuần lễ. Giá chỉ tăng một tí và không giống với thực tế giá trên thị trường. Các chốt chặn này rất lớn, có thể thấy trong ảnh trên.
Đôi khi chúng biến mất một cách chóng vánh và thị trường bắt đầu leo dốc. Những gì bạn thấy bây giờ chính là mặc dù thị trường đã được thả tự do nhưng những chốt chặn này vẫn có thể được dựng nên một lần nữa.
Điều tốt đẹp ở đây chính là bây giờ bạn có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách mua vào. Mức giá sẽ dần tăng theo thời gian. Nếu bạn giữ nguyên thế của mình, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.
Và phần thưởng với VeChain có lẽ sẽ rất lớn. Tất cả những tín hiệu dù ít hay nhiều đều hướng về điều đó. Các hợp đồng Chính phủ, công nghệ hứa hẹn, hướng đi bên trong,…Nếu thật sự chính phủ Trung Quốc hỗ trợ toàn bộ cho VeChain thì bạn dường như đang bị đánh lừa trong năm nay. Đây có thể là khoản đầu tư có lợi nhất trong năm. Nhưng, như mọi khi, tất cả các mảnh ghép cần phải được đặt đúng vị trí và không có gì là chắc chắn.
Lũng đoạn thị trường hoàn toàn bằng những đợt tấn công ngắn hạn
Đây chính là một sự lựa chọn mang tính hạt nhân. Nếu một thứ gì có mức vốn hóa thị trường hơn nửa tỷ USD và có thể sẽ có hơn 1 nghin tỷ trong tương lai gần thì các người chơi tay to mặt lớn sẽ xuất hiện. Những người chơi này là những ngân hàng và các quỹ phòng hộ.
Họ có nguồn tiền khổng lò để làm lũng đoạn thị trường. Ở bất cứ thị trường nào mà họ đã có mặt và thị trường kỹ thuật sô không phải là ngoại lệ. Họ xuất hiện mặc dù họ tuyên bố rằng họ không có liên quan.
Nếu bạn muốn đọc sách để tìm hiểu về cách thức làm lũng đoạn thị trường thì tôi sẽ gợi ý để bạn tìm đọc cuốn “Flash Boys: Cuộc nổi dậy ở phố Wall”. Bạn đã biết thị trường bị lũng đoạn nhưng quyển sách này chỉ bạn thấy các ngân hàng và quỹ phòng hộ này sẽ đi xa như thế nào để tạo ra lợi nhuận cho chính mình.
Bởi vì không có sự hạn chế nào trong lĩnh vực kỹ thuật số nên các cá voi đều có phần của mình trong bữa tiệc này. Nếu bạn nhìn vào những đợt sụp đổ gần đây thì tất cẩ đều trông có vẻ hơi kỳ quặc, không bình thường. Chúng ta đều biết rằng thị trường kỹ thuật số có một đợt điều chỉnh mỗi một tháng rưỡi. Thường thì đợt sụp đổ chỉ kéo dài một ngày. Lần này thì phải mất hơn 2 ngày để chạm đáy.
Điều kỳ lạ ở đây chính là:
Đợt điều chỉnh được tạo ra bởi các người mua tận dụng đòn bẩy với sự can thiệp lỏng lẻo (như mọi khi) chỉ mất một ngày. Vào cuối ngày (theo mốc thời gian Châu Âu), thị trường trở lại bình thường (như mọi khi). Sau đó, Bitcoin bắt đầu sụp đổ không hề được dự báo hay kỳ vọng trước. Và ý tôi sụp đổ đây là sụp đổ một cách hoàn toàn. Bởi vì sự chi phối toàn bộ thị trường của đồng tiền này nên các Altcoin khác cũng bắt đầu tụt giá theo.
Nếu bạn đang nhìn vào những biểu đồ, bạn có thể có nhiều chốt chặn bán được dựng lên khiến giá leo dốc. Điều này tạo nên một đợt bán tháo hoảng loạn. Thậm chí những trader giàu kinh nghiệm cũng ngạc nhiên và sửng sốt trước sự kiện này.
Vòng xoáy này kéo dài thêm một ngày khác. Bitcoin đạt mức mà bản thân nó chưa từng có trong suốt đợt điều chỉnh tháng 12 và giữ nguyên như thế. Khoảng 10k điểm điểm đi xuống thậm chí thấp hơn con số đó. Vào cùng ngày, nhiều vòng quay FUD được hình thành. Lệnh cấm của Trung Quốc, các mặt báo với tiêu đề về sự chấm hết của thời kỳ kỹ thuật số và những thứ tương tự xuất hiện.
Đối với tôi, điều này thường là dấu hiệu cho một đợt tấn công ngắn hạn đang diễn ra. Tuy nhiên, tôi không thể xác định chính xác khi nào thì nó sẽ diễn ra. Đã có nhiều tin đồn về tương lai của Bitcoin nhưng chúng ta cũng có nhiều tin đồn trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số.
Nhưng rồi sau đó điều này xảy ra. Các hợp đồng tương lai có một ngày đáo hạn và khi ngày đó trôi qua, thị trường bắt đầu đi lên vào đúng ngày đó. Vấn đề ở đây là, không hề có những thứ gì là trùng hợp ngẫu nhiên trong trading.
Không có gì là trùng hợp. Bạn không thể ngẫu nhiên bán một thứ gì đó cho một người nào đó. Luôn có một lý do đằng sau mỗi giao dịch. Và lý do trong trường hợp này chính là lợi nhuận biên 15000 BTC/USD của các hợp đồng tương lai.
Chính vì vậy, các chàng trai to lớn làm lũng đoạn thị trường để gia tăng lợi nhuận cho chính mình một cách có chủ ý, làm cho giá trị của BTC trên thị trường giảm sút. Chúng ta biết rằng luôn có những tay chơi lớn với thế lớn trong Bitcoin (mặc dù bản thân những người này phủ định vấn đề trên).
Chúng ta cũng biết rằng các sàn giao dịch lớn đề nghị các dịch vụ gọi là “dark pool” (tạm dịch là giao dịch khối lượng lớn trong bóng tối) cho các người chơi này để ngụy trang ai mới là người đứng sau một giao dịch (Bạn có thể tìm đọc cuốn Flash Boys mà tôi có đè cập ở trên). Và chúng ta cũng thấy rằng thời gian được canh một cách chuẩn xác. Khi một thứ gì đó trông có vẻ và ngửi có mùi của một đợt tấn công ngắn hạn thì đó thật sự là như vậy.
Vì vậy, chúng ta đang chờ đợi một năm đầy biến động với nhiều chu kỳ bùng nổ. Hãy cẩn thận vì đây là những thứ hoàn toàn không có sự can thiệp của chính phủ và để đứng trên đỉnh đòi hỏi phải có thần kinh thép.
Thậm chí với những kiến thức tốt nhất bạn vẫn có thể phạm sai lầm. Rất khó để nhận ra liệu một cá voi có đang kiểm soát mức giá trên thị trường hay đó chỉ là xu thế lên xuống tự nhiên của thị trường. Nhưng hay để ý những động thái nguy hiểm.
Đừng bao giờ theo những chain mà có số tăng trưởng theo hàm mũ trong một ngày bởi bạn có thể chính là người đang mua vào ở một đợt ATH được tạo ra một cách có chủ ý. Hãy nghĩ đến đối tác kinh doanh của Warren Buffet từng nói: “Chúng tôi có thể đã bỏ lỡ Amazon và Google nhưng chúng tôi đã không bỏ lỡ những thứ khác…”
Theo Tapchibitcoin.vn