Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã dành một phát biểu đầy thịnh tình cho công nghệ blockchain, ca ngợi tính ứng dụng rộng rãi của nó. Mặc dù không đề cập trong bài diễn văn của mình, nhưng kết quả của sự tích cực này là việc chính phủ sắp cho ra mắt sản phẩm đánh giá lòng trung thành của các Đảng viên đảng cộng sản.
Ứng dụng mới này cho phép các thành viên của Đảng Cộng sản cam kết trung thành với chính phủ cầm quyền bằng cách ghi lại lý do họ gia nhập Đảng. Những lý do này sau đó được lưu trữ trên một sổ cái blockchain bất biến, nhưng minh bạch.
Điều này cho thấy một thực tế là Trung Quốc rất “hai mặt” với công nghệ blockchain. Một bên họ ủng hộ ổ cái bất biến và những khả năng của nó nhưng chủ động trốn tránh hệ thống kinh tế phi tập trung đã sinh ra nó. Lý do chính là để họ có thể thu được nhiều quyền kiểm soát hơn từ công nghệ.
“Chuỗi Khát Vọng”
Nền tảng này được gọi là Lian Shang Chuxin, dịch nôm na thành “Chuỗi khát vọng”. Nó được ví như ứng dụng Study Xi Strong Country nổi tiếng lấy cảm hứng từ những lời dạy của ông Tập.
Không có gì ngạc nhiên khi nền tảng này được giới thiệu bởi tờ Nhân Dân Nhật Báo (The People’s Daily). Đây là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng cầm quyền, nó ra mắt vào thời điểm sự phát triển của các dự án blockchain do nhà nước tài trợ đang tăng lên. Ứng dụng này không khác là mấy so với đồng tiền điện tử do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) phát triển.
Đây có thể không phải là ứng dụng blockchain cao cấp hoặc tiên tiến nhất, nhưng nó vẽ ra một bức tranh khá sống động về cách chính phủ Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ như thế nào. Với “Chuỗi Khát Vọng”, blockchain được sử dụng để lưu trữ những lý do trong một viên nang ảo có thể được mở ra một năm vài lần vào các dịp như ngày nhập Đảng hay đại loại thế.
Khát vọng blockchain của Trung Quốc
Những phát biểu gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình khiến thế giới tiền điện tử và blockchain rơi vào vòng xoáy. Sau khi loại trừ gần hết các hệ sinh thái blockchain, nay Trung Quốc lại xuất hiện một lần nữa trên bản đồ của công nghệ này.
Tuy nhiên, việc trở lại này không đồng nghĩa với việc chính phủ nước này sẽ đánh thức nền công nghiệp tiền điện tử. Luật pháp hiện hành vẫn đảm bảo cho Bitcoin và các token phi tập trung khác bị tiêu diệt trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng chính nhờ khoảng trống đó mà PBoC có thể nắm quyền kiểm soát khía cạnh công nghệ này với hệ thống Thanh toán kỹ thuật số hoặc tiền điện tử Trung Quốc (DCEP) của riêng họ.
Với Trung Quốc, blockchain là một công cụ để kiểm soát và cảnh giác trên toàn đất nước đối với công dân của mình. Các trường hợp như ứng dụng “Chuỗi Khát Vọng” không đáng kể trong công nghệ của họ, nhưng là bằng chứng cho thấy cách blockchain sẽ phải phục vụ như thế nào ở quốc gia này.
- Trader Trung Quốc cảnh báo dự án blockchain của Chính phủ không phải sự thừa nhận cho Bitcoin
- Tại sao các bình luận thân thiện với blockchain của Chủ tịch Trung Quốc lại quan trọng?
Nguyên Bảo
Tạp chí Bitcoin | Beincrypto