Fibonacci (1170 – 1250) là ai?
Ông tên thật là Leonardo Pisano, là một nhà toán học sống vào khoảng thế kỷ 12 tại Pisa (Italy). Ông đã khám phá ra dãy số Fibonacci (1,1,2,3,5,8,13,21,34,…) dựa trên những quan sát về Kim tự tháp Gizeh ở Ai Cập. Dãy Fibonacci có tỷ lệ 2 số liền kề nhau xấp xỉ 1,618 (hoặc nghịch đảo là 0,618). Tỷ lệ này được gọi là Tỷ lệ vàng (The golden ratio) hay PHI. Khi dùng trong PTKT, Tỷ lệ vàng thường được chuyển đổi thành 3 mức tỷ lệ: 38.2%, 50% và 61.8%.
Tuy nhiên, các bội số khác cũng có thể được dùng, như 23.6%, 161.8%, 423%,…
Dãy Fibonacci thường được ứng dụng trong PTKT dưới nhiều dạng: sự hồi lại, dạng cung, dạng quạt, dạng mở rộng và vùng thời gian. Nó hoạt động trên tất cả các thị trường và phục vụ nhiều mục đích khác nhau cho các trader, và tất nhiên, nó không chỉ dừng ở chức năng tìm kiếm các thời điểm đầu tư cũng như cắt lỗ tốt.
Vẽ Fibonacci Retracement
Thành thật mà nói, chúng ta không có một quy tắc cứng nhắc nào về cách sử dụng các công cụ Fibonacci khác nhau. Hãy nhớ rằng mức Fibonacci được dựa trên tỉ lệ phần trăm, có nghĩa là bạn phải linh hoạt khi vẽ chúng.
Điều đầu tiên bạn cần làm để sử dụng công cụ Fibonacci retracement là xác định một mức giá dao động giữa hai điểm trên biểu đồ để đo lường, ta gọi 2 điểm đó là A và B. Cả hai điểm này phải là đỉnh hoặc đáy trong biểu đồ, với giá dao động trong một xu hướng xác định giữa chúng, như trong các ví dụ dưới đây:
Tiếp theo, chỉ đơn giản là tìm công cụ Fibonacci retracement trong nền tảng biểu đồ của bạn, chọn điểm A và kéo công cụ đến điểm B.
Trong TradingView, công cụ Fibonacci retracement được tìm thấy trong thanh menu bên phải biểu đồ. Nhấp vào nút thứ ba từ trên xuống (nút pitchfork) và bạn sẽ có thể nhìn thấy nó trong số nhiều công cụ vẽ khác.
Một khi bạn đã tìm được đỉnh và đáy của thị trường, bước tiếp theo là xác định retracement point (điểm thoái lui) , chúng ta sẽ gọi là điểm C. Đây là điểm kết thúc của sự đảo chiều / retracement, và giá trở lại xu hướng trước đó (như giữa điểm A và B).
Dùng Fibonacci như các mức hỗ trợ / kháng cự
Điều quan trọng ở đây là sự biến động giá không nhất thiết phải đảo chiều ở mức Fibonacci. Tuy nhiên, các mức thường được hiểu như các mức hỗ trợ và mức kháng cự, nơi giá có thể đảo chiều. Điều này có thể thấy rõ trong hình ảnh dưới đây, chúng tôi làm nổi bật một số điểm mà mức Fibonacci đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự khi giá trở lại xu hướng ban đầu.
Từ đó, ta thấy rằng, đa phần các Fibonacci Retracement được sử dụng như một chỉ số để bắt đầu đầu tư. Ví dụ, một trader có thể sử dụng các mức Fibonacci như mức re-entry (tái đầu tư) trong đợt rút vốn khi chúng ta đã rời khỏi điểm C và giá đang quay trở lại hướng ban đầu của nó.
Dùng Fibonacci như các mục tiêu lợi nhuận
Một cách sử dụng quan trọng khác đối với các mức Fibonacci là dùng để đặt lợi nhuận mục tiêu khi lướt sóng. Sau đó chúng ta quan tâm đến các Fibonacci extension (Fibonacci mở rộng) hơn là retracement.
Các quy tắc ở đây rất đa dạng với mỗi trader khác nhau, nhưng khi bắt đầu, mọi người đồng ý rằng một retracement 38,2 thường kết thúc ở mức Fibonacci extension 138. Tương tự, mức Fibonacci retracement 50, 61,8, hoặc 78,6 sẽ thường đi đến mức extension 161.
Ý tưởng cơ bản đằng sau việc sử dụng các công cụ Fibonacci là quan niệm rằng một phong trào đi ngược với xu hướng sẽ quay trở lại với xu thế tổng thể trên thị trường. Trong bối cảnh này, các con số Fibonacci có thể là một công cụ hữu ích để kết hợp giữa xu hướng ban đầu với xu hướng sẽ tiếp tục, ví dụ như kết hợp với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự chính hoặc các chỉ số kỹ thuật khác. Bằng cách này, chúng ta sẽ có một cách tiếp cận đúng đắn hơn để sử dụng các mức Fibonacci trong khi vẫn đảm bảo được các mức độ đang ở đâu và từ đó có thể dự đoán được các giá cả sẽ như thế nào.
- Jesse Livermore: Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán
- Những biện pháp bảo mật bạn cần phải biết trước khi trade coin
SN_Nour
Tạp Chí Bitcoin