Tám năm trước, Visa, Mastercard và PayPal, cùng nhau chiếm hơn 97% thị trường dịch vụ thanh toán toàn cầu, đã cắt tài trợ cho WikiLeaks (bạn vẫn có thể quyên góp cho hội Ku Klux Klan, Liên đoàn Quốc phòng Anh hoặc Sự thật về đồng tính luyến ái của người Mỹ). Việc phong tỏa này – được hỗ trợ bởi các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa – mang tính chính trị: WikiLeaks đã xuất bản tài liệu của Chelsea Manning, ghi lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của quân đội Mỹ và giết hại dân thường ở Iraq; chặn dòng tiền nhằm “bịt miệng” Julian Assange, mặc dù chỉ là tạm thời.
Điều gì đã có thể được thực hiện? Có lẽ đã đến lúc để một loại tiền điện tử xuất hiện, khoặc chiếc áo choàng và giải cứu thế giới? Rốt cuộc, triết lý của bitcoin, là nó sẽ loại bỏ bên trung gian, dù là chức năng nhà nước hay công ty, và nhận ra một tương lai triệt để, ví dụ như phụ nữ Afghanistan, bị cấm mở tài khoản ngân hàng, có thể làm việc và được trả bằng bitcoin.
Vào tháng 12 năm 2010 đã có rất nhiều sự nhiệt tình đến từ các cypherpunk đối với việc WikiLeaks liên kết với bitcoin trên trang web của họ để quyên góp. Trong một chủ đề hấp dẫn trên bitcointalk.org được sao chép trong cuốn sách này, Mike Gogulski đã viết rằng: “Mặc kệ các doanh nghiệp lớn đi! Google, Microsoft và Wal-Mart đều có thể bị “dính chưởng” bởi các hacker… nơi mà các hệ thống như bitcoin có thể hữu ích trong việc làm cho cả chính phủ và doanh nghiệp lớn trở nên không liên quan và lỗi thời.”
Tại sao tương lai “cấp tiến” lại không xảy ra luôn vào năm 2019 này? Một lý do là những kẻ thù của bitcoin luôn muốn đảm bảo rằng tương lai đó sẽ không bao giờ đến. Ví dụ như Chính phủ Ấn Độ từ chối công nhận bitcoin dưới dạng đấu thầu hợp pháp. Facebook đã từ chối quảng cáo tiền điện tử trong khi phát triển nền tảng riêng. Đầu tháng này, Facebook đã ra mắt đồng tiền điện tử Libra, giúp cho Mark Zuckerberg không chỉ có giá trị và quyền lực hơn nhiều quốc gia mà còn có thể tự in loại tiền tệ riêng.
Những gì còn lại là nỗi nhớ về quá khứ gần đây, khi sự sụp đổ của các những thực thể có quyền lực dường như có thể. Trên cùng một chủ đề năm 2010, một cypherpunk khác đã thêm vào: “Chiến thôi! Hãy khuyến khích Wikileaks sử dụng Bitcoin.” Nhưng điều đó đã không xảy ra. Satoshi Nakamoto, một người ẩn danh đầy bí ẩn, có thể không phải người Nhật mà có thể là người Anh, thậm chí có thể là một nhóm các nhà phát minh ra bitcoin, đã đưa ra lời cảnh báo: “Không! Đừng có mà chiến!… Tôi muốn WikiLeaks đừng cố gắng sử dụng Bitcoin. Bitcoin là một cộng đồng beta nhỏ trong giai đoạn sơ khai, sức nóng mà bạn mang lại có thể sẽ phá hủy chúng ta trong giai đoạn này.”
Bitcoin từ đó đã gây thất vọng khi những người cực đoan hy vọng nó có thể châm ngòi cho cuộc cách mạng. Mười năm trước, giao dịch bitcoin đầu tiên đã diễn ra. Kể từ đó, vận may đã được tích lũy (vào tháng 12 năm 2017 Nakamoto trị giá hơn 19 tỷ đô la, khiến anh ấy/cô ấy có thể là người giàu thứ 44 trên thế giới, trong trường hợp Satoshi là một người), và vận may đó đã không còn vào đầu năm 2018 khi bong bóng bitcoin vỡ.
Thất bại đó không chỉ thuộc về những kẻ thù của Bitcoin, mà cả nội bộ nữa. Quyền lực đối với mạng lưới Bitcoin đã tập trung vào tay một số ít người có sức mạnh tính toán và kỹ năng toán học đủ để khai thác bitcoin (khai thác liên quan đến việc sử dụng phần mềm chi phí cao để giải quyết các vấn đề toán học và các công cụ khai thác giúp bảo mật mạng Bitcoin bằng cách phê duyệt các giao dịch). Giống như Sex Pistols được kết nạp bởi doanh nghiệp mà họ đang tìm cách tiêu diệt, và giống như tầm nhìn của một mạng internet phi tập trung, không bị kiểm duyệt, được thành lập với sự thương mại hóa của nó, vì vậy Bitcoin đã được chiếm đoạt bởi những người mà nhà kinh tế Nouriel Roubini gọi là “Những kẻ lừa đảo”. Thứ đáng để cứu rỗi không hẳn là Bitcoin, mà là tầm nhìn của Nakamoto dành cho Bitcoin. Giống như đặc vụ FBI Fox Mulder trong The X-Files, Nakamoto không tin tưởng một ai cả và triết lý đó đã khẳng định phát minh của anh ấy/ cô ấy/họ. Trong bitcoin, bằng chứng mật mã nhằm thay thế niềm tin không chắc chắn của con người vào các tổ chức.
Khái niệm phức tạp nhưng tinh tế của blockchain chính là chìa khóa cho điều đó: số tiền mà các giao dịch được xác minh nhưng chưa được xác nhận sẽ được tổng hợp thành một khối được lan truyền trên mạng của người dùng và được thêm vào một nhóm các khối khác. Về mặt lý thuyết, Blockchain này được nắm giữ bởi tất cả các người dùng trong một “sổ cái phân tán”, điều này làm giảm nhu cầu cần có thẩm quyền của bên thứ ba.
Mục đích của cuốn sách nhỏ này là để giải thích cách thức hoạt động của blockchain và tại sao nó vẫn truyền cảm hứng được đến vậy. Nó bao gồm bài viết đột phá năm 2008 về Bitcoin của Nakamoto: “Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng,” một bản hướng dẫn bởi người hâm mộ blockchain Jaya Klara Brekke, cùng với các phụ lục, giới thiệu của James Bridle, và các bài tiểu luận có liên quan đến bitcoin với những nghiên cứu về mật mã học tại Bletchley Park đã giúp các đồng minh đánh bại Đức quốc xã. “Tôi muốn khiến bạn phải kinh ngạc khi bạn đọc lại white paper Bitcoin, giống như tôi đã làm,” Brekke viết. Đó là sự nguy hiểm và niềm vui của cuốn sách: bản hướng dẫn của Brekke thể hiện một sự pha trộn giữa nhuệ khí và một sự phấn khích, bên cạnh đó là sự lịch và tiềm năng chưa được thực hiện của ý tưởng của Nakamoto.
Bitcoin có thể đã từng nằm trong “thùng rác” của các sáng kiến cấp tiến vào năm 2014, nhưng ý tưởng blockchain về khuôn khổ tự duy trì để phát triển sự đồng thuận vẫn đáng để phát triển – và không chỉ thay đổi cách chúng ta chi tiêu. Trong thời đại “đáng thất vọng” của chúng ta, blockchain cho thấy một cách tốt hơn so với sự hoài nghi đơn thuần về các tập đoàn vi phạm nhà nước và vi phạm quyền riêng tư, mặc dù dường như nó vẫn chưa sẵn sàng để thống trị thế giới trong thời gian tới.
- 7 điều quan trọng cần biết về white paper Libra
- Người viết thuê White paper kiếm được $50.000 , nhưng hầu hết startup đều “đạo văn”
Diệu Anh
Tạp chí Bitcoin | Theguardian