Dash là một loại tiền điện tử quan trọng có lịch sử lâu dài. Khi Evan Duffield và các cộng tác viên của anh ấy bắt đầu dự án DarkCoin dưới cái tên X11, anh ấy đã đánh giá một số vấn đề với những gì anh ấy luôn gọi là “dự án Bitcoin”.
Quyền riêng tư là một tính năng, không phải là mục đích duy nhất
Một vấn đề mà Evan tin là có thể giải quyết được đó là tính bán-minh-bạch của blockchain. Sử dụng nhiều tính năng khác nhau, DarkCoin có thể gây khó khăn cho việc biết nhiều về một giao dịch nhất định trừ khi bạn tham gia vào trong đó.
DarkCoin đã trở thành “Dash”, từ viết tắt của “digital cash” (tiền kỹ thuật số) vào năm 2015. Duffield đã trả lời phỏng vấn với CCN vào thời điểm đó:
“Một trong những vấn đề mà bất kỳ dự án nào dựa trên Bitcoin đều gặp phải đó là khả năng bị tấn công 51%. Trong phiên bản mới nhất, Dash về cơ bản đã giải quyết vấn đề đó bằng cách phụ thuộc nhiều hơn vào mạng Masternode của mình bên cạnh các công cụ khai thác proof-of-work. Hiệu quả là toàn bộ mạng lưới có thể ngay lập tức xác nhận giao dịch.”
Giám đốc điều hành hiện tại của Dash Core, Ryan Taylor, đã nói với CCN rằng các tính năng riêng tư của Dash chỉ là một phần của trải nghiệm. Anh ấy thích xem dự án như một “trải nghiệm người dùng tài chính”. Anh nói:
“Các mạng Dash ngày nay không phải là một chiều. Dash mang đến trải nghiệm người dùng không thua kém ai trong không gian tiền điện tử. Giao dịch được thực hiện ngay lập tức, không tốn kém, và cực kỳ an toàn. Chúng tôi có mô hình quản trị và tài trợ hiệu quả nhất trong ngành, hoạt động lâu nhất trong ngành. Chi phí để tấn công mạng Dash thậm chí còn vượt xa cả Bitcoin vì những cải tiến bảo mật được giới thiệu gần đây.
Dash cũng đang cố gắng phát triển các trường hợp sử dụng thực tế, âm thầm tăng các giao dịch của chúng ta và trở thành người dẫn đầu trong các trường hợp sử dụng thực tế. Và bản phát hành tiếp theo của chúng tôi sẽ khiến mọi người choáng ngợp, tập trung hoàn toàn vào trải nghiệm người dùng và khả năng dễ dàng xây dựng các ứng dụng trên Dash.”
Với việc giới thiệu Masternodes, là các bên được giao có vai trò thiết yếu trong mạng Dash, hai loại giao dịch đã trở nên khả thi trên Dash: tức thời và “mơ hồ” (không rõ ràng).
Cả hai tính năng này đều chưa tồn tại trên Bitcoin và để tích hợp các giao dịch tức thời sẽ cần phải đại tu toàn bộ mạng lưới. Các giao dịch “mơ hồ” từ lâu đã có thể có trên Bitcoin thông qua các phương thức tương tự như được sử dụng trong Dash. Tuy nhiên, không phải chính khách cao tuổi nào cũng có tiềm năng về quyền riêng tư mà các dự án như Monero, Zcash và DAPS tích hợp ngay từ đầu.
Dash hướng đến việc duy trì sự trung thực cho các thợ đào
Sự thống trị của phần cứng ASIC tạo ra rủi ro tiềm năng cho hầu hết các blockchain proof-of-work, nhưng Dash là người đầu tiên giới thiệu một giải pháp quyết liệt được báo cáo là hoạt động tốt.
Tình huống: bất cứ lúc nào, một thực thể duy nhất có thể xoay xở để chế ngự mạng lưới và kiểm soát lịch sử của Bitcoin hoặc bất kỳ đồng coin proof-of-work nào khác.
Trong không gian tiền điện tử, điều này có thể có hậu quả tàn khốc. Nếu tình huống đó đủ vô lý, một người có thể gửi tiền vào một sàn giao dịch, bán coin, sau đó tổ chức lại blockchain để việc gửi tiền không bao giờ xảy ra.
Giải pháp Dash: Chainlock, một công nghệ giúp giao dịch được thực hiện chỉ trong vòng vài giây sau khi truyền đi. Sự nâng cấp này về cơ bản đã khiến cho “InstantSend” trở nên dư thừa, vì tất cả các giao dịch trên Dash sẽ được xác nhận trong cùng một khoảng thời gian. Taylor nói với CCN:
“Bằng cách dụng ChainLocks và InstantSend cùng nhau, mạng Dash cho phép các sàn giao dịch và người bán công nhận tài khoản người dùng ngay lập tức mà không gặp bất kỳ rủi ro nào, giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng bằng cách loại bỏ sự chậm trễ về tính hữu hạn của giao dịch mà Bitcoin và các mạng khác phải chịu. Nói tóm lại, chúng tôi đã tạo ra phiên bản đầu tiên của một loại tiền điện tử thực sự giống với tiền mặt. Chúng tôi bắt đầu thấy các sàn giao dịch hỗ trợ tính năng này trong tuần đầu tiên và người dùng của chúng tôi rõ ràng thích nó. Công nghệ này cũng cho phép các trường hợp sử dụng như giao dịch tại điểm bán, trong đó khoảng 97% tất cả các giao dịch vẫn diễn ra. Đó là lý do tại sao Dash được sử dụng thường xuyên hơn tất cả các loại tiền điện tử khác được kết hợp trên các nền tảng thanh toán như Anypay và CryptobuyerPay.”
Việc Dash chuyển sang bảo mật ASIC cũng có một số nhược điểm. Tại một thời điểm cách đây không lâu, một người dùng đã chỉ ra rằng một thợ đào duy nhất đã khai thác liên tục ít nhất một nửa khối Dash.
Không ngừng đổi mới
Trong Dash, các thợ đào chỉ nhận được 45% tiền thưởng khối và phí giao dịch. 45% cũng thuộc về Masternodes, trong khi 10% cuối cùng giữ cho sự phát triển của dự án và giữ cho Dash Core tiếp tục phát triển. Điều này đã hạn chế việc khuyến khích tấn công mạng và Masternodes sẽ khiến việc đó trở nên khó khăn hơn.
Hệ sinh thái Dash luôn khác biệt hoàn toàn so với Bitcoin và các dự án khác có năng lực kỹ thuật tương tự. Ở mức tối thiểu, cấu trúc quản trị phi tập trung của nó là phiên bản đầu tiên được Ethereum lập ra một vài năm sau đó – cho đến thất bại lớn.
Sự khác biệt có khiến cho một thứ trở nên tốt hơn không? Tất nhiên, điều đó là là do thị trường và người dùng quyết định.
- Singapore phát hành dự thảo mới về nguyên tắc thuế đối với tiền điện tử, lấy Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dash, Monero, Ripple và Zcash làm ví dụ
- Dash hợp tác với trò chơi game thực tế ảo Aircoins để tặng DASH cho người chơi
Diệu Anh
Tạp chí Bitcoin | CCN