Truy cập trang web của bất kỳ nền tảng giao dịch chứng khoán nào, như Nasdaq hoặc Sàn giao dịch chứng khoán New York đều có thể tìm thấy phí niêm yết cho các công ty mới. Hầu như không có bất kỳ tranh cãi nào về vấn đề này nhưng cũng không có nghĩa là điều tương tự cũng xảy ra trong không gian tiền điện tử. Nhiều báo cáo cho thấy các sàn giao dịch đang có những quyết định không rõ ràng về cơ cấu phí niêm yết của mình.
Lấy Blockstack làm ví dụ: Một hồ sơ gần đây của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã tiết lộ khoản thanh toán 250.000 đô la cho Binance trong niêm yết token STX. Tuy nhiên, gã khổng lồ sàn giao dịch đã phủ nhận các báo buộc rằng khoản thanh toán cấu thành nên phí niêm yết.
Một số sàn giao dịch lớn cũng nói rằng họ không có phí niêm yết, nhưng các báo cáo cho thấy có rất nhiều dự án bị tính phí đáng kể nhằm mục đích đưa token tiền điện tử của họ vào danh mục giao dịch. Các nền tảng khác cũng đang tìm cách kiếm tiền trên “mỏ vàng” được cho là tham gia vào wash trade, thu được khối lượng giao dịch giả và tính phí cao để có quyền niêm yết các token trên nền tảng của họ.
Thậm chí có ý kiến cho rằng một số sàn giao dịch tiếp tục pump các token này sau khi tính phí cắt cổ. Khi các token đạt đến một mức giá nhất định, một “bãi rác” khổng lồ sẽ xuất hiện và các sàn giao dịch sẽ tạo thêm lợi nhuận.
Phí niêm yết: có hay không?
Theo báo cáo vào ngày 28 tháng 10, hồ sơ SEC của Blockstack cho thấy Binance nhận được số tiền 250.000 đô la trên danh nghĩa là một “khoản thanh toán dài hạn” để STX được lên sàn trong một năm. Blockstack cũng sẽ thực hiện ba khoản thanh toán tương tự với 833.333 STX (hiện trị giá 250.000 đô la) để chi trả cho khoảng thời gian niêm yết ba năm cộng với phí marketing 100.000 đô la.
Blockstack cam kết sẽ thu phí khoảng 1,1 triệu đô la trong thời gian bốn năm. Điều này đặt một dấu hỏi lớn khi trước đó Binance tuyên bố rằng sẽ không tính bất kỳ khoản phí niêm yết Blockstack nào khi thêm STX vào nền tảng của mình.
Theo một phát ngôn viên của Binance, sàn giao dịch không tính bất kỳ khoản phí niêm yết Blockstack nào và “một khoản phí thanh toán dài hạn được Blockstack khuyến khích, đề xuất cho Binance để token được lên sàn. Đây là một khoản phí thanh toán mới được Blockstack đề xuất”.
Phát ngôn viên của Binance khẳng định việc thanh toán $ 250,000 là ý tưởng của Blockstack, điều này đã được chứng thực bởi CEO Blockstack Muneeb Ali: “Trong thỏa thuân của họ có một khoản phí được gọi là “phí tích hợp kỹ thuật”. Phí tích hợp kỹ thuật là 0 đô la như được tiết lộ công khai trong hồ sơ”. Người đứng đầu Blockstack tiết lộ thêm rằng thanh toán dài hạn là thỏa thuận duy nhất được công ty ông đề xuất. Theo CEO Blockstack:
“Việc thanh toán dài hạn nhằm mục đích đề phòng hệ sinh thái Blockstack bằng cách khuyến khích Binance niêm yết Stacks trong nhiều năm, phù hợp với sự tập trung dài hạn của chúng tôi. Phí marketing là một chiến dịch tiếp thị chung mà chúng tôi dự định sẽ theo đuổi, đó không phải là “phí niêm yết” mà là chiến dịch tiếp thị mà chúng tôi dự định triển khai trong tương lai gần”.
Binance đã không tính phí niêm yết token STX của Blockstack. Tuy nhiên, Blockstack đề nghị trả 250.000 đô la dưới dạng thanh toán dài hạn các token được lên sàn. Khi được hỏi về quy trình niêm yết tiêu chuẩn của nền tảng liên quan đến phí, đại diện Binance tiết lộ rằng sàn giao dịch không chịu trách nhiệm về phí niêm yết, mặc dù khoản phí thanh toán dài hạn không được niêm yết, thêm vào đó các phí niêm yết thường được tính toán để trang trải cho các chi phí tích hợp một token vào nền tảng.
Các sàn giao dịch nói gì?
Binance đã cập nhật phí niêm yết vào tháng 10 năm 2018, hứa hẹn sẽ đảm bảo tính minh bạch trong quy trình niêm yết altcoin. Vào thời điểm đó, gã khổng lồ sàn giao dịch tuyên bố sẽ quyên góp tất cả phí niêm yết cho tổ chức từ thiện thông qua Quỹ từ thiện Binance phi lợi nhuận. Binance giải thích rằng khoản thanh toán 250.000 đô la nhận được từ Blockstack không phải là phí niêm yết, có vẻ như sàn giao dịch đã không quyên góp số tiền đó cho từ thiện. Binance cũng có một khoản phí marketing, phát ngôn viên giải thích:
“Thanh toán tiếp thị nghĩa là các token gửi cho chúng tôi sẽ được sử dụng làm phần thưởng cho mọi chương trình khuyến mãi trên Binance.com trong tương lai và 100% sẽ được đưa ra cho người dùng như là phần thưởng, không giới hạn ở sự cạnh tranh thương mại, cộng đồng,… Binance không thu phí hoặc doanh thu từ số tiền này”.
Tuy nhiên, đại diện Binance đã tuyên bố rằng các khoản thanh toán đó không ảnh hưởng đến quyết định niêm yết token. CEO Binance Changpeng Zhao từng châm biếm :
“Chúng tôi không niêm yết shitcoin ngay cả khi họ trả 400 hoặc 4.000 BTC. Câu hỏi không phải là “chi phí để Binance niêm yết là bao nhiêu?” mà là “coin của tôi có đủ tốt hay không?” Đó không phải là phí, đó là dự án của bạn! Hãy tập trung vào dự án của riêng bạn!”
Những bình luận này được đưa ra sau khi Christopher Franko, người tạo ra nền tảng blockchain Expanse, tuyên bố một đại diện của Binance yêu cầu 2,6 triệu đô la để niêm yết token của dự án. Có rất nhiều câu chuyện tương tự trong đó các dự án tuyên bố sàn giao dịch đã tính phí cho họ lên tới 15 triệu đô la để niêm yết trên nền tảng của họ.
Binance DEX tính phí niêm yết tiêu chuẩn là 1.000 BNB. Trước năm 2019, CEO Binance tuyên bố rằng khoản phí này là cần thiết để nâng cao rào cản gia nhập tối thiểu trên nền tảng, ngăn chặn các token có ít hoặc không có khả năng phát triển kinh tế và kỹ thuật – thường được biết đến là shitcoins.
Ngay cả khi không có bất kỳ khoản phí niêm yết nào, các dự án thường phải đưa ra một số hình thức thanh toán tạm ứng trước khi token xuất hiện trên các nền tảng này. Sàn giao dịch nói rằng các khoản thanh toán này giúp họ tiếp thị việc niêm yết token mới cũng như quản lý các chi phí hành chính lặt vặt. OKEx, một sàn giao dịch lớn, không tính phí niêm yết. Nhận xét về vấn đề này, Andy Cheung, trưởng ban hoạt động tại OKEx cho biết:
“Chúng tôi không có phí niêm yết tiêu chuẩn. Một số chi phí của bên thứ 3 phải tuân thủ quy định pháp lý và thận trọng khi được niêm yết, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của cấu trúc và thiết kế token.”
CEO OKEx cũng cho biết thêm nền tảng này không tính phí tích hợp hoặc các khoản phí liên quan đến công nghệ khác, “chúng tôi tin rằng một sàn giao dịch nên hỗ trợ càng nhiều giao thức càng tốt thì mới có thể hỗ trợ nhiều loại token cho người dùng của mình. Chi phí mà chúng ta đang phải trả là thời gian thử nghiệm và tích hợp.”
Phát ngôn viên tiết lộ rằng Kraken không tính phí niêm yết hoặc phí tích hợp:
“Kraken duy trì một đánh giá niêm yết nghiêm ngặt kết hợp một nhóm các chức năng bao gồm Phát triển kinh doanh, Khả năng hiểu biết Kraken, Pháp lý, Tuân thủ, Sản phẩm và Kỹ thuật. Mọi thứ chúng tôi làm đều đã cân nhắc trong cách tiếp cận để thiết kế một quy trình sao cho hợp lí với các tài sản mới được niêm yết trên sàn giao dịch của chúng tôi.”
Phí niêm yết có phải là vấn đề gây tranh cãi?
Một số nhà phê bình phản đối sự tồn tại và tầm quan trọng của phí niêm yết trên các sàn giao dịch. Đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin đã phản đối các hoạt động của các nền tảng tập trung, ông hy vọng họ sẽ “burn in hell” (vùi dập trong địa ngục).
Vào thời điểm đó, phí niêm yết đắt đỏ đã khiến Buterin phàn nàn về các sàn giao dịch tập trung, thêm vào đó về cơ bản họ có quyền tạo ra hoặc phá vỡ các dự án tiền điện tử. Một số bên liên quan đến sàn giao dịch như giám đốc Binance đã yêu cầu Buterin chịu trách nhiệm về những ý kiến của ông, nhấn mạnh rằng các nền tảng tập trung đã đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của thị trường tiền điện tử.
Theo Cheung của OKEx, các nền tảng giao dịch tiền điện tử phải cân bằng giữa việc tham gia vào hệ sinh thái với việc duy trì tính toàn vẹn của quy trình niêm yết token của mình:
“Chúng tôi tin chắc rằng việc tiếp cận với các nhóm token chất lượng về lâu dài là chìa khóa thúc đẩy thành công một hệ sinh thái lành mạnh và cung cấp cho cộng đồng nhiều loại token bền vững, thú vị và hữu ích để giao dịch.”
Buterin không phải là người sáng lập tiền điện tử duy nhất phàn nàn về phí niêm yết. Trong tweet năm 2018, nhóm Bancor đã cáo buộc các nền tảng tính phí nhiều hơn các sàn giao dịch chứng khoán chính thống như Nasdaq.
Các tweet cũng đưa ra khối lượng giao dịch giả – một vấn đề không liên quan đến các cuộc thảo luận xung quanh phí niêm yết sàn giao dịch. Theo một số báo cáo, hầu hết các sàn giao dịch đều phóng đại số liệu khối lượng giao dịch của họ với hy vọng có được phí niêm yết cao hơn.
Bản chất của quy trình niêm yết trên các sàn giao dịch cũng được cho là dấy lên sự tranh cãi xung quanh vấn đề này. Trong trường hợp không có các thủ tục niêm yết được công khai – như thường thấy với các sàn giao dịch chứng khoán chính thống – những tin đồn và suy đoán sẽ là trung tâm của vấn đề nay. Theo người phát ngôn từ Kraken, các sàn giao cần phải dỡ bỏ bức màn quy trình niêm yết của họ:
“Điều quan trọng là rèn luyện thị trường về quy trình phí niêm yết. Khi một sàn giao dịch niêm yết tài sản mới, nó sẽ chịu rủi ro về tài chính, bảo mật và quy định liên quan đến việc niêm yết một tài sản”.
Có một cuộc tranh luận khiến những ý kiến của những người theo chủ nghĩa tự do trở thành cốt lõi của triết lý tiền điện tử. Về vấn đề này, sàn giao dịch tính phí tất cả – chứ đừng nói đến việc yêu cầu thanh toán bảy con số – là một thực tế không phù hợp với những người theo chủ nghĩa thuần túy tiền điện tử.
Do đó, mặc dù nó là tiêu chuẩn của các thỏa thuận niêm yết trên NYSE và Nasdaq có phí, nhưng sự tồn tại của các sàn giao dịch vẫn là một chủ đề gây nhiều bất bình.
- Sàn giao dịch tài sản Blockchain của KuCoin đã niêm yết Token giao dịch MVP của Merculet
- CEO LAToken bảo vệ niêm yết IEO “Spacex”
Thùy Ngân
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph