Sự phân chia của Bitcoin là một chủ đề gay go và gây tranh cãi cho những người đam mê tiền điện tử, nhà đầu tư và nhà quản lý để có thể đạt được đến sự đồng thuận. Tài sản kỹ thuật số đã được so sánh như một loại tiền tệ, hàng hóa, tài sản đầu tư hoặc thậm chí được cho là không có giá trị cơ bản. Tuy nhiên, từ góc độ của các nhà quản lý, Bitcoin chủ yếu liên đới và được nghiên cứu như một loại hàng hóa, đặc biệt là liên quan đến vàng. Trên thực tế, nhiều lần Bitcoin được gọi là loại “vàng mới” hay “vàng kỹ thuật số”.
Tuần này, khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran tăng mạnh, vàng đạt mức cao nhất trong 6 năm còn giá BTC tăng khoảng 20%. Do đó, các nhà phân tích đang cố gắng đánh giá lại mức độ mà các hàng hóa và các tài sản truyền thống liên kết với biến động giá dài hạn và ngắn hạn của Bitcoin.
Giá vàng và Bitcoin tương quan như thế nào?
Nhìn vào biến động giá của Bitcoin và vàng từ tháng 4 năm 2013 đến nay, người ta có thể thấy rằng vàng đã đạt đến đỉnh vào năm 2020, trong khi Bitcoin đạt mức giá cao nhất vào cuối năm 2017. Nhưng chúng có liên quan như thế nào?
Khi tính toán các mối tương quan cho toàn bộ mẫu (từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 12 năm 2019), giữa giá vàng và Bitcoin, dữ liệu cho thấy chúng có mối tương quan đáng kể ở mức 46,5%, với 0% không tương quan, 100% có nghĩa là nó hoàn toàn tương quan và -100% có nghĩa là nó hoàn toàn tương quan nghịch đảo.
Thật thú vị, khi so sánh tương quan về giá cả giữa năm 2018 và 2019, chúng ta có thể xác nhận rằng mối tương quan của giá tăng từ 60,3% trong năm 2018 lên 70,8% vào năm 2019.
Điều này đặt ra kịch bản rằng khi thị trường tiền điện tử trưởng thành, biến động giá bắt đầu giống với tài sản truyền thống. Mối tương quan giữa giá vàng trễ và giá Bitcoin cũng cho thấy sự tương đồng.
Hình 1: Giá vàng từ tháng 4 năm 2013 đến Giáng sinh 2019
Nhà đầu tư nên kỳ vọng gì tiếp theo?
Trong tuần qua, giá vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục với 1.606 đô la/ounce, giá vàng kỳ hạn và độ biến động cũng tăng. Đồng thời, Bitcoin đã tăng trên mức 8.300 đô la, đại diện cho mức giá cao nhất kể từ tháng 11 năm 2019.
Hình 2: Giá Bitcoin trong 7 ngày qua. Nguồn dữ liệu: Coinmarketcap
Hơn nữa, vào ngày 8 tháng 1, Bitcoin đã đạt được khối lượng giao dịch hàng ngày cao nhất (hơn 28 tỷ đô la), kể từ vụ sụt giá xảy ra vào ngày 18 tháng 12. Nhìn vào độ biến động cao của Bitcoin được cung cấp bởi Coinmarketcap, người ta cũng có thể thấy các giá trị cao nhất là vào ngày 8 tháng 1 và ngày 3 tháng 1 kể từ ngày 18 tháng 12.
Hình 3: Khối lượng Bitcoin hàng ngày trong 7 ngày qua. Nguồn dữ liệu: Coinmarketcap
Hình 4: Độ biến động cao của Bitcoin trong 7 ngày qua. Nguồn dữ liệu: Coinmarketcap
Xét riêng về tương quan giá cả, các nhà đầu tư có thể bị cám dỗ để đưa ra kết luận rằng mối quan hệ giữa vàng và Bitcoin tồn tại. Tuy nhiên, dữ liệu không đủ để đạt được kết luận đó.
Còn lợi nhuận của vàng và Bitcoin thì sao?
Mối tương quan về lợi nhuận của hai loại tài sản yếu hơn nhiều so với tương quan về giá, với mức độ chỉ bằng 2,2% cho toàn bộ mẫu được nghiên cứu. Tuy nhiên, người ta có thể thấy sự tương quan gia tăng giữa giá BTC và vàng từ năm 2018 (8,7%) đến năm 2019 (12,5%).
Sự tiến bộ tương tự giữa năm 2018 và 2019 cũng được nhìn thấy khi xem xét tới lợi nhuận trễ. Nhưng trong trường hợp đó, mối tương quan trong năm 2018 là âm (-4,7%), cũng như kết quả của mẫu đầy đủ (-2,3%), nhưng dương vào năm 2019 (2,3%), có thể khiến các nhà phân tích từ chối đề xuất rằng lợi nhuận vàng được liên kết với hành vi của Bitcoin.
Liệu mối tương quan dẫn đến một kết luận đáng thất vọng?
Chúng ta hãy xem liệu lợi nhuận của vàng có giải thích đường đi nước bước lợi nhuận của Bitcoin hay không bằng cách thực hiện mô hình hồi quy. Khi phân tích mẫu về lợi nhuận này, các hệ số cho thấy rằng khi vàng tăng 1%, Bitcoin tăng 0,15%.
Tuy nhiên, những kết quả này không có ý nghĩa thống kê, điều này sẽ khiến một số nhà phân tích nói rằng người ta không thể xác nhận mối quan hệ dương rất nhỏ đó. Một mối quan hệ âm, mặc dù không có ý nghĩa thống kê, được tìm thấy khi hồi quy lợi nhuận Bitcoin so với độ trễ về lợi nhuận của vàng. Điều này một lần nữa có thể khiến chúng ta cho rằng hành động giá vàng không dự đoán Bitcoin.
Vậy còn dầu, mặt hàng lớn nhất thế giới?
Bitcoin đã được so sánh với các mặt hàng nói chung nhưng một số giả định cơ bản của nó – về nguồn cung cố định và độ biến động cao – gây ra những thách thức đối với sự phân loại khi so sánh với dầu.
Trong cuộc xung đột gần đây giữa Hoa Kỳ và Iran, giá dầu WTI đã tăng 2,86% trong khoảng thời gian từ ngày 2 tháng 1 đến ngày 7 tháng 1, trong khi giá dầu Brent tăng 3,9%. Giá dầu tương lai cũng có xu hướng tương tự.
Nhìn toàn cảnh vào kịch bản này và sử dụng khoảng thời gian mẫu như với vàng, dữ liệu cho thấy mối quan hệ âm (-13,5%) giữa dầu (WTI) và giá Bitcoin. Trái ngược với những phát hiện trước đó, sự phát triển của mối tương quan từ năm 2018 đến năm 2019 là âm – 22% vào năm 2018 và -3,7% vào năm 2019.
Về lợi nhuận, mối tương quan âm tương tự được chứng kiến trong mẫu đầy đủ (-2,5%) và trong năm 2019 (-3%). Một lần nữa, các mối tương quan trong năm 2018 tốt hơn so với các giai đoạn khác (1,8%), mặc dù chúng có cường độ rất nhỏ.
Nhìn vào lợi nhuận trễ của WTI, người ta cũng có thể quan sát các mối tương quan âm trong năm 2018 và 2019 nhưng tương quan dương rất bé đối với mẫu đầy đủ (3%), tốt hơn so với những gì chúng ta đã thấy trong lợi nhuận của vàng.
Hình 5: Giá dầu WTI từ tháng 4 năm 2013 đến ngày 25 tháng 12 năm 2019
Theo mô hình hồi quy về lợi nhuận của dầu WTI, một lần nữa người ta không thể tìm thấy kết quả đáng kể để xác nhận rằng dầu có thể là một yếu tố dự báo lợi nhuận của Bitcoin.
Về trường hợp của dầu, hệ số cho cả lợi nhuận bình thường và lợi nhuận trễ đều là âm, trong khi ở vàng, lợi nhuận bình thường hệ số là dương, cho thấy mối quan hệ hoàn toàn trái ngược giữa dầu và Bitcoin.
Hình 6: Lợi nhuận tích lũy khi đầu tư vào vàng, dầu và bitcoin trong mẫu tháng 4 năm 2013 cho đến Giáng sinh 2019
Bitcoin: nó là hàng hóa hay thứ gì khác?
Phân loại Bitcoin vẫn là một câu hỏi mở. Trong ngắn hạn và trong một tuần với sự bất ổn địa chính trị cao, Bitcoin và các mặt hàng như vàng và dầu đã hoạt động tương tự nhau. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán truyền thống là S&P 500 và DJIA đi theo hướng ngược lại.
Trong các khung thời gian rộng hơn, dữ liệu cho thấy không có nhiều mối tương quan giữa Bitcoin và vàng và thậm chí còn ít hơn khi so sánh với dầu. Điều này đặt ra câu hỏi khác khi so sánh Bitcoin với một mặt hàng truyền thống.
Về lâu dài, xem xét các mẫu được sử dụng trong Hình 6, BTC vẫn mang lại tùy chọn đầu tư tốt hơn cho các nhà đầu tư khi so sánh với đầu tư vào vàng hoặc dầu. Như đã báo cáo vào tháng 12, biến động giá Bitcoin đã lấn át tất cả các khoản đầu tư khác trong thập kỷ qua với mức tăng gần 9 triệu phần trăm.
Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến giá và lợi nhuận của Bitcoin vẫn chưa được kết luận. Đồng thời, Bitcoin có thể ngày càng được các nhà giao dịch coi là một tài sản không tương quan với các chỉ số chứng khoán truyền thống trong thời kỳ bất ổn kinh tế, hoạt động giống như một kho trú ẩn an toàn như tuần trước đã cho thấy. Như Tạp chí Bitcoin đã báo cáo trước đó, ngay cả các phương tiện truyền thông chính thống cũng tin vào ý tưởng rằng Bitcoin như một tài sản trung lập về chính trị.
“Không có sự can thiệp của nhà nước hay rủi ro địa chính trị, tiền điện tử trở thành ‘vàng kỹ thuật số’ trong bối cảnh căng thẳng Iran gia tăng”, ấn phẩm Nikkei Asian Review ghi lại trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran trong tuần qua.
Nếu Bitcoin được các cá nhân và tập đoàn chấp nhận, mối quan hệ nghịch đảo này với các thị trường và hàng hóa truyền thống có thể trở nên rõ rệt hơn trong tương lai. Liệu sự tiến hóa đó sẽ dẫn Bitcoin đến gần hơn với một loại hàng hóa, tiền tệ, hay chỉ là một tài sản đầu cơ – hoặc một loại tài sản hoàn toàn mới – vẫn cần phải xem xét.
Thủy Tiên
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph