Trong suốt năm qua, Ethereum (ETH) đã chật vật để thoát khỏi phạm vi giao dịch kéo dài từ 2.500 đến 4.000 USD, thể hiện sự kém hiệu quả so với Bitcoin và nhiều altcoin nổi bật.
Các chuyên gia nhận định rằng việc các quỹ phòng hộ tích cực gia tăng vị thế bán khống là nguyên nhân chính kìm hãm đà tăng trưởng của Ether. Trong khi Bitcoin và những cái tên như Solana đã liên tiếp lập đỉnh mới kể từ đầu năm, giá ETH hiện vẫn thấp hơn khoảng 80% so với mức cao nhất mọi thời đại là 4.800 USD vào tháng 11/2021.
Theo The Kobeissi Letter, sự trầm lắng của giá ETH phần nào phản ánh chiến lược bán khống mạnh tay của các quỹ phòng hộ. Báo cáo này cho biết:
“Vị thế bán khống Ethereum đã tăng 40% chỉ trong một tuần và tăng 500% kể từ tháng 11/2024. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các quỹ phòng hộ trên Phố Wall có tỷ lệ bán khống ETH cao đến như vậy.”
Điều này đã tạo áp lực lớn lên giá Ether, khiến nó không thể bứt phá khỏi phạm vi giao dịch dài hạn và lỡ nhịp với xu hướng tăng trưởng của bitcoin.
Khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng giá vẫn trầm lắng
Dù khối lượng giao dịch đã có hai đợt tăng đột biến trong thời gian gần đây, giá Ether vẫn không thể phục hồi. Đợt tăng đầu tiên vào ngày 21/1, ngay sau lễ nhậm chức của Donald Trump, khi thị trường phản ứng trước các khả năng thay đổi chính sách. Đợt thứ hai xảy ra vào ngày 3/2, khi Ether giảm sâu trong bối cảnh thị trường tiền điện tử lao dốc toàn diện. Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng giao dịch, Ether vẫn chưa thể lấy lại các ngưỡng giá quan trọng đã mất.
The Kobeissi Letter đặt câu hỏi: “Vì sao các quỹ phòng hộ lại quyết liệt bán khống Ethereum đến vậy?”
Nguyên nhân đằng sau làn sóng bán khống Ethereum
Theo Ilya Paveliev, đối tác sáng lập Arete Capital, những điểm yếu mang tính cấu trúc và xu hướng thị trường đang khiến Ethereum trở thành mục tiêu bán khống lý tưởng. Paveliev cho biết lực lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ – vốn từng là động lực chính thúc đẩy giá ETH – đang chuyển sang các nền tảng khác như Solana và Base, nơi có phí giao dịch rẻ hơn và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho memecoin và ứng dụng AI.
“Sự thất vọng ngày càng gia tăng đối với Ethereum Foundation – tổ chức bị cho là giàu có nhưng chậm đổi mới – khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng cạnh tranh của họ so với các blockchain khác. Trong khi đó, dòng vốn từ tài chính truyền thống vẫn chưa thực sự thừa nhận tiềm năng của Ethereum, thể hiện qua các dòng vốn ETF thấp hơn nhiều so với bitcoin,” Paveliev nói.
Một yếu tố khác gây áp lực lên Ether là sự sụt giảm nghiêm trọng trong khối lượng giao dịch NFT – lĩnh vực từng là động lực chính của hoạt động mạng lưới. Ngoài ra, Paveliev chỉ ra rằng Ethereum thiếu một đội ngũ phát triển kinh doanh tập trung. Điều này khiến nhiều giao thức lớn chọn chiến lược đa chuỗi (chain-agnostic) hoặc xây dựng blockchain riêng như Avalanche, thay vì tiếp tục gắn bó với hệ sinh thái Ethereum.
“Ethereum có thể dần được nhìn nhận như một loại hàng hóa, tương tự dầu thô, và sẽ giao dịch theo đơn vị Bitcoin thay vì USD, củng cố thêm quan điểm rằng Bitcoin vẫn là tài sản chủ đạo trong thị trường crypto,” Paveliev nhận định. “Nếu không đẩy mạnh các nỗ lực phát triển hệ sinh thái, Ethereum có nguy cơ rơi vào trạng thái trì trệ trong khi các đối thủ không ngừng chiếm lĩnh thị phần.”
Giá ETH hiện đang giao dịch quanh mốc 2.650 USD tại thời điểm viết bài, giảm 18% trong 30 ngày qua.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
- BlackRock âm thầm mua Ethereum – vì sao thị trường vẫn lo ngại?
- ETH có thể giảm xuống mức nào khi Trump công bố kế hoạch áp thuế đối ứng vào tuần tới?
- Các quỹ đầu cơ Phố Wall đang Short ETH ở mức kỷ lục – Short squeeze sắp xảy ra?
Thạch Sanh