Như Tạp Chí Bitcoin đã từng đề cập, Lê Quốc Hưng (Simon Hưng) – một nhân vật chủ chốt và là người đứng đầu bộ phận OneCoin Việt Nam – đã ra mắt một kế hoạch Ponzi tiền điện tử mới mang tên OneLink. Tuy nhiên, dự án này nhanh chóng thất bại và có lẽ Simon đang nỗ lực Marketing cho nó bằng cách liên tục đề cập đến quá khứ làm việc với OneCoin.
Thủ lĩnh Onecoin Việt Nam Simon Hưng
Bức tâm thư của Hưng hé lộ nhiều điều “thú vị” về OneCoin Ponzi
Hưng có một quá khứ khá hào hùng khi làm việc trong đội ngũ OneCoin. Ông được cho là đã gia nhập công ty một thời gian khá lâu sau khi dự án được thành lập. Là một công dân Việt Nam, ông đã kiếm được rất nhiều tiền bằng cách dụ dỗ nhiều nhà đầu tư Việt dấn thân vào OneCoin. Và điều này đã khiến ông từng bước dễ dàng trở thành một trong những người chủ chốt trong dự án. Thậm chí, kể cả khi các văn phòng của công ty bị cảnh sát Bulgaria đột kích, Hưng vẫn “bình chân như vại”, tiếp tục thúc đẩy hoạt động của OneCoin.
Ngay sau khi được bổ nhiệm làm nhóm trưởng cho dự án OneCoin Việt Nam, vào khoảng ngày 4 tháng 12 năm 2019, Hưng từng tuyên bố như sau:
“Bản thân tôi đã có cơ hội ngồi lại một cách chính thức với đội ngũ quản lý công ty OneCoin hiện tại để nêu ra các vấn đề còn tồn đọng trong dự án. Từ đó, chúng tôi mới đề xuất thêm một danh sách chi tiết về các kế hoạch liên quan đến những hành động cần thiết để tập trung vào phát triển dự án.”
Hưng tiết lộ rằng chính cuộc họp ngày hôm đó đã cung cấp cho anh ta nhiều thông tin chi tiết hơn về OneCoin, Đặc biệt là những điều mà anh cũng không hề hay biết trước đó.
Đầu tiên là về kế hoạch Marketing mới của OneCoin khi đó. Họ muốn dựng lên một câu chuyện rằng OneCoin là một Blockchain sở hữu 250 tỷ coin mới. Tuy nhiên, với Hưng, đây là một ý tưởng tồi tệ và không khả thi.
Ông cho biết:
“Ý tưởng điên rồ này sẽ gây tổn hại lớn đến lòng tin của các thành viên. Và rõ ràng Ruja đã đề cập đến trong sự kiện ở London vào tháng 6 năm 2016, thời điểm ra mắt blockchain mới với 120 tỷ ONE – một con số ấn tượng hơn nhiều với dự án blockchain đã đóng cửa là 2,1 tỷ ONE.”
Ông cho biết thêm:
“Việc gây tổn hại niềm tin đối với cộng đồng là một điều vô cùng sai trái. Và điều đó sẽ càng khó giải quyết hơn khi chúng tôi tự ý tăng hoặc thay đổi số lượng coin sau mỗi lần nâng cấp blockchain.”
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là OneCoin trên thực tế chưa bao giờ có một blockchain nào. Thậm chí, ngay đến anh trai của Ruja Ignatova là Konsstantin Ignatova cũng xác nhận thông tin này. Như vậy, lời nào của Hưng mới là đúng?
Ngoài các vấn đề về niềm tin, Hưng cũng bày tỏ lo ngại về việc OneCoin đang dự kiến bán thêm 130 tỷ coin.
Ông cho biết:
“Hiệu suất hoạt động của chúng tôi đã giảm mạnh kể từ năm 2018 đến nay. Với tình hình mạng hiện tại, tôi không thể tưởng tượng được chúng tôi sẽ mất bao lâu để bán được 130 tỷ coin khác trong thị trường cạnh tranh này. Rõ ràng, điều này khác biết rất nhiều so với năm 2014 – 2017.”
Nỗ lực Marketing của Hưng liệu có liên quan gì đến OneLink?
OneLink là người kế thừa tinh thần và bản sao 99,99% của OneCoin. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2020, dự án này bỗng nổi lên và bị phát hiện đã đăng ký theo tên miền onelinknetwork. Dù trên trang web không thể hiện bất kỳ điều gì liên quan đến Hưng nhưng vô tình, một ảnh chụp màn hình của một bài thuyết trình do Hưng thực hiện lại tố giác ông có liên kết gì đó nhất định với OneLink.
Sau khi rời OneCoin và thành lập OneLink, Hưng cho biết ông mất tinh thần khá nhiều vì thiếu sự giao tiếp giữa người với người.
Ông cho biết:
“Tôi đã đề cập đến một vấn đề cần giải quyết liên quan đến việc cải thiện giao tiếp giữa tôi với đội ngũ quản lý của công ty. Tuy nhiên, yêu cầu này thật sự không được hưởng ứng. Do đó, tôi đã bị shock.”
Sau đó, Hưng buộc phải tìm quản lý mới và bổ nhiệm Alex làm giám đốc điều hành bù nhìn của công ty. Và có lẽ bởi vì sự bù nhìn này mà dự án OneCoin lại bị lật tẩy là một trò Ponzi nguy hiểm, đầy rủi ro. Thậm chí đối với cả những người trong team, chẳng hạn như Hưng, ông ấy cũng không hài lòng với cách giải quyết của những người đứng đầu OneCoin và có quyền quyết định.
Có vẻ như dòng tiền đầu tư và dòng tiền vốn đang có biến chuyển khá rõ rệt. Trong đó, hai yếu tố này đã giảm mạnh sau khi thanh toán ROI bị dừng vào tháng 1 năm 2017. Như vậy, có thể nói OneCoin đang ở trong tình trạng khó khăn.
Thứ hai, ông cũng phụ trách làm việc với OneCoin, sở hữu khoảng 650 million Euro. Tuy nhiên, ông cho biết như sau:
“Số tiền này rất xứng đáng dành cho ai đó nhận được tiền thưởng kiếm được thông qua công việc khó khăn như là chuyên tâm quảng bá và bán sản phẩm OneCoin cho các nhà đầu tư mới.”
“High-tech” (trình độ về kỹ thuật cao) là thế nhưng OneCoin lại từ chối người dùng rút tiền mặt trong hơn hai năm qua thông qua rút tiền backoffice.
Ông cho biết:
“Ngay cả (nếu như) công ty đồng ý dành 50% doanh số bán hàng mới cho mục đích rút tiền mặt, liệu các bạn có muốn để tâm đến số tiền khổng lồ như thế này trong tình huống hiện tại không?
Bên trên là toàn bộ tâm thư từ chức OneCoin của Hưng vào ngày 1 tháng 4. Sau đó, nhiều người cho rằng anh ấy đã đăng ký tên miền (trên mạng onelinknetwork) vào ngày 5 tháng 3. Như vậy là đã đủ rồi nhỉ?
Nói thêm về nỗ lực Marketing OneLink gần đây của Hưng. Ông ấy đã cho ra mắt OneLink dưới dạng bản sao OneCoin Ponzi trong vài tuần sau khi từ chức ở OneCoin. Có thể thấy rõ việc chuẩn bị cho buổi ra mắt rõ ràng đã bắt đầu khi anh vẫn còn ở OneCoin. Kể từ khi ra mắt, OneLink dường như đã thất bại nặng nề. OneCoin vẫn đang sống tốt cùng với một nhà quản lý ẩn danh ở Bulgaria.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Simon Hưng, thủ lĩnh Onecoin Việt Nam ra mắt dự án đa cấp mới – Onelink
- Các mục sư của nhà thờ lừa đảo đã ăn cắp 2.3 triệu USD trên danh nghĩa những người quảng bá OneCoin