Jed McCaleb, một trong những người đồng sáng lập Ripple, đã bán 135 triệu token XRP trong vài tuần qua, và anh chỉ còn lại khoảng 30.5 triệu XRP trong tài khoản “tacostand” của mình, theo dữ liệu từ XRPScan.
Jed McCaleb – Nhà đồng sàng lập Ripple
McCaleb bắt đầu làm việc với Ripple từ năm 2011, là nhà đồng sáng lập khi công ty ra mắt vào năm 2013. Sau khi rời công ty vào năm 2014 để làm việc tại Stellar (XLM), anh đã được thưởng 8 tỷ token XRP vì vai trò sáng lập quan trọng của mình.
Doanh nhân này đã nhận tiền theo một lịch trình cố định và đã nói rõ qua XRP Talk, một diễn đàn dành cho các nhà đầu tư XRP rằng anh ta có kế hoạch bán số tiền mà mình nhận được, và quyên góp một phần quỹ cho các tổ chức từ thiện như Give Directly, Literacy Bridge, và những người khác.
Kể từ đó, McCaleb đã bán XRP theo định kỳ. Dữ liệu gần đây cho thấy, anh ấy đã bán được hơn 135 triệu XRP, trị giá gần 58 triệu đô la vào thời điểm báo chí.
Hiện tại, việc McCaleb bán XRP vào thời điểm giá của tiền điện tử này đang phục hồi sau một đợt bán tháo lớn kể từ vụ kiện của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chống lại Ripple. SEC đã cáo buộc Ripple và hai nhà lãnh đạo công ty “đã huy động được hơn 1.3 tỷ đô la thông qua một đợt bán chứng khoán kỹ thuật số chưa đăng ký, đang diễn ra”.
Giá của XRP đã đạt mức cao trên 0.7 đô la vào năm ngoái, trước khi giảm mạnh vì vụ kiện. Nó đã giảm xuống mức thấp nhất là 0.2 đô la trước khi phục hồi và nhờ những người ủng hộ pump giá, nó hiện đang giao dịch ở mức 0.441 đô la ở thời điểm viết bài.
Biểu đồ giá XRP | Nguồn: TradingView
Bản thân vụ kiện đã gây tranh cãi. Người sáng lập TechCrunch, Michael Arrington, đã đặt câu hỏi về vụ kiện chống lại Ripple. Họ cho rằng đạo luật Howey Test 1934 được sử dụng để xác định xem một tài sản có phải là chứng khoán đã quá lỗi thời.
Tuy nhiên, Arrington là người sáng lập Arrington XRP Capital, một nhà quản lý tài sản kỹ thuật số được ra mắt vào năm 2017 bằng cách sử dụng XRP để đầu tư vào công nghệ blockchain.
Trong khi hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Mỹ đã hủy niêm yết XRP vì vụ kiện, thì một số người khác đã đứng về phía Ripple, họ cho rằng động thái của SEC gây tổn hại cho các nhà đầu tư XRP.
Sàn giao dịch tiền điện tử Uphold đã chỉ ra rằng, mục tiêu của SEC là bảo vệ người tiêu dùng và tin rằng thật khó để thấy “cách một phán quyết khiến XRP về cơ bản là vô giá trị và gây thiệt hại hàng tỷ đô la cho các nhà đầu tư bán lẻ” sẽ phù hợp với mục tiêu đó.
Tháng trước, trả lời phỏng vấn với Tạp chí Fortune, cựu chủ tịch SEC Mary Jo White cho rằng quyết định kiện Ripple là một “sai lầm chết người” của cơ quan bà từng lãnh đạo.
- Ripple đấu với SEC: Tại sao đây là trường hợp rất khác với thất bại của Kik?
- Nhà phát triển được Ripple hậu thuẫn đưa ra đề xuất đưa NFT lên XRP Ledger
Ông Giáo
Theo Cryptoglobe