Bong bóng rõ ràng duy nhất xuất hiện trong không gian tiền mã hóa chính là cái này.
Sự gia tăng đáng kể gần đây trong giá trị thị trường của các đồng tiền mã hóa – đặc biệt là hai “gã khổng lồ” BTC và Ether – theo dự đoán đã gây ra rất nhiều mối lo ngại về một bong bóng. Đó là một bong bóng! Bong bóng!!! Bo-o-o-o-ng b-ó-o-o-o-ng! Thậm chí có nhiều cộng đồng crypto cũng đang cáo buộc các đồng tiền mã hóa khác là bong bóng.
Là một nhà kinh tế thị trường tự do, tôi thường hoài nghi về khái niệm bong bóng. Theo nghĩa thô và phổ biến nhất, nó ngụ ý rằng các tài sản đều có giá trị sẵn có, thứ mà chúng thực sự không có. Ngay cả những tài sản tài chính không có giá trị vốn có, bất chấp những nỗ lực tính toán nó bằng cách chiết khấu lợi nhuận dự kiến, bởi vì trong một nền kinh tế được định hình bởi sự không chắc chắn, không có cách nào để dự đoán chính xác các dòng doanh thu trong tương lai.
Ngay cả khi chúng ta coi một bong bóng là nơi mà một lớp tài sản được định giá cao hơn giá trị thị trường hợp lý của nó do ‘sự lạc quan quá mức’ của các nhà đầu tư bất thường (irrational investor), thì có một vấn đề mà một khi có người bắt đầu phân tích bong bóng lịch sử thực tế, họ có thể nhận thấy rằng những bong bóng không giống với những lời đồn chưa bao giờ tự phát sinh cả.
Thay vào đó, chúng thường xảy ra trước bằng những đợt sóng của việc thiết lập tín dụng nhân tạo, được kích hoạt bởi các ngân hàng trung ương và các điều kiện khác được tạo ra bởi chính phủ. Hãy lấy bong bóng mới nhất về tiền mua nhà làm ví dụ. Những người mua ngôi nhà thứ hai với các khoản thế chấp với số tiền đặt cọc bằng 0 sẽ không thể làm được điều đó nếu Fed không bơm một lượng lớn tiền mới cho các ngân hàng để cho vay, Fanny Mae và Freddy Mac đã không háo hức mua yêu cầu thế chấp từ ngân hàng, và người cho vay đã có một sự nhờ cậy hơn cả việc giữ nhà. Tương tự như vậy, bong bóng dot-com khét tiếng đã đi trước qua việc mở rộng tín dụng tương tự, và mức độ thích hợp cụ thể mà tín dụng nhân tạo đã bám sát được xác định theo hoàn cảnh thời gian.
Bây giờ, về nguyên tắc, giá cả và khối lượng giao dịch tăng lên trong không gian crypto có thể đã được thúc đẩy bởi một cơ chế tương tự. Tuy nhiên, điều này là không thể bởi vì các nhà đầu tư tổ chức lớn – thường là những người hưởng lợi lớn nhất của ngân hàng trung ương – phải đối mặt với rất nhiều quy định và những trở ngại để đầu tư vào tài sản mã hóa. Họ thường là những người có khuynh hướng “ngại rủi ro” (risk-averse), điều này không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nếu bạn nhìn vào những gì họ đã làm trong giai đoạn “bong bóng nhà đất” (housing boom), họ đầu tư vào thứ mà được hầu hết mọi người coi là một loại tài sản tương đối an toàn, chứ không phải là một công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, vẫn còn một số nghi ngờ mà mọi người có thể có mà tôi đang cố gắng trình bày và nhận định dưới đây.
Tại sao các loại tài sản lại được đánh giá cao như vậy?
Hầu hết các tài liệu về bong bóng có thể được thúc đẩy bởi sự hoài nghi tuyệt đối của mọi người rằng một tên miền có thể tồn tại, nơi nó có thể kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ trong thời gian ngắn. Khi Laszlo Hanyecz mua hai chiếc pizza với 10.000 BTC, 1 BTC thậm chí còn không bán ra nổi một xu. Giờ đây, 1 BTC có thể lên đến 3000 đô la.
Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì kì diệu về việc giá tăng cao như vậy cả một khi bạn hiểu được cách mà các doanh nhân, bao gồm các nhà đầu cơ tài sản kiếm tiền như thế nào. Cách duy nhất để một người đạt được trong một thị trường cạnh tranh đó là tìm một nguồn tài nguyên hiện đang bị định giá thấp, và sau này bán lại nó với mức giá cao hơn. Cho đến khi gần đây, đã xuất hiện một không gian rộng lớn chỉ để làm điều đó bởi vì có rất ít người biết về sự tồn tại của các đồng tiền mã hóa và đi theo sự tiến hóa của chúng.
Bạn có thể lập luận rằng sự làm giàu tuyệt vời của một vài chuyên viên máy tính thật không công bằng (đây là vấn đề cho cuộc thảo luận khác) nhưng không có gì thực sự bí ẩn về cơ chế này.
Giá tiền, tỷ giá hối đoái và các nguồn gốc của sự nghi ngờ
Một lý do chính đáng khác cho sự hoài nghi có thể phát sinh từ nhân tố như sau. Các đồng tiền mã hóa như BTC hay Ether đều có thể chia hết được. Bất kỳ lượng tiền nào trong số chúng đều có thể được sử dụng trong giao dịch, vậy tại sao không thể có trường hợp mà trong đó một lượng lớn của đồng tiền mã hóa có liên quan chỉ nằm “yên vị” trong ví của chủ sở hữu, trong khi chỉ một lượng nhỏ của nó lưu thông, và 1 BTC được giao dịch ở mức 1 đô la thay vì gần 3000 đô la?
Ở đây, mọi người cần phải hiểu rằng trường hợp của tiền mã hóa không phải vì lý do trên mà có sự khác biệt so với của các phương tiện trao đổi quen thuộc như đô la và euro và tỷ giá hối đoái của chúng. Đúng là chúng không mang nhiều “tính chia hết” nhưng không phải vì vậy mà một chai Coca-Cola phải có giá 1.80 EUR ở vùng Aix-en-Provence (Pháp) chứ không phải là 2 cent.
Hãy cùng xem xét tỷ giá hối đoái giữa ba loại tiền tệ và so sánh các cổ phiếu tài chính của chúng. Điều này tất nhiên sẽ là một sự phân tích sơ sài và chỉ thể hiện được bề nổi của tảng băng nhưng nó vẫn sẽ đủ để cho thấy rằng không có thứ gọi là phép màu ở đây cả.
Số liệu M2 mới nhất của Mỹ, Anh và EU tại thời điểm viết bài báo này là khoảng 13,5 nghìn tỷ USD; 1,66 nghìn tỷ GBP và 10,9 nghìn tỷ EUR. Tỷ giá hối đoái như sau:
USD/EUR – 0,89
GBP/USD – 1,27
GBP/EUR – 1,14
Đúng là tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD và EUR thấp hơn nhiều so với tỷ lệ giữa các cổ phiếu của chúng, nhưng khi xét đến nền kinh tế Anh tương đối nhỏ so với Mỹ và EU, thì các tỷ giá đó cũng là điều dễ hiểu. Và thật đáng kinh ngạc khi tỷ giá USD/EUR phù hợp với thực tế rằng tỷ lệ giữa các cổ phiếu tài chính của EUR và USD là 0,81, và cả hai nền kinh tế này đều có quy mô ngang nhau.
Như đã đề cập ở trên, dù phân tích này còn sơ sài nhưng bạn có thể thừa nhận rằng nó vẫn đủ để vén tấm màn bí ẩn về tỷ giá hối đoái. Và phân tích này đề cập đến một điều quan trọng cần xem xét. Mặc dù các đồng tiền liên quan có tính chia hết, một số trong đó không có tỷ giá hối đoái thấp. Lý do cho việc này là các holder của một loại tiền tệ sẽ không giao dịch với tỷ giá thấp nếu họ biết rằng có những người có thể đề xuất mức giá cao hơn và mọi người ở phía bên kia của thị trường phải chịu chi phí cơ hội để chờ ai đó chấp nhận mức giá thấp mà họ đề xuất. Không có lý do nào để tin rằng thực tế này sẽ không giữ cho các giao dịch từ tiền mã hóa sang tiền tệ fiat, miễn là các chủ sở hữu tiền tệ fiat phải chịu chi phí cơ hội từ việc chờ đợi.
Nhưng có phải tất cả các Crypto/ICO sẽ không thể thành công ?!
Phần lớn các hiện tượng nan giải khác được đưa ra bởi không gian crypto là những sự phục hồi toàn diện về giá cả. Điều này dường như gợi ý rằng mọi người chỉ mua bất kỳ loại tiền mã hóa nào họ có thể mà không cần phải nghiên cứu nhiều.
Tuy nhiên, lời giải thích thực sự có thể ít gây hoang mang hơn. Trong một tên miền được đặc trưng bởi sự đổi mới sáng tạo, sẽ không hề dễ dàng để dự đoán các dự án nào sẽ thành công và dự án nào thất bại. Do đó, một lượng lớn các phương pháp trial and error, và thất bại là điều không thể tránh khỏi. Điều này không làm cho tên miền đó trở thành một bong bóng.
Nhưng nếu giá của các đồng tiền mã hóa đồng loại giảm mạnh, thì chẳng phải điều này sẽ chứng minh chúng là bong bóng sao?
Chắc chắn có những rủi ro tiềm ẩn có thể được chứng minh là một trở ngại lớn cho toàn bộ không gian này. Ví dụ, nếu các nhà toán học bỗng nhiên tìm được một cách nhanh chóng để biến một lượng lớn thành số nguyên tố, hoặc nếu chính phủ cấm giao dịch sang tiền tệ fiat.
Tuy nhiên những sự kiện này dường như khó có thể xảy ra. Ví dụ, ngay cả với Internet các chính phủ về nguyên tắc có thể quyết định cắt cáp quang dưới nước nhưng điều này không có nghĩa là ngành công nghiệp Internet ngày nay là một bong bóng.
Theo TapchiBitcoin/keepingstock
Xem thêm:
Các nhà đầu tư mất hàng tỷ đô trong suốt cuộc đụng độ Bitcoin Cash
Hơn 100,000 miner Bitcoin đóng cửa trong bối cảnh xu hướng thị trường Bitcoin giảm