Bạn mới chân ướt chân ráo đến với thị trường crypto? Bạn mong muốn sẽ có lợi nhuận trong một thị trường đầy biến động này? Vậy thì điều đầu tiên bạn cần quan tâm chính là làm chủ nghệ thuật xác định mức hỗ trợ và kháng cự.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang nảy một quả bóng trong nhà. Có hai rào cản sẽ hạn chế việc bay và rơi của quả bóng – sàn nhà và trần nhà của bạn. Tương tự như vậy, trong giao dịch, những rào cản hạn chế sự dịch chuyển của hành động giá được gọi là hỗ trợ và kháng cự.
Những rào cản trong giao dịch có tác động lâu dài đối với một tài sản, vì hành động giá thường liên quan đến những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nếu nhà đầu tư quan tâm đến một mức giá nhất định là một điểm vào hoặc ra, nó có thể sẽ tiếp tục đóng vai trò như một rào cản đối với giá cho đến khi tất cả các nhu cầu tương ứng của họ được thỏa mãn.
Ngưỡng hỗ trợ
Ví dụ, người mua sẽ tiếp tục mua ở một mức giá cụ thể, giả sử rằng tài sản đó bị định giá thấp, cho đến khi thị trường hết người mua. Vì vậy, nếu người mua tham gia vào giá X, giá tăng lên một đoạn rồi giảm mạnh và người mua chưa kịp chốt lời, họ sẽ tiếp tục mua vào để bảo vệ mức giá X và gia tăng lượng tài sản.
Người mua mới sẽ thấy rằng giá giảm không quá X trước đây, vì vậy có khả năng xem xét nó là một mục an toàn. Áp lực mua này sẽ ngăn chặn giá giảm thêm nữa, tạo ra một vùng tạm thời được gọi là hỗ trợ.
Ngưỡng Kháng cự
Mặt khác, nếu một tài sản bị định giá quá cao ở một mức giá nhất định, người bán sẽ chắc chắn tận dụng lợi thế này. Ở đây, những người mua lớn từ trước sẽ xem xét để thoát khỏi vị trí của họ và kiếm lợi nhuận. Các nhà giao dịch cũng có thể sẽ nhập lệnh bán ở mức này, do nhận định quá mức định giá, làm tăng áp lực bán của thị trường.
Cũng giống như khi có áp lực mua cao, áp lực bán này sẽ buộc mức giá đóng vai trò như một rào cản. Tuy nhiên, thời điểm này nó sẽ đóng vài trò như trần nhà, chứ không phải là sản, và được gọi là kháng cự.
Hỗ trợ và kháng cự ngang
Quan trọng nhất và dễ nhất để xác định mức hỗ trợ và kháng cự có hình dạng các đường ngang là kết quả của xu hướng bị từ chối nhiều lần ở một mức giá rất giống nhau.
Đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự ngang có thể được tạo ra bằng cách đơn giản là “kết nối các dấu chấm” giữa các đỉnh hoặc đáy xu hướng như đã thấy trong biểu đồ dưới đây.
Trong khung biểu đồ trên, người bán XMR/BTC liên tục đẩy giá xuống từ vùng 0.00451/BTC, xác lập ngưỡng kháng cự mạnh. Các thương nhân sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế áp lực bán mạnh để thu gom.
Trong khung biểu đồ bên dưới, người mua liên tục giữ giá XLM/USD ở mức 0.17 USD để củng cố mức hỗ trợ mạnh.
Một lần nữa, các nhà giao dịch sẽ liên tục lợi dụng mức hỗ trợ được biểu đồ đưa ra. Lý do là vì họ phân tích rằng giá có khả năng tăng nhiều hơn giảm.
Nguyên lý phân cực
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi các mức này cuối cùng bị vượt qua?
Như đã đề cập trước đó, những rào cản này cuối cùng vẫn sẽ bị phá vỡ một khi các nỗ lực mua hoặc bán hoàn toàn bị hấp thụ bởi thị trường. Khi điều này xảy ra, rất nhiều quan điểm trái ngược sẽ được đưa ra thảo luận.
Khi tường bán hoàn toàn bị phá vỡ, tức là vùng kháng cự biến mất, nó không còn được coi là điểm tối ưu để chốt lời. Thay vào đó, nó được xem là điểm vào tốt cho người mua do sự biến mất của áp lực bán, sau đó, chuyển từ mức kháng cự sang mức hỗ trợ.
Ngược lại, khi tường mua bị phá vỡ, nó sẽ chuyển sang một ngưỡng kháng cự cho các nhà đầu tư không còn quan tâm đến việc mua ở mức giá này.
Điều quan trọng cần lưu ý là khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ chính, nó sẽ chính thức bước vào kênh giảm giá. Theo đó, tài sản sẽ liên tục giảm dần cho đến khi người bán cạn kiệt sức lực và không còn nhu cầu bán ra. Sự phục hồi tiếp theo từ việc chốt lãi hoặc đẩy giá sẽ tạo ra một ngưỡng hỗ trợ mới.
Ngược lại, khi vượt qua ngưỡng kháng cự, giá sẽ tiếp tục tăng cho đến khi mức kháng cự tiếp theo được xác định.
Biểu đồ trên mô tả hiệu ứng phân cực trên giá của XMR/USD khi mức kháng cự 0.00451/BTC của nó bị phá vỡ. Bạn có thể thấy rằng những gì đã từng được xác lập là kháng cự mạnh (vì nó đã bị từ chối hành động giá nhiều lần) trở nên yếu hơn khi nó được test cho đến khi nó không còn giữ giá được nữa.
Giá tăng mạnh khi kháng cự bị phá vỡ do sự thay đổi lớn trong tâm lý thị trường. Sau đó, khi hành động giá giảm nhiệt, nó sẽ giảm xuống mức kháng cự trước đó. Tuy nhiên, lúc này nó sẽ được đổi thành mức hỗ trợ – bản chất của sự phân cực.
Tổng kết
Độ nhiệt của hành động giá được kỳ vọng sẽ giảm dần khi tiếp cận ngưỡng hỗ trợ hoặc đường kháng cự do áp lực mua hoặc bán đang chờ đợi. Mặc dù các mức rào cản có thể ảnh hưởng đến hành động giá trong 1 thời gian dài, nhưng chúng không kéo dài mãi mãi vì thị trường sẽ sớm phá vỡ. Khi điều này xảy ra, phân cực có hiệu lực và chuyển đổi sự hỗ trợ thành kháng cự và ngược lại.
Các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp các nhà đầu tư xác định các vùng cung và cầu mạnh. Vì vậy, việc xác định các hỗ trợ và kháng cự luôn được nhiều người coi là khía cạnh quan trọng nhất của giao dịch.
Xem thêm:
SN_Nour
Theo TapchiBitcoin.vn/Coindesk