Trong một báo cáo của tuần trước, Google hiện đang là một trong những nhà tài trợ tích cực nhất của các Startup dựa trên công nghệ Blockchain. Từ năm 2012, Google đã đem lại hơn 140 quỹ đầu tư trị giá khoảng 1.2 tỷ USD cho lĩnh vực Blockchain. Nhưng câu hỏi ở đây đó là tại sao Google vẫn còn chưa thiết lập hay thêm công nghệ Blockchain vào trong chức năng tìm kiếm của mình?
Hiện tại Google đã nắm giữ quyền thị trường tìm kiếm và kiểm soát gần 80% hoạt động tìm kiếm trên desktop và 95% trên điện thoại di động. Trên thực tế, Google xử lý hơn 40,000 câu hỏi tìm kiếm mỗi giây, như vậy tính ra có hơn 3.5 tỷ hoạt động tìm kiếm mỗi ngày và 1.2 nghìn tỷ mỗi năm. Dịch vụ này phục vụ hiệu quả với vai trò như một “người gác cổng của thế giới kỹ kỹ thuật số,” một vai trò vô cùng quan trọng khi mà nó định hướng đúng đắn cho nền kinh tế dựa trên Internet.
Tuy nhiên có nhiều người tin rằng vai trò của sự quan trọng này không nên được giao phó cho một công ty. Việc có một tổ chức duy nhất đứng ra chịu trách nhiệm sẽ gây rắc rối bởi nó có thể hoạt động theo một phương pháp không rõ ràng.
“Mục đích cơ bản của web và internet, nếu bạn nhớ lại, đó là thiết lập nên một mạng lưới trung gian mà tất cả mọi người đều có thể tham gia vì sự phát triển của nhân loại,” được viết bởi Matthew Hodgson trong TechCrunch. “Nhưng giờ chúng ta lại có Skype trên Microsoft, Facetime trên Apple, và Google với Duo. Mỗi công ty lớn đều có dịch vụ tương đương, và họ đều bị mắc kẹt trong bong bóng riêng của mình. Những dịch vụ này có thể rất tuyệt vời, nhưng chúng chưa phải chính xác những gì ta tưởng tưởng trong thời điểm mà internet mới được thiết lập.”
Các tập đoàn được nhắc đến bởi Hodgson đã tiếp quản thế giới kỹ thuật số. Chúng kiếm soát quyền truy cập vào những thông tin quan trọng nhất và các dữ liệu tuyệt mật của chúng ta. Tuy nhiên, Hodgson nói tiếp rằng “Có một hoạt động đang được thực hiện để đem mạng web trở lại tầm nhìn này và thậm chí nó còn bao gồm cả những dặc điểm chủ chốt từ sự ra đời của mạng web. Nó được gọi là Decentralized Web (Web phân quyền) hay Web 3.0, và nó miêu tả một khuynh hướng mới nhằm thiết lập các dịch vụ trên internet mà không cần phải dựa trên bất kỳ tổ chức “trung tâm” nào để hoạt động cả.”
Có một vài chúc năng bảo mật có sẵn và các lợi thế về năng lực để sử dụng một hệ thống phân tán dựa trên công nghệ Blockchain để lưu trữ thông tin mà các kho dữ liệu tập trung không thể canh trạnh được.
Không còn là một phần của khoa học viễn tưởng hay thuộc vào một show truyền hình ngớ ngẩn trên TV nữa, Internet phần quyền đang dần trở thành hiện thực. Các Startup Blockchain đang phát triển bắt đầu nhận ra tiềm năng to lớn của một nền kinh tế phân tán (distributed economy), khi mà chúng tạo ra các thành phần khác nhau trong hệ sinh thái phân quyền tân tiến này.
Presearch đang phát triển một công cụ tìm kiếm mở và phân quyền, nó “thưởng cho các thành viên trong cộng đồng bằng Presearch Token cho việc sử dụng, sự đóng góp và ủng hộ đối với nền tảng này.”
Khác với Google, mô hình tìm kiếm phân quyền của Presearch sẽ tận dụng “các nhân tố tìm kiếm (ranking factors) mở và rõ ràng, cho phép những người làm content có quyền truy cập vào một sân chơi bình đẳng, và [đưa] người dùng sự lựa chọn về dữ liệu nào để sử dụng.” Dịch vụ này sẽ tăng sức mạnh cho cộng đồng (các users) với khả năng tham gia vào việc bầu chọn và đầu tư cho các cơ hội phát triển. Dự án của quy mô này hứa hẹn sẽ làm làm gián đoạn thị trường tìm kiếm.
Các Startup tận dụng sức mạnh của Blockchain để thiết lập các hệ thống phân quyền cũng đang ở trong một tư thế sẵn sàng để làm gián đoạn các lĩnh vực khác.
IPFS (Interplanetary File System) đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng Fintech. Trong một bài viết trên báo Wired, ý tưởng đằng sau IPFS đó là làm cho các trình duyệt web lưu trữ các bản sao của các trang mà họ đã truy cập và thực hiện gấp đôi nhiệm vụ với vai trò là các máy chủ (web servers). Bằng cách đó, nếu máy chủ gốc biến mất, những người đã truy cập vào trang mạng vẫn có thể chia sẻ nó với thế giới.
Wired chỉ ra rằng trong mô hình này, “các nhà xuất bản có được tính linh hoạt cải thiện hơn, và độc giả có thể ủng hộ nội dung mà họ quan tâm. Sau cùng, đội ngũ IPFS và các nhóm khác hy vọng về một sự thành công trong việc thiếp lập các phầm mềm tương tác cùng với hàng ngũ của Faceboook mà không cần đến các máy chủ tập trung nào để vận hành cả.”
Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp tin tưởng vào nền kinh tế phân quyền, sẽ rất thú vị để biết xem dự án nào sẽ có được nhiều sự tiếp nhận nhanh nhất. Google của thế giới đang đầu tư một lượng vốn lớn vào việc đem công nghệ mới mẻ, như Blockchain, đến công chúng càng sớm càng tốt. Hãy để cuộc đua được bắt đầu!