Trang chủ Kinh nghiệm Trade Coin Những biện pháp bảo mật bạn cần phải biết trước khi trade...

Những biện pháp bảo mật bạn cần phải biết trước khi trade coin

Biện pháp bảo mật

Tiền điện tử xuất hiện đã mang đến hàng trăm ngàn tiềm năng to lớn, tuy nhiên kèm theo đó là tiềm tàng rất nhiều rủi ro và mạo hiểm cho những người tham gia. Để tự bảo vệ chính mình, hãy tham khảo và tuân thủ 3 biện pháp bảo mật dưới đây để giảm thiểu rủi do khi bạn tham gia nắm giữ, sử dụng và giao dịch các loại tiền điện tử.

Kiểm soát bảo mật

Bản chất của mạng internet giúp cho thông tin được truyền tải với tốc độ cực kỳ cao, nhưng từ đó đôi khi nó lại được chuyển tới những địa chỉ không mong muốn.

Có rất nhiều cá nhân với ý đồ xấu luôn tìm mọi cách để cố gắng đánh cắp tài sản mã hóa của bạn. Phần lớn các mối đe dọa và các vụ tấn công về cơ bản đều hoạt động theo mạng lưới trên diện rộng để tìm ra các cá nhân cả tin, bất cẩn, và thường không chỉ hướng đến một đối tượng duy nhất. Tuy nhiên, khi bạn sơ xuất để lộ thông tin cá nhân và trở thành đối tượng tấn công của những kẻ này, thì chúng sẽ có nhiều phương thức tinh vi và tập trung hơn để thực hiện đối với bạn.

Khuyến nghị:

Cân nhắc thật kỹ trước khi trao đổi hay khoe mẽ khi bạn thắng lợi trong các giao dịch. Hãy im lặng mà hưởng thụ…đừng rên to quá.

Không bao giờ chia sẻ các địa chỉ cá nhân của bạn cho bất cứ ai, kể cả vợ thằng bạn, hoặc cả trong trường hợp không sử dụng nữa.

Nên giữ bí mật tài khoản của bạn

Tránh chia sẻ thông tin danh tính cá nhân, hãy như Satoshi Nakamoto.

Khuyến nghị chỉ sử dụng các kênh truyền thông mã hóa, telegram là một ứng dụng chát mã hóa được cộng động crypto tin dùng.

Đàm đạo về Cryptocurrency, Blockchain
Channel: https://t.me/tapchibitcoinvn
Group chém zó: https://t.me/chemzobitcoin

Luôn tính toán về dài hạn. Một vài satoshi lẻ hiện tại rất có thể trở thành một khối tài sản lớn trong vài năm tới. Nếu không thì lúc đó bỏ đi cũng chưa muộn. Tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ. Một kẻ tấn công nào đó, một người họ hàng xa, một kẻ đố kỵ lạ hoắc nào đó hay thậm chí là người quen cũng sẽ không kịp lấy được bản ghi đâu.

Tự cứu mình trước khi trời cứu

Người dùng trong hệ thống ngân hàng truyền thống hay tiền điện tử thường đều trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo có tính chất giống nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tiền điện tử có rất nhiều yếu tố đẩy cán cân trách nhiệm cho người dùng cuối – chủ yếu là do sự thiếu tin tưởng và bản chất không thể đảo ngược được của các giao dịch đã được xử lý.

Các ngân hàng với tư cách là các thực thể đáng tin cậy có toàn quyền kiểm soát đối với tài sản của bạn. Các ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định, kết nối với nhau để có thể dễ dàng ngăn chặn và chống lừa đảo. Trong trường hợp người dùng bị lừa đảo hoặc mắc sai lầm khi thực hiện giao dịch chuyển tiền thì vẫn có thể yêu cầu ngân hàng bồi hoàn. Đối với tiền điện tử, một khi các giao dịch đã được chuyển lên và được mạng lưới xác nhận, thì việc đảo ngược giao dịch là bất khả thi.

Luôn thận trọng. Tìm hiểu kỹ về các dạng tấn công mạo danh thông thường, keylogger là gì và các nguy cơ thông thường. Nắm được bản chất các mối nguy hại này sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản điện tử của mình tốt hơn.

Luôn sử dụng mật khẩu mạnh và duy nhất đi kèm với tính năng bảo mật 2FA đối với các tài khoản online là bước đầu tiên trong việc tăng cường khả năng bảo mật chung.

Hãy nhớ rằng, bảo vệ bạn trước chính bản thân bạn cũng là một điểm rất quan trọng, vì là con người thì ai cũng có thể mắc sai lầm. Các lỗi nhỏ như lỗi đánh máy khi sao lưu dữ liệu, chuyển token sai địa chỉ hay quyết định sai lầm sẽ làm suy yếu khả năng bảo mật chung và gây ra rất nhiều rắc rối.

Câu nói ‘Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói’ là một lời khuyên được các bậc phụ huynh nhắc đến rất nhiều, và đặc biệt đúng với việc bảo mật trong lĩnh vực tiền điện tử này.

Tự thiết lập ngân hàng cá nhân

Các quá bí mật cá nhân nên được cất giữ offline để đảm bảo tính khả dụng của các đồng coin và tối đa hóa tính bảo mật. Mặc dù các sàn giao dịch hiện tại an toàn hơn trước đây rất nhiều, nhưng người dùng vẫn được khuyến khích chỉ lưu trữ một khối lượng tài sản vừa đủ trên các tài khoản của sàn để phục vụ nhu cầu giao dịch hàng ngày. Hơn nữa, giống với việc cất giữ tiền mặt trong tài khoản ngân hàng, trừ khi bạn nắm giữ và chỉ mình bạn có quyền truy cập các khóa bí mật, thì quyền sở hữu các đồng coin của bạn cũng chỉ mang tính chất là một lời hứa mà thôi.

Lần đầu tiên trong lịch sử người dùng có cơ hội sở hữu tài sản số theo cách mà họ nắm giữ tiền vật lý hay kim loại quý. Không giống các dạng tài sản khác, tiền điện tử có thể được lưu trữ dễ dàng (đôi khi chỉ bằng một mảnh giấy!) và người sở hữu có thể truy cập được tài sản của họ từ bất cứ đâu trên thế giới.

Như đã nhắc tới trong các phần trước thì việc lưu trữ và bảo vệ các khóa bí mật đối với tài sản mã hóa của người dùng vẫn có những nguy cơ nhất định. Nhưng rất may là vẫn có các công cụ sẵn sàng hỗ trợ người dùng tránh được các nguy cơ này và tối ưu các tiện ích khi sử dụng các công nghệ mới.

Các loại ví tiền điện tử được thiết kế để lưu trữ các khóa bí mật của người dùng với nhiều phương pháp bảo mật khác nhau, đều tiện dụng, khả dụng và đa dụng. Người dùng nên cân nhắc các lựa chọn và sử dụng loại phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

Các ví và phần mềm trên di động cung cấp hàng ngàn tính năng khác nhau và thường rất dễ sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất về mặt an ninh chính là việc các ứng dụng này được kết nối đến các môi trường rất phức tạp và thường phải có kết nối internet ví dụ như máy tính và điện thoại. Đây chính là môi trường lý tưởng cho các hacker và các loại virus tấn công; do đó, người dùng thiếu kinh nghiệm chỉ nên lưu trữ một phần nhỏ tài sản mã hóa theo cách này.

Các ví giấy – lưu trữ bằng cách ghi lại khóa bí mật ra giấy (hoặc khắc lên các bề mặt kim loại) thường được xem là 1 trong những cách an toàn nhất để bảo quản khóa bí mật. Tuy nhiên việc quản lý theo cách này thường rất khó và chỉ sử dụng được một lần.

Hiện nay, sử dụng ví cứng để lưu trữ về cơ bản là cách làm cân bằng nhất giữa tính tiện dụng và độ bảo mật. Các thiết bị nhỏ gọn này có khả năng bảo vệ khóa bí mật, chống malware và hacker bằng cách lưu trữ offline tuy nhiên chi phí sử dụng lại khá tốn kém, thường tốn khoảng $150 đến $300 cho mỗi thiết bị, và thường yêu cầu xác nhận vật lý khi sử dụng.

Hãy ghi nhớ rằng, bảo mật không mang tính tuyệt đối và hoàn thiện. Do đó, hãy luôn dành thời gian cập nhật kiến thức nền tảng mọi lúc và luôn kiểm tra các lỗ hổng có thể theo một lịch trình cố định.

Theo Tapchibitcoin.vn

MỚI CẬP NHẬT

Mùa Altcoin sẽ diễn ra vào quý 3

Mùa Altcoin sẽ diễn ra vào quý 3? Khảo sát tiền điện tử Hàn...

Khi thị trường tiền điện tử dần hồi phục từ những biến động và bất ổn gần đây do các yếu tố vĩ mô,...

Giá Stacks (STX) tăng vọt 20% khi Bitcoin vượt mốc $88.000 – Liệu đà...

Stacks (STX) đã duy trì đà phục hồi ấn tượng, tăng thêm 9% trong ngày và hiện giao dịch quanh ngưỡng $0,76 vào thời...
tiền điện tử

Trump nhận $85 triệu từ ngành crypto – Các nhà tài trợ được gì?

Theo một báo cáo mới, 15 công ty và cá nhân trong ngành crypto đã đóng góp hơn 100.000 đô la cho Lễ nhậm...
ca-voi-xrp

Cá voi âm thầm gom XRP khi dòng tiền vào sàn giảm – Tín...

Trong phiên giao dịch hôm nay, giá Ripple (XRP) tiếp tục duy trì ổn định trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng $2. Nỗ lực...

Founder MultiplierFun hối hận sau khi gọi vốn 150K USD, huỷ bán token và...

Vào ngày 21 tháng 4 năm 2025, Lauris, nhà sáng lập của MultiplierFun, một nền tảng trò chơi Web3 có thưởng, đã công khai...
bitcoin

Bitcoin hướng đến mức kháng cự 90.000 đô la, điều chỉnh hay bẫy bò?

Với mức giá hiện tại của Bitcoin là 88.282 đô la, kết hợp với sự bền bỉ trong lịch sử và các dự báo...

Cách các Sniper memecoin trên Solana tại Pump.fun thao túng thị trường

Theo nghiên cứu mới từ Pine Analytics, các nhà phát hành token trên Pump.fun đã có hành vi tài trợ cho các ví "sniper"...

Đô la Mỹ, chứng khoán lao dốc và crypto tăng giá khi Trump gia...

Thị trường crypto đã tránh được những tác động tiêu cực từ đợt công kích mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm...

Hoạt động mua Bitcoin của Strategy chỉ tác động tối thiểu đến giá BTC

Theo Matthew Sigel, Trưởng bộ phận nghiên cứu tài sản số tại VanEck, các đợt mua Bitcoin (BTC) theo chương trình "Strategy" hàng tuần...

Nhà phân tích của Bloomberg: Bitcoin, dầu mỏ và chứng khoán chuẩn bị sụp...

Chiến lược gia hàng hóa của Bloomberg, Mike McGlone, dự báo rằng thị trường Mỹ có thể đối mặt với một đợt điều chỉnh...
ada-tang-gia

ADA khởi sắc với tín hiệu tăng giá – Đâu là điểm đến tiếp...

Cardano (ADA) ghi nhận mức tăng 4% vào thứ Ba, tiến sát ngưỡng $0,65, cho thấy tín hiệu khởi sắc trong xu hướng phục...
Mantra cho biết CEO đã bắt đầu đốt 150 triệu token OM của mình

Mantra cho biết CEO đã bắt đầu đốt 150 triệu token OM của mình

John Patrick Mullin, nhà sáng lập kiêm CEO của Mantra, đã khởi động quá trình unstaking 150 triệu token OM của mình để chuẩn...

Token RSR “có liên kết” với Paul Atkins tăng 13% sau khi được niêm...

Token quản trị cho stablecoin Reserve Protocol, Reserve Rights (RSR), được ra mắt bởi công ty trước đây được cố vấn bởi Chủ tịch...
sol-tang-gia

SOL tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ khi Solana vượt trội các Blockchain khác

Solana (SOL) tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc trên nhiều phương diện, khi duy trì cấu trúc tăng giá ổn định trong...

Ethereum giữ mức $1.600 – Trader cần chú ý đến các tín hiệu quan...

Ethereum (ETH) vẫn chưa thể vượt qua bức tường cung quan trọng gần mốc $2.330, mức có thể giúp xác định quỹ đạo ngắn...
altcoin

Top 3 altcoin đáng chú ý trong tuần cuối của tháng 4

Thị trường crypto phục hồi ổn định trong vài ngày qua, giúp các altcoin và Bitcoin lấy lại phong độ. Tuy nhiên, đà tăng...