OpenAI đã hoàn thành vòng gọi vốn mới nhất, huy động được 6,6 tỷ USD với mức định giá sau đầu tư là 157 tỷ USD, trở thành công ty AI giá trị nhất thế giới.
Nguồn vốn này được kỳ vọng sẽ tăng cường năng lực của OpenAI trong việc thúc đẩy nghiên cứu AI, mở rộng cơ sở hạ tầng tính toán và tiếp tục phát triển các giải pháp nhằm giải quyết những thách thức phức tạp.
OpenAI cho biết:
“Số tiền tài trợ mới sẽ giúp chúng tôi củng cố vị thế dẫn đầu trong nghiên cứu AI tiên tiến, tăng cường năng lực tính toán và tiếp tục xây dựng các công cụ giúp mọi người giải quyết các vấn đề khó khăn.”
Theo nguồn tin quen thuộc với thỏa thuận này, CNBC và Bloomberg News cho biết Thrive Capital đã dẫn đầu vòng gọi vốn, với sự tham gia của các nhà đầu tư lớn như Microsoft, Nvidia, SoftBank, Khosla Ventures và những đơn vị khác. Apple được cho là đã rời bỏ thương vụ.
Định giá tăng vọt
Định giá của OpenAI đã tăng vọt trong những năm gần đây, từ 29 tỷ USD vào năm 2023 lên 80 tỷ USD vào đầu năm 2024. Điều này phản ánh vị thế thống trị của công ty trong lĩnh vực AI và nhu cầu mạnh mẽ của ngành trong việc tài trợ cho nghiên cứu công nghệ đắt đỏ này.
Sự tăng trưởng của OpenAI phần lớn được thúc đẩy bởi việc ChatGPT được chấp nhận rộng rãi, hiện có 250 triệu người dùng hoạt động hàng tuần, bao gồm 11 triệu người đăng ký ChatGPT Plus và 1 triệu doanh nghiệp trả phí.
Doanh thu của OpenAI cũng tăng trưởng mạnh, dự kiến đạt 11,6 tỷ USD vào năm 2025, so với 3,7 tỷ USD dự kiến vào năm 2024. Tuy nhiên, công ty dự kiến sẽ ghi nhận khoản lỗ 5 tỷ USD trong năm nay do chi phí nghiên cứu cao.
Thách thức
Dù tăng trưởng nhanh và định giá tăng cao, OpenAI vẫn đối mặt với những thách thức tài chính đáng kể đe dọa sự bền vững dài hạn. Một trong những trở ngại chính là chi phí vận hành khổng lồ liên quan đến việc vận hành các mô hình ngôn ngữ lớn, vốn phụ thuộc nhiều vào các đơn vị xử lý đồ họa cao cấp (GPU) của Nvidia.
Những GPU này rất quan trọng cho việc huấn luyện và vận hành các mô hình AI nhưng có giá thành cao, góp phần khiến OpenAI dự kiến lỗ 5 tỷ USD trong năm nay. Mặc dù doanh thu của công ty đã tăng mạnh – dự kiến đạt 11,6 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 3,7 tỷ USD vào năm 2024 – OpenAI vẫn tiếp tục hoạt động với mức lỗ đáng kể.
Sự mất cân bằng giữa doanh thu và chi phí này tạo ra thách thức khi OpenAI đầu tư mạnh vào việc mở rộng nghiên cứu AI và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, sự phụ thuộc lớn vào vốn đầu tư từ các nhà đầu tư lớn như Microsoft và Nvidia cũng gây lo ngại về tính ổn định tài chính lâu dài.
OpenAI cũng trải qua những thay đổi nội bộ gần đây. Công ty đã thông báo về sự ra đi của một số lãnh đạo chủ chốt, bao gồm Giám đốc công nghệ (CTO) Mira Murati và trưởng bộ phận nghiên cứu Bob McGrew. Sự ra đi này mở đường cho việc thay đổi chính sách của OpenAi, biến công ty từ mô hình kinh doanh phi lợi nhuận, có đạo đức sang mô hình tập trung vào lợi nhuận để dẫn đầu.
ChatGPT ra tính năng mới
Ngày 1 tháng 10, OpenAI đã công bố một bản cập nhật cho ChatGPT nhằm tăng cường khả năng thị giác và giọng nói của mô hình ngôn ngữ lớn này.
Bản nâng cấp API Realtime mang lại quy trình tạo ứng dụng giọng nói đơn giản hơn cho các nhà phát triển, giúp mô phỏng các mẫu giọng nói tự nhiên.
Các cải tiến về khả năng xử lý hình ảnh của ChatGPT cũng đã được triển khai trong các bản cập nhật mới nhất. Điều này cho phép người vận hành cung cấp phản hồi cho mô hình ngôn ngữ để củng cố năng lực và huấn luyện mô hình cải thiện phản hồi theo thời gian.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- OpenAI có thể đạt mức định giá 150 tỷ USD nếu thành công huy động 6,5 tỷ USD
- OpenAI chuẩn bị ra mắt sản phẩm AI ‘Strawberry’ vào mùa thu năm nay
- OpenAI tái cấu trúc, xóa bỏ quyền kiểm soát phi lợi nhuận khi CEO Sam Altman giành được cổ phần đầu tiên
Vương Tiễn
Theo Crypto Slate