Việc Trung Quốc đàn áp ngành khai thác và tweet của Elon Musk thông báo Tesla ngừng chấp nhận Bitcoin đã gây ảnh hưởng đáng kể đến giá của King of Crypto trong những tháng tiếp theo. Những sự kiện liên tiếp này khiến người mới tham gia sợ hãi và chấm dứt tình trạng thị trường quá nóng.
Biểu đồ giá BTC | Nguồn: Tradingview
Vào ngày 19/5, hàng loạt lệnh Long bị thanh lý đã khiến BTC lần đầu tiên mất tới 10.000 đô la trong ngày, kết thúc cơn sốt đầu cơ và đánh dấu sự thay đổi lớn tiếp theo trong cấu trúc thị trường on-chain của Bitcoin. Thị trường đã loại bỏ đòn bẩy và đầu cơ dư thừa. Theo đó, coin của người “yếu tay” bắt đầu chuyển sang “cứng tay”.
Trong khi hầu hết các chỉ số on-chain cung cấp rất ít hoặc không có cảnh báo về điều gì sắp xảy ra thì chỉ số nguồn cung kém thanh khoản của Glassnode cho thấy điều ngược lại. Bằng cách phân tích on-chain theo thuật toán, Glassnode có thể ước tính những coin nào nằm trong tay của cùng một thực thể. Vì blockchain của Bitcoin là một sổ cái phi tập trung ghi lại mọi giao dịch nên Glasnode có thể xem lịch sử chi tiêu của các thực thể đó. Các thực thể luôn di chuyển coin (ví dụ như trader tích cực) được gắn nhãn “thanh khoản cao”, những thực thể làm như vậy theo cách thoải mái hơn một chút được gắn nhãn “thanh khoản” và nhóm còn lại có rất ít hoặc không có lịch sử di chuyển các coin tích lũy được gắn nhãn “kém thanh khoản”.
Biểu đồ dưới đây thể hiện sự thay đổi ròng trong 30 ngày của nguồn cung kém thanh khoản. Sau khi giá lao dốc từ ATH hiện tại 65.000 đô la vào cuối tháng 4, nguồn cung kém thanh khoản giảm đáng kể, cho thấy nhóm thực thể kém thanh khoản trước đây tìm cách thoát thanh khoản trong suốt đợt tăng cứu trợ hồi đầu tháng 5. Dòng tweet của Elon Musk vào ngày 12/5 và các cuộc đàn áp liên tiếp của Trung Quốc sau đó đã đổ thêm dầu vào lửa, làm trầm trọng thêm tình trạng sụt giảm giá đáng kể, dẫn đến sự kiện đầu hàng vào ngày 19/5.
Giá Bitcoin (màu đen) và thay đổi nguồn cung kém thanh khoản trong 30 ngày | Nguồn: Glassnode
Đợt bán tháo ngày 19/5 đó đánh dấu sự đầu hàng của các nhà đầu cơ ngắn hạn và thanh lọc đòn bẩy quá mức trên thị trường Bitcoin.
Động lực nguồn cung Bitcoin thuận lợi kể từ ngày 19/5
Số lượng lớn các coin kém thanh khoản trước đây bị bán ra dần dần được nhà đầu tư tin tưởng hoạt động trên khung thời gian thấp hơn tích lũy. Theo đó, một vùng tái tích lũy bắt đầu xuất hiện. Kể từ sự kiện đầu hàng ngày 19/5, tỷ lệ phần trăm của tất cả nguồn cung Bitcoin đang lưu thông không được giữ trên các sàn giao dịch (màu xanh lam), kém thanh khoản (màu xanh lá cây) hoặc là một phần của nguồn cung do holder dài hạn nắm giữ (màu đỏ) đều có xu hướng tăng.
Giá Bitcoin (màu đen) và tỷ lệ phần trăm nguồn cung | Nguồn: Glassnode
Với một thị trường đã loại bỏ các nhà đầu cơ và đòn bẩy dư thừa như hiện nay, các động lực nguồn cung on-chain này là điều quan trọng cần bàn đến khi ước tính chuyển động giá tiếp theo.
Mặt khác, phải hiểu rằng xu hướng của các chỉ số có thể đột ngột thay đổi và vẽ nên bức tranh rất khác, như chúng ta đã thấy trong đợt bán tháo vào giữa tháng 5. Do vậy, không nhất thiết dự đoán chính xác biến động giá Bitcoin trong tương lai dựa trên các xu hướng lịch sử này.
Tuy nhiên, dữ liệu on-chain rõ ràng cho chúng ta biết rằng những nhà đầu tư lão làng nói chung không muốn bán coin trong bối cảnh hiện tại. Nếu xu hướng này tiếp tục, điều đó có nghĩa là ngày càng nhiều nguồn cung Bitcoin đang được các nhà đầu tư cứng tay nắm giữ. Do nguồn cung Bitcoin có giới hạn tối đa nên nếu nhu cầu tăng trở lại, sẽ ngày càng khó mua ở mức giá hiện tại, vì chỉ có một số ít holder đang muốn bán. Đây được coi là hiện tượng sốc cung.
Nếu sốc cung như vậy thực sự đang hình thành, tình trạng hiện tại giống như giữ một quả bóng dưới nước trong khi đang bơm phồng nó. Bạn có thể giữ bóng dưới nước trong một thời gian, nhưng nếu trượt tay chỉ trong giây lát hoặc nếu quả bóng phồng lên đến mức không thể giữ được nữa, nó sẽ bắn ra khỏi mặt nước. Thời gian sẽ trả lời liệu các xu hướng on-chain hiện tại có thực sự là dấu hiệu cho thấy Bitcoin là quả bóng đang được bơm phồng dưới nước hay không khi tất cả các dip tại thời điểm này đều được mua vào – hoặc liệu bối cảnh thay đổi có (tạm thời) làm giảm tốc độ quả bóng và lực đẩy?
Đỉnh cục bộ trong tháng 1 thiết lập giá sàn kỹ thuật
Bitcoin đạt đỉnh cục bộ vào tháng 1 và điều chỉnh sau đó đã mang lại nhiều mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng trong thời kỳ suy thoái thị trường gần đây. Sự kiện sụp đổ và thanh lý hàng loạt vào ngày 19/5 đã đưa BTC về chính xác các mức giá mà thị trường tìm thấy hỗ trợ (~30.000 đô la) sau khi giảm từ đỉnh cao nhất tháng 1. Các mức cao cục bộ của tháng 1 (~40.000 đô la) cung cấp một vùng kháng cự rõ ràng trong nhiều đợt bật lên tiếp theo.
Sau squeeze nguồn cung hình thành từ sự kiện sụp đổ ngày 19/5 đến giữa tháng 7 và một số gấu còn lại bị mắc kẹt đã thoát khỏi vị trí của chúng trong đợt tăng ‘cứu trợ’ hồi cuối tháng 7), vùng kháng cự đỉnh cục bộ của tháng 1 tại 40.000 đô la hiện đang được test để lật thành hỗ trợ.
Giá Bitcoin trên Bitstamp và các vùng phản ánh đỉnh (cam) và đáy (xanh) của đáy cục bộ tháng 1 | Nguồn: Tradingview
Biểu đồ tiếp theo cho thấy số lượng Bitcoin đã được di chuyển on-chain ở mỗi mức giá. Rất nhiều coin đã di chuyển xung quanh các mức 30.000 đô la và 40.000 đô la, cung cấp thêm bằng chứng chứng tỏ các khu vực này là mức quan trọng tiềm năng cần theo dõi.
Phân phối giá chưa thực hiện của giao dịch đầu ra chưa thực hiện (UTXO) | Nguồn: Glassnode
Các mối đe dọa kinh tế vĩ mô tiềm ẩn
Trong khi những xu hướng on-chain nêu trên là khá mạnh, chúng có thể thay đổi quan điểm từ trung hạn sang dài hạn đối với giá Bitcoin. Những bất ổn hiện tại trong môi trường kinh tế vĩ mô có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến điều đó.
Kể từ tháng 6, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) bắt đầu cho biết đang xem xét sẽ tắt một số máy in tiền vào thời điểm nào đó trong tương lai. Một số nhà đầu tư tin rằng hành động như vậy sẽ tàn phá nền kinh tế, nhưng chỉ số tiền tệ đô la ngày càng tăng (màu đỏ/xanh lá cây) kể từ đó cho thấy những người khác bắt đầu áp dụng tư duy “risk off” (rủ bỏ rủi ro). Những bất ổn gần đây liên quan đến Evergrande, gã khổng lồ nhà đất Trung Quốc đang trên bờ vực phá sản, càng gây ra nhiều bất ổn trên thị trường cổ phiếu, làm tăng vòng quay tiền từ cổ phiếu sang tiền mặt.
Chỉ số S&P500 (SPX; đen/trắng) và đô la Mỹ (DXY, đỏ/xanh lá cây) | Nguồn: Tradingview
Nếu tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi trong giai đoạn sắp tới và thị trường tài chính rộng lớn ngày càng “risk off”, gây ra tình trạng bán tháo cổ phiếu, có khả năng giá Bitcoin sẽ giảm cùng với nó. Nếu điều đó xảy ra, sẽ rất thú vị để quan sát các xu hướng on-chain được mô tả trong bài viết này liệu có còn được giữ nguyên không, khiến mọi động thái sụt giảm đều được mua lên nhanh chóng. Hoặc ngược lại, các nhà đầu tư thị trường nhiều kinh nghiệm bắt đầu thoát khỏi vị trí của họ, dẫn đến thị trường gấu lớn hơn?
Tâm lý thị trường hiện tại
Cuộc thăm dò ý kiến thị trường Bitcoin tháng này trên Twitter cho thấy một phần thị trường vẫn có kỳ vọng cao về tiến triển giá trong năm tới.
Kết quả của một cuộc thăm dò tâm lý thị trường hàng tháng trên Twitter | Nguồn: Dilution-proof
Lộ trình chu kỳ halving
Biểu đồ Lộ trình chu kỳ halving Bitcoin năm 2020-2024 trực quan hóa giá hiện tại thông qua chỉ số BPT và các phép ngoại suy giá dựa trên hai mô hình theo thời gian (đường chấm đen) – Stock-to-Flow (S2F) và Stock-to-Flow Cross Asset (S2FX) (đường đen sọc) – chỉ số chu kỳ cho chu kỳ 1 và 2 (đường trắng) và trung bình hình học, số học của những đường đó (đường xám). Tất cả các mô hình này đều có hạn chế thống kê riêng, nhưng chúng có thể cung cấp cho chúng ta ước tính sơ bộ về những gì sẽ xảy ra trước mắt đối với giá nếu lịch sử lặp lại một lần nữa.
BPT (Bitcoin Price Temperature) là một số liệu xem xét biến động trong bốn năm của giá Bitcoin bằng cách tính toán độ lệch chuẩn giữa giá hiện tại và mức trung bình động bốn năm.
Lộ trình chu kỳ halving của Bitcoin | Nguồn: Coinmetrics
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Xác định xu hướng và cách Bitcoin thiết lập giá sàn trong đợt suy thoái gần đây – Phần 1
- Michaël van de Poppe dự đoán một quý 4 bùng nổ cho BTC, ETH và 3 altcoin, theo dõi quỹ đạo của ADA và SOL
- SEC gia hạn thêm 45 ngày để xem xét các đề xuất Bitcoin ETF
Đình Đình
Theo Bitcoin Magazine