Tài khoản Twitter của CTO OpenAI Mira Murati đã bị hack vào thứ Năm và được sử dụng để quảng cáo token tiền điện tử lừa đảo được cho là do công ty hỗ trợ.
Dòng tweet tồn tại trực tuyến trong khoảng một giờ, thu hút 80.000 lượt xem từ người dùng nền tảng trước khi bị xóa.
Token AI lừa đảo khác
Hacker đã quảng bá một đợt airdrop gian lận cho token ‘OPENAI’, được mô tả là “token đột phá được điều khiển bởi các mô hình ngôn ngữ dựa trên trí tuệ nhân tạo”.
Mira Murati’s (CTO at @OpenAI) account has been hacked and is being used to promote crypto scams. The tweet is gaining 1k+ impressions per minute. pic.twitter.com/VekeRV1xDT
— Max Rdlb (@maxrdlb) June 2, 2023
Dòng tweet đã cung cấp một liên kết đến một trang web lừa đảo được chỉnh sửa kỹ lưỡng, trông giống như một bản sao trực tiếp của một dự án thực tế có tên là ChainGPT – một chatbot AI cho thông tin về tiền điện tử và blockchain.
Tuy nhiên, bản nhái bao gồm một số chỉnh sửa nhỏ – chẳng hạn như lời nhắc để khách truy cập kết nối ví tiền điện tử của họ. Các báo cáo cho thấy rằng trang web đã thu hút các nhà đầu tư vào các yêu cầu ký giao dịch, nhờ đó hacker có thể chuyển NFT và token ERC-20 từ ví của nạn nhân.
Dòng tweet giả mạo từ tài khoản của Murati đã cài đặt hạn chế trong phần trả lời, khiến những người theo dõi khó cảnh báo người đọc rằng bài đăng đó là lừa đảo. Mặc dù nó hiện đã bị xóa nhưng Murati vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố làm rõ nào từ tài khoản của mình.
Theo Scam Sniffer, vụ hack được thực hiện bởi một kẻ từng thực hiện phishing scam có tên là “Pink Drainer”. Kiếm được 110.000 đô la từ vụ hack cụ thể này, kẻ lừa đảo đã rút 1,8 triệu đô la từ hơn 500 nạn nhân kể từ ngày 30 tháng 5.
Pink Drainer steals ~$110k today by hacking OpenAI CTO’s Twitter pic.twitter.com/BsBmtNzTz5
— Scam Sniffer (@realScamSniffer) June 2, 2023
Lừa đảo tiền điện tử trên Twitter
Crypto Twitter nổi tiếng với các trò gian lận lừa đảo được thực hiện bằng cách sử dụng các chương trình thư rác, thường xuyên làm tắc nghẽn phần trả lời cho những người có ảnh hưởng đáng chú ý trong ngành. Elon Musk hứa sẽ khắc phục một phần vấn đề thông qua chương trình xác minh mới của Twitter.
Nhiều vụ lừa đảo hoạt động bằng cách mạo danh những nhân vật nổi tiếng. Một trong những vụ khét tiếng nhất xảy ra vào tháng 7 năm 2020, khi hơn 130 tài khoản nổi tiếng bao gồm Elon Musk, Joe Biden, Barrack Obama và những người khác đã bị hack, mời người dùng gửi BTC đến một địa chỉ nhất định và hứa hẹn tỷ lệ hoàn trả 2:1.
Các trò lừa đảo trên mạng xã hội tương tự đã từng hoạt động trước đây: Một vụ lừa đảo mạo danh Michael Saylor đã giúp kẻ xấu thu được hơn 1,1 triệu đô la từ một nạn nhân vào tháng 1 năm 2022.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Dự án DF Fintoch bị cáo buộc “exit scam” 31,6 triệu USD
- Tại sao Ethereum Classic lại bị chỉ trích là scam?
Itadori
Theo Cryptopotato