Bởi vì các quy định về tiền điện tử, một số công ty khai thác Bitcoin của Trung Quốc chạy trốn khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điểm đến của họ là ở đâu? Thật bất ngờ, chính là Iran.
Theo Giám đốc điều hành Mohammed Sharqi của Hiệp hội Blockchain Iran, các bên có liên quan đã bắt đầu đàm phán.
Xác nhận điều này trong lần phỏng vấn với PressTV, Sharqi nói:
“Thông qua các kênh phương tiện chính thức, người Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu khai thác tiền điện tử trong các khu vực miễn phí”.
Thái độ của Iran về khai thác tiền điện tử
Iran có mối quan hệ phức tạp với tiền điện tử.
Mặc dù khai thác Bitcoin được công nhận về mặt kỹ thuật là một ngành công nghiệp nhưng phó thống đốc công nghệ mới tại ngân hàng trung ương của Iran đã nói rằng giao dịch Bitcoin không hợp pháp ở nước này. Ngân hàng cũng cấm người cho vay cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp tiền điện tử. Sau đó có tin tức tiết lộ ngân hàng đang xem xét tung ra một loại tiền kỹ thuật số của riêng mình.
Cho đến tháng trước, ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử đã trải qua các hoạt động tương đối suôn sẻ mà không có lệnh trừng phạt dư thừa hoặc quá nhiều sự can thiệp từ chính phủ Iran.
Tuy nhiên, mức tăng tiêu thụ điện 7% tại quốc gia có lệnh trừng phạt đã châm ngòi cuộc đàn áp của chính phủ đối với hoạt động khai thác tiền điện tử vào tháng 6.
Sharqi của Hiệp hội Blockchain Iran bày tỏ lo ngại rằng các quy định sắp đến của chính phủ sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh khai thác tiền điện tử ngầm. Thay vào đó, Bộ năng lượng nên cấp giấy phép tiêu thụ điện công nghiệp.
“Theo chúng tôi, rất nguy hiểm khi các hoạt động này có thể được vận hành ngầm và len lỏi vào nhà của những người bình thường. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu về vấn đề này, Bộ Năng lượng có thể tận dụng cơ hội đó, hoan nghênh họ để phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất điện”.
Chính sách lạ lùng của Iran về Bitcoin
Không giống như Mỹ, là nơi xảy ra hầu hết các vụ bùng nổ chống tiền điện tử do nỗi sợ đồng đô la mất giá so với loại tiền tệ không do nhà nước kiểm soát, Iran lại lo ngại rằng tiền điện tử có thể được sử dụng để đưa tiền ra khỏi đất nước họ.
Tức là các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã thực sự biến nó thành một quốc gia thấp kém trên toàn cầu với rất ít hoặc không có quyền truy cập vào mạng SWIFT và các hệ thống ngân hàng toàn cầu. Vì vậy, từ quan điểm hoàn toàn hợp lý như thế, có vẻ như không có gì để mất khi công nhận tiền điện tử theo cách mà hầu hết các quốc gia khác chưa làm được.
Bằng chứng cho thấy Iran có thể đang thiếu một chút ‘chiêu trò’ bằng cách phớt lờ khả năng giao dịch Bitcoin có thể cung cấp cho quốc gia này, bao gồm cả một lộ trình tránh các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt.
Vậy chính sách của Iran là ủng hộ hay phản đối tiền điện tử?
Thay vào đó, chính phủ vẫn ‘một chân đứng hai thuyền’. Một mặt, họ đưa ra các lệnh cấm giao dịch và mặt khác thì thúc đẩy khai thác tiền điện tử – trừ khi xảy ra tình trạng thiếu điện.
Thật vậy, vào tháng trước, chính quyền Iran đã cáo buộc chính phủ Mỹ ngăn cản các hoạt động khai thác Bitcoin của Iran vì cho rằng Iran là đường tránh các hạn chế kinh tế do Mỹ áp đặt.
Chính sách lạ lùng của Iran đối với giao dịch và khai thác tiền điện tử dường như sẽ không kết thúc sớm vì giá điện nước vẫn thuộc loại rẻ nhất thế giới nhờ vào trợ cấp hào phóng của chính phủ. Theo thống kê giá xăng dầu toàn cầu, 1kWh có giá trung bình là 0.14 đô tại Mỹ và 0.08 đô ở Trung Quốc, trong khi người Iran chỉ trả khoảng 0.03 đô/kWh.
- Iran thu giữ 1,000 giàn trâu đào, bỏ qua các nhà thờ đang khai thác Bitcoin
- Sàn giao dịch LocalBitcoins cấm người dùng Iran
- Các quy định về tiền điện tử của Iran: Những bí mật chưa được công bố
Thùy Trang
Tạp Chí Bitcoin | CCN