Nghi phạm chính của cáo buộc lừa đảo Bitcoin tại Gujrat, Divyesh Darji đã bị cảnh sát bắt tại sân bay Delhi sau khi hắn ta đến Dubai hôm thứ Bảy. Hắn là người đứng đầu bộ phận châu Á của Kế hoạch Ponzi Bitconnect, được đăng ký tại Anh và điều hành từ tòa tháp Burj Khalifa ở Dubai.
Darji và các cộng sự bị cáo buộc đã chiếm đoạt khoảng 88.000 Rs crore (88.000 * 10.000.000 rupee) từ các nhà đầu tư nhẹ dạ. Số tiền này được chuyển qua công ty của ông có tên là Bitconnect.com, ra mắt vào khoảng thời gian chiếm đoạt.
Hầu hết những kẻ quảng bá cho chương trình này đều chạy trốn ra nước ngoài sau khi Gujarat CID (Cục điều tra tội phạm) bắt đầu cuộc điều tra. Nhiều tên tuổi lớn, bao gồm các chính trị gia, cũng bị cáo buộc tham gia vụ lừa đảo này cùng với Mahendra Chaudhari, Satish Kumbhani và Divyesh Darji. Divyesh Darji là một trong những kẻ điều hành âm mưu lừa đảo.
Những kẻ này đã bị cáo buộc phát hành nhiều trang web khác nhau làm nền tảng, bao gồm cả www.zewanghelp.com, để quảng cáo kế hoạch ponzi ảo của chúng.
Những kẻ lừa đảo này đã sử dụng tiền ảo để tiến hành trò lừa của chúng. Chúng đã sử dụng phương pháp Tiếp thị đa cấp (MLM), nơi các nhà đầu tư hiện có sẽ gây quỹ do các nhà đầu tư mới được giới thiệu bởi các nhà đầu tư hiện có thông qua các nền tảng trực tuyến. Họ thu hút các nhà đầu tư mới bằng cách giả mạo hứa hẹn đầu tư nhiều tiền để tạo ra nhiều lợi nhuận cao thông qua tiền ảo – bitcoin.
Vào tháng 4, DNA đã báo cáo lý do tại sao những người trong ngành tiền mã hóa tại Ấn Độ đang chạy trốn khỏi nó, và tại sao họ bắt đầu mở các trung tâm hoạt động ở Dubai và các nước khác sau lệnh từ RBI cấm các ngân hàng và tổ chức tài chính xử lý và lưu hành tiền tệ kỹ thuật số.
Chính phủ đã chỉ ra trong bài phát biểu ngân sách cuối cùng rằng tiền mã hóa không phải là khoản thầu hợp pháp ở Ấn Độ. Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley nói trong bài phát biểu ngân sách: “Chính phủ không coi tiền mã hóa là khoản thầu hoặc tiền tệ hợp pháp.”
Tiền mã hóa đang đối mặt với sự sụt giảm giá trị trên toàn thế giới kể từ năm ngoái do giá ngày càng biến động cao hơn. Trung Quốc đã cấm các sàn giao dịch vào tháng 9/2017, như một phần của một cuộc đàn áp rộng lớn. Các nhà quản lý ở Hồng Kông và Singapore cũng đưa ra cảnh báo chống lại ICO, trích dẫn những lo ngại về gian lận, rửa tiền và tài trợ khủng bố. Các nhà quản lý của Hàn Quốc cho biết họ sẽ cấm các ICO, mà không đưa ra chi tiết lí do.
Theo tapchibitcoin.vn