Terra và 3AC đã hoạt động “chui” ở Singapore, theo MAS

Updated: 20/07/2022 at 12:00

Ravi Menon, giám đốc Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) cho biết các công ty thường bị giới truyền thông quy kết liên quan đến biến động thị trường gần đây “có trụ sở tại Singapore” không đại diện cho cách tiếp cận của quốc gia này đối với quy định về tiền kỹ thuật số.

3ac

Ravi Menon – Giám đốc Cơ quan Quản lý tiền tệ Singaore 

Trong một bài phát biểu về Báo cáo thường niên của MAS vào thứ 3, Menon cho biết các công ty tiền điện tử như TerraForm Labs và 3AC “chẳng liên quan gì” đến quy định về tiền điện tử ở Singapore. Theo Giám đốc của MAS, 3AC không được quản lý theo Đạo luật Dịch vụ Thanh toán của quốc gia và đã “ngừng quản lý các quỹ ở Singapore” trước khi có báo cáo họ không thể đáp ứng các lệnh margin call.

Menon cũng chỉ trích các hiệp hội TerraForm Labs và Luna Foundation Guard – nền tảng đứng sau TerraUSD (trước đây là UST), nói rằng các công ty “không được MAS cấp phép hoặc quản lý, cũng như họ chưa xin cấp phép hoặc xin miễn trừ giấy phép”. Công ty cho vay tiền điện tử Vauld (đã đình chỉ hoạt động rút tiền, giao dịch và gửi tiền vào tháng 7) có nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động ở Singapore nhưng hoạt động không có giấy phép cùng với Terra và Luna trong bối cảnh thị trường suy thoái.

“Ngành công nghiệp tiền điện tử trên toàn cầu vẫn đang phát triển và các quy định vẫn tiếp tục bắt kịp xu hướng của ngành. Singapore thường được coi là đi đầu, với khuôn khổ cấp phép và quy định rõ ràng. Nhưng trọng tâm của quy định cho đến nay ở Singapore cũng như ở hầu hết các khu vực pháp lý lớn là rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố”.

Giám đốc MAS nói thêm rằng cơ quan giám sát tài chính sẽ tham vấn các biện pháp nhằm vào khuôn khổ quy định bao gồm “bảo vệ người dùng, hành vi thị trường và hỗ trợ dự trữ cho stablecoin” trong vài tháng tới. Vào tháng 7, Bộ trưởng cấp cao Singapore và Chủ tịch MAS Tharman Shanmugaratnam từng gợi ý về các quy tắc hạn chế đầu tư đối với trader bán lẻ và việc sử dụng đòn bẩy cho các giao dịch tiền điện tử.

“Tại Hội nghị truyền thông Báo cáo thường niên của MAS, Ravi Menon đã nêu bật những thách thức kinh tế vĩ mô chính mà nền kinh tế toàn cầu cũng như Singapore phải đối mặt và cách tiếp cận đa hướng để giải quyết lạm phát”, MAS tweet.

Giám đốc fintech của MAS, Sopnendu Mohanty, cho biết vào tháng 6 rằng cơ quan quản lý sẽ “quyết liệt và không ngừng cứng rắn” đối với các công ty có hành vi xấu. Cơ quan giám sát tài chính sau đó khiển trách 3AC vì cung cấp thông tin sai lệch, cáo buộc công ty có tài sản quản lý vượt quá số lượng cho phép theo hướng dẫn.

“MAS và các cơ quan chính phủ có liên quan sẽ thực hiện hành động cưỡng chế kiên quyết nếu phát hiện bất kỳ tổ chức nào đang tiến hành hoạt động bất hợp pháp hoặc thực hiện hoạt động được quy định mà không có giấy phép”.

3AC nợ 2,8 tỷ đô la

Theo người dùng Twitter Soldman Gachs – một chủ nợ tự xưng của quỹ phòng hộ tiền điện tử đang gặp khó khăn Three Arrows Capital (3AC) có trụ sở tại Singapore, pháp nhân hiện không còn tồn tại này bị cáo buộc nợ 2,8 tỷ đô la tiền bồi hoàn, được tổng kết thông qua cuộc họp của các chủ nợ 3AC gần đây. Ngoài ra, số tiền yêu cầu này có thế chưa phải là con số tổng cộng, vì nhiều người đã không đưa ra yêu cầu hoặc không tiết lộ số tiền yêu cầu vì lý do bảo mật.

Như Soldman Gachs đã nói, cuộc họp đã bỏ phiếu để bầu ra ủy ban chủ nợ bao gồm Digital Currency Group, Voyager Digital, Blockchain Access Matrix Port Technologies và CoinList Lend, đại diện cho khoảng 80% mức yêu cầu hiện tại.

Các tài sản của 3AC được cho là bao gồm số dư tài khoản ngân hàng, nắm giữ trực tiếp tiền điện tử, vốn chủ sở hữu cơ bản trong các dự án và NFT. Tại thời điểm công bố, vẫn chưa rõ nguồn vốn chủ sở hữu của quỹ còn lại bao nhiêu. Năm ngoái, quỹ đầu cơ này được cho là đã nắm giữ 6 tỷ đô la tài sản và 3 tỷ đô la nợ phải trả.

Thông qua một loạt các lệnh cược tăng giá có đòn bẩy cao bằng tiền vay mượn từ nhiều tổ chức tiền điện tử lớn, 3AC đã vỡ nợ trong bối cảnh thị trường gấu hiện tại. Các nhà sáng lập của công ty bị cáo buộc “bỏ của chạy lấy người”, dẫn đến lây lan sang khắp các công ty tài chính tập trung đã cho 3AC vay tiền.

Không ai biết cả hai đồng sáng lập Su Zhu và Kyle Davies hiện đang ở đâu. Trớ trêu thay, Su Zhu bị cáo buộc đòi 5 triệu đô la từ 3AC, trong khi Chen Kaili Kelly (vợ của Kyle Davies) đòi 66 triệu đô la. Tuy nhiên, số tiền này là vốn ban đầu và phụ thuộc vào việc phân phối tài sản còn lại cho các chủ nợ (nếu có).

“Sau khi thực hiện một loạt các giao dịch định hướng lớn (GBTC, LUNA, stETH) và vay từ hơn 20 tổ chức lớn, Three Arrows Capital đã phá sản. Sau đó, những nhà sáng lập đã bỏ trốn và các khoản nợ mất khả năng thanh toán dẫn đến lây lan hàng loạt trong không gian tiền điện tử”, Jack Niewold tweet.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Qiao Wang, thành viên của Alliance DAO, vừa tiết lộ một chiêu thức lừa đảo xã hội tinh vi đang nhắm vào người dùng Coinbase, liên quan đến vụ rò rỉ dữ liệu do nội gián gây ra tại sàn giao dịch này. Trong một bài đăng ngày 15/5, Wang... ...

Mạng lưới Ethereum vừa ghi nhận cột mốc lịch sử khi khối lượng giao dịch on-chain của các stablecoin đạt mức cao nhất mọi thời đại – 908 tỷ USD trong tháng 4. Cột mốc này xuất hiện trong bối cảnh ngày càng nhiều tổ chức tài chính lớn chấp... ...

Bitcoin (BTC) đã bật tăng mạnh mẽ, phục hồi tới 36% kể từ đáy 5 tháng ở mốc $74.500 thiết lập ngày 9/4. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang đối mặt với thử thách lớn khi BTC chưa thể bứt phá dứt khoát qua ngưỡng kháng cự $106.000 —... ...

Ngành công nghiệp crypto từ lâu đã phát triển mạnh nhờ vào dòng chảy thông tin thời gian thực và động lực từ những người có ảnh hưởng – đặc biệt là trên nền tảng X. Đây là nơi mà các nhà giao dịch, nhà phân tích và nhà đầu... ...

Thẩm phán Tòa án quận Hoa Kỳ Analisa Torres vừa bác bỏ yêu cầu chung của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) và Ripple Labs về việc đưa ra “phán quyết mang tính chỉ dẫn”, gọi đây là hành động “vi phạm thủ tục tố tụng”.... ...

Sàn giao dịch FTX, hiện đang trong quá trình phá sản, sẽ tiến hành phân phối hơn 5 tỷ USD cho các chủ nợ vào ngày 30/5. Đây được xem là một trong những đợt chi trả một ngày lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử các vụ... ...

Đã một tháng kể từ khi Solana công bố Confidential Balances – một tập hợp các tiện ích mở rộng nhằm bổ sung các layer bảo mật mới cho chủ sở hữu tài sản và nhà phát hành token. Động thái này giống như một nỗ lực nhằm tăng cường... ...

Trong chu kỳ hiện tại của thị trường crypto, Bitcoin vẫn chiếm vị thế thống trị — nhờ vào sự thành công của các quỹ ETF và làn sóng tích lũy từ các tổ chức lớn. Tuy nhiên, theo Giám đốc đầu tư của Bitwise, ông Matt Hougan, việc tập... ...

Đợt tăng giá ngắn ngủi của Bitcoin trên mức tâm lý 105.000 đô la đã thúc đẩy hoạt động của holder dài hạn (LTH). Theo dữ liệu on-chain, lợi nhuận mà nhóm này đã chốt tăng đáng kể trong vài ngày qua. Như vậy, nhiều nhà đầu tư LTH đang... ...

Bitcoin (BTC) hiện đang được giao dịch quanh mức 102.664 USD, nhưng theo dự báo mới nhất của Arthur Hayes – cựu CEO sàn giao dịch tiền điện tử BitMEX – “ông hoàng làng coin” sẽ có thể chạm mốc 1 triệu USD chỉ trong vòng ba năm tới, nhờ... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode