Trang chủ Kiến Thức Crypto Tiền cho không còn Token thì miễn phí!

Tiền cho không còn Token thì miễn phí!

Có rất nhiều token được phát hành cho các dự án blockchain không hề có giá trị nào. Sự thiếu sót trong các cơ chế nắm bắt giá trị, tính lộn xộn trong các chiến lược thị trường và các quy trình tích hợp phức tạp đã tạo ra “dịch bệnh” trong hệ sinh thái blockchain. Sự non nớt của hệ sinh thái công nghệ và thiếu động lực văn hóa để áp dụng công nghệ phi tập trung là những nguyên nhân chính. Vòng đầu cơ mới nhất của token và tiền điện tử đã kết thúc, mà không gặp phải lỗ hổng của việc áp dụng chính thống các ứng dụng và dịch vụ phi tập trung. Đối với hầu hết các dự án, không onboard, không có người dùng, không có thu nhập và hoàn toàn không có gì để giữ vốn hoặc người dùng hoạt động trong nền kinh tế token của họ.

Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Luận điểm “bất thường” của tôi không hẳn là xung khắc với các luận điểm khác được đưa ra bởi cộng đồng.

Không có giá trị tiện ích chính thống nào trong các mạng lưới blockchain ngày nay cả.

Chẳng có ai quan tâm đến:

  1. Bảo mật các giao dịch ngang hàng, nhắn tin, hộp thư thoại hoặc video
  2. Không cần đến sự tin tưởng, tính toán công bằng
  3. Quyền riêng tư và khả năng chống lại công tác kiểm duyệt

Cái gì? Tôi tưởng bạn là người đề xuất các mạng lưới này chứ. Tôi rất tiếc khi phải nói ra điều này với tất cả bạn bè blockchain và crypto của tôi… Tôi không phải là đối tượng mục tiêu bạn cần thuyết phục. Để có được sự tiếp nhận rộng rãi, chúng ta cần tiện ích chính thống. Chúng ta cần các “soccer mom” (các bà mẹ quan tâm đến hoạt động giải trí của con), các nhà hoạt động môi trường và thợ ống nước với mong muốn cháy bỏng để trở thành những cá nhân có chủ quyền và chia sẻ mong muốn của cộng đồng blockchain và cryptocurrency về quyền được kiểm soát, về sự riêng tư và sự tự chủ khi trực tuyến. Chúng ta phải áp đặt nó thông qua một cuộc cách mạng kiến trúc internet với gánh nặng không phải đè lên trên người dùng, mà trên các công ty đã từng tìm cách kiểm soát cuộc sống online của chúng ta.

Tuy nhiên ngay bây giờ, phần lớn những người giàu có phía Tây cũng không quan tâm đến phong trào này. Tại sao không?

Tiện ích có ý nghĩa

Giá trị tiện ích blockchain và cryptocurrency, chẳng hạn như các ứng dụng ngang hàng và xuyên biên giới, bảo mật, các giao dịch không kiểm duyệt không quan trọng đối với các thành phần giàu có của các quốc gia phát triển. Điều duy nhất có ý nghĩa đối với một người sống ở một nước phát triển, nơi mà họ cảm thấy tự do, đó là khả năng bảo vệ đồng tiền fiat đang có khả năng kiềm chế lạm phát của họ. Mặt khác, chi phí chuyển đổi, chi phí nhận thức và việc thiếu các công cụ khiến cho hầu hết người dùng từ các quốc gia phát triển gặp khó khăn trong việc cân nhắc rời khỏi các ứng dụng và hình thức thanh toán truyền thống. Hầu hết mọi người không có sự lo lắng về quyền riêng tư hoặc siêu lạm phát.

Mạng lưới Blockchain và cryptocurrency hoàn toàn có lợi ích thực sự và giải quyết rất nhiều vấn đề với Internet và xã hội. Nhưng chúng đều có giá của chúng và thực sự nó không hề “sexy” chút nào. Phân tích lợi ích chi phí của việc áp dụng công nghệ này cũng không giải thích hết được. Chi phí chuyển đổi quá cao so với một cái gì đó không phải là vấn đề to tát trong thời điểm hiện tại. Rất ít người chưa cần sự riêng tư và khả năng chống lại việc kiểm duyệt, như Andreas M. Antonopoulos đã chỉ ra nhiều lần trước đó.

Đừng giết chết ứng dụng tin nhắn, ngay cả khi bạn muốn giết chết Facebook Messenger.

Thế còn sự ‘phi trung gian hóa’ thì sao? Cả việc “nô lệ hóa”các dữ liệu và hiệu quả đạt được nữa?

Công nghệ blockchain có thể giúp giải quyết các vấn đề một khi mọi người quan tâm đến nó. Dưới đây là những vấn đề vẫn còn bị vướng mắc:

  1. Thiết kế UX còn nghèo nàn
  2. Lượng vốn cồng kềnh và quá trình onboard kỹ thuật (tiền fiat and các key)
  3. Mọi người … không … quan tâm đâu!

Có phải bạn đang bắt đầu nhìn thấy một mẫu hình nào đó không? Hầu hết các dự án bắt đầu ở các nước phát triển cho ra những câu chuyện đã giải quyết “First world problems” (các vấn đề thế giới thứ nhất). Đơn giản là không có đủ người quan tâm đến những vấn đề này. Các dự án không thể tích hợp người dùng và duy trì nhu cầu sử dụng mạng lưới của họ. Điều này dẫn đến tỷ lệ tiện ích thấp so với giá trị đầu cơ. Nhắc lại về chủ đề cơ bản: không có phong trào văn hóa nào đối với quyền riêng tư, các tài sản chống lại việc kiểm duyệt và tiện ích blockchain từ những người tham gia đầu tiên trên thế giới vượt qua được sự tham lam và đầu cơ đối với token và tiền mã hóa.

Nếu chúng ta muốn xảy ra sự chấp nhận hàng loạt đối với công nghệ này, chúng ta sẽ cần phải vượt lên trên sự suy đoán, sau đó thiết kế các hệ thống tạo ra một mong muốn cháy bỏng trong nền văn hóa đó để bảo vệ sự riêng tư, cung cấp khả năng chống lại việc kiểm duyệt và cung cấp quyền sở hữu thực sự. Nếu không, chúng ta sẽ bán tiền ra chả vì cái gì, dẫn đến bong bóng đầu cơ mới xuất hiện gần đây và sẽ trở thành cở sở cho nhiều cái xuất hiện hơn nữa. Các loại tiền mã hóa tăng lên mức cao kỷ lục, mọi người vội vã tìm những cách có ý nghĩa để sử dụng khối tài sản to lớn của họ, không có đủ use case và cuối cùng, mọi người sẽ cảm thấy buồn chán và bỏ đi.

Những câu chuyện mang tính suy đoán

Việc hiểu được quá khứ có lẽ là cách tốt để châm ngòi cho cuộc thảo luận về cách chúng ta dự định xây dựng tương lai dưới tư cách là một cộng đồng. Hãy cùng nhau “mở gói” sự suy đoán về các dự án blockchain cho đến nay và xem liệu chúng ta có thể
a) thiết kế các khuyến khích tốt hơn và
b) kết nối các khuyến khích này với tiện ích thực sự và có thể thu hút mọi người.

Nếu người phương Tây mua token và tiền mã hóa mà không có ý định thực sự trong việc sử dụng các tính năng hoặc tương tác với mạng lưới và những người dùng trong đó, vậy ý định của họ là gì? Họ đang suy đoán về giá trị tương lai và hiệu ứng mạng lưới, như một nhà đầu tư mạo hiểm vậy. Các doanh nghiệp giai đoạn đầu, các startup lúc nào cũng bán những câu chuyện cho các nhà đầu tư ban đầu. Những câu chuyện được kể và bán bởi các dự án blockchain phát hành token là gì?

  1. Đánh giá Token
  2. Luận điểm hàng hóa
  3. Quản trị

Đây không phải là các mô hình token cụ thể như mã token thanh toán, công việc, tiện ích hoặc bảo mật. Đó là những câu chuyện có tính suy đoán rộng và không loại trừ lẫn nhau. Công việc phân loại mô hình tài sản mã hóa và token vẫn đang trong quá trình phát triển. Để có một cái nhìn sâu sắc hơn, một báo cáo tuyệt vời mới đây đã được phát hành bởi Crypto Compare, “Báo cáo phân loại tài sản mã hóa”.

1. Đánh giá Token

Trong giai đoạn “bùng nổ” ICO vào năm 2017, đây là luận điểm chi phối cho việc “tham gia sớm” trên mạng lưới được hỗ trợ bởi crypto hoặc token. Các dự án đã cố gắng ghép nối các nguồn kinh tế hữu hạn của Áo với các hiệu ứng mạng lưới startup của Silicon Valley. Điều này đã vẽ nên một bức tranh vô cùng sống động về nhu cầu ngày càng tăng với nguồn cung hạn chế. Có nghĩa là, tài sản cơ bản, giao dịch tự do đang tăng giá so với các đồng tiền ổn định như USD.

Thú vị phải không nào? Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy vài lần ở Silicon Valley, các ứng dụng dành cho doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng có nhóm đối tượng không kiên định. Người dùng thường có chi phí chuyển đổi thấp, đi từ ứng dụng này đến ứng dụng khác (Snap/Slack) chỉ với một vài mạng xã hội chủ yếu và các ứng dụng kinh doanh bao gồm phần lớn thị trường. “Hiệu ứng mạng lưới” không phải là chiến lược Go-to-Market (GTM) vững chắc theo cùng cách mà “công nghệ hay ho” không phải là một kế hoạch kinh doanh.

“Luận điểm fat protocol” (tạm dịch: Luận điểm giao thức “béo bở”) thú vị không kém. Luận điểm fat protocol xem xét sự tồn tại của một tài sản mã hóa cung cấp một lớp dữ liệu được chia sẻ và các ứng dụng xây dựng ngay trên đầu. Với việc người dùng tự do chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác, phần lớn giá trị sẽ được tích luỹ trong tài sản mã hóa thay vì trong ứng dụng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có tầm nhìn ngắn đã bỏ qua một số khả năng GTM của các nhóm dự án blockchain, dẫn đến một thành phần quan trọng còn thiếu trong luận điểm fat protocol để làm việc và sử dụng. Các mạng lưới phải có giá trị đi qua giao thức để có thể nắm bắt được bất kỳ lúc nào. Không sale, không người dùng, không hiệu ứng mạng lưới, không giá trị. Như đã nêu ở trên, hầu hết người dùng chỉ đơn giản là không có động lực văn hóa hoặc thực tiễn để tiếp nhận các ứng dụng ngang hà ng vướng víu này trong thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, một mô hình cung cấp token hữu hạn với khả năng ‘khai thác-trước’ là một sự khởi động lười biếng của một thứ trái với mạng lưới theo phong cách Bitcoin, nơi chỉ có thời gian và công việc mới có thể chứng minh được giá trị đích thực. Ngoài ra, Bitcoin vẫn sở hữu “một củ cà rốt” lớn để khuyến khích việc áp dụng: phần còn lại của 21 triệu bitcoin vẫn chưa được phát hành. Hoàn toàn trái ngược với các dự án đã đổ tất cả các token của họ vào các thị trường thông qua việc bán token của họ mà không có những khuyến khích trong việc khai thác bổ sung để góp vốn, làm việc và tham gia vào mạng lưới. Đó chỉ là nền kinh tế xấu. Những bản thiết kế gốc đã đưa các dự án vào lòng thương xót của nhu cầu suy đoán và hoàn toàn tránh các cơ chế cần thiết để đáp ứng thành phần quan trọng đó của luận điểm fat protocol. Sử dụng.

2. Luận điểm hàng hóa

Cơn sốt Vàng! Tiền để không … Có lẽ một ít là để làm việc. Trong vài năm qua, các dự án blockchain đã hứa hẹn một vài loại đầu tư khác nhau trong các mạng lưới tiện ích. Bạn có thể mua vào một ICO và về cơ bản, hãy cứ HODL và rồi THẮNG LỚN. Đầu tư vào một số phần cứng, đặt cọc một số tiền và tham gia vào một số “công việc”. Nếu mạng lưới thực sự thành công, bạn sẽ ổn thôi. Dưới đây là cách một số mô hình được cải thiện đã bán câu chuyện của họ và kiếm kiếm được hàng triệu đô la.

Kho lưu giữ giá trị
Rất khó để chỉ trích Bitcoin dưới vai trò là một “đồng tiền mạnh”. Lý do: Bitcoin dựa trên toán học. Nếu bạn thích các thuộc tính như ẩn danh, khả năng chống kiểm duyệt và thanh toán xuyên biên giới, thì bạn sẽ có được lợi ích. Bitcoin có nguồn cung hạn chế và lợi nhuận giảm dần cho các thợ đào. Nó thực sự khá “chau chuốt”. Với việc không có quá trình khai-thác-trước và duy trì tính bền vững về mặt toán học, và đúng với giá trị ban đầu, Bitcoin đạt được quyền lợi là một kho lưu giữ giá trị cho những người tin vào nó. Càng nhiều người tin vào một kho lưu trữ cung cấp giá trị hữu hạn, thì nó càng có giá trị về mặt lý thuyết. Mạng lưới Bitcoin nên tiếp tục cung cấp cùng một mức độ an toàn, khả năng chống kiểm duyệt, chuyển giao và lưu trữ giá trị lâu sau khi bitcoin cuối cùng được khai thác.

Góp vốn bằng Token
Các mạng lưới như Quantum và Ethereum cho phép những người HODL thực hiện công việc và chia sẻ doanh thu của mạng lưới. Một doanh nghiệp phi tập trung duy trì một mạng lưới và thậm chí cả trạng thái của ứng dụng. Một người nhận được token, gắn kết với tư cách là một node trên mạng lưới, cung cấp một số năng lượng tính toán cho công việc tự động có nhiệm vụ bảo vệ mạng lưới và giúp đạt được sự đồng thuận phi tập trung về trạng thái cơ sở dữ liệu trong tương lai. Người dùng trả phí cho mạng lưới để cập nhật cơ sở dữ liệu và các node kiếm được một phần của các khoản phí đó cho công việc của họ. Ngay cả các developer từ các quốc gia phát triển cũng có thể muốn tạo ra các ứng dụng “bất khả chiến bại”.

Token Công việc
Các token có thể đại diện cho một dạng công việc khác ngoài việc bảo vệ mạng lưới hoặc cập nhật trạng thái ứng dụng. Các ví dụ có thể trải dài từ Proof of Space Time trong Chia hoặc Filecoin, chứng minh các tập tin đã được lưu trữ và có sẵn cho một thời gian nhất định, tới một cái gì đó “chóng tàn” hơn như việc quản lý thông tin và tín hiệu xã hội trong một Token Curated Registry (TCR). Trong khi các mạng lưới Proof of Space Time vẫn chưa “đâm chồi”, một số nỗ lực đã được thực hiện trên TCR mà vẫn chưa đạt được bất kỳ thành công đột phá nào cho đến nay.

Tôi không muốn tỏ vẻ bi quan về lĩnh vực kỹ thuật token, đây là một trong những lĩnh vực thú vị nhất trong thiết kế cơ chế hiện nay. Ngoài việc đảm bảo an ninh cho một mạng lưới blockchain, chúng ta có thể thiết kế các cơ chế đồng thuận xã hội mang tính phi tập trung, chống lại Sybil và ngang hàng. Việc định lượng các hàng hóa hữu ích, dịch vụ xã hội và tham gia vào văn hóa sẽ dẫn đến một nền kinh tế token thành công. Các nền kinh tế quốc gia tự duy trì bằng cách sản xuất hàng hóa, dịch vụ và văn hóa, xuất khẩu những thứ này ra thế giới. Một bộ lạc online trên mạng lưới phi tập trung không biên giới có thể có GDP được tính bằng tiền mã hóa là tổng số các ứng dụng và dịch vụ phi tập trung. Thông qua các cơ chế thương mại và tài chính toàn cầu, các quốc gia trực tuyến có thể hình thành xung quanh sự đồng thuận xã hội. Chúng ta cũng có thể thấy điều ngược lại. Thú vị phải không nào?

Token sở hữu trí tuệ
Token IP là một loại token dường như chưa tồn tại. Những token này cung cấp quyền truy cập độc quyền hoặc quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi Spotify và Netflix có thể tuyên bố họ đã xác định lại ngành công nghiệp âm nhạc và phim ảnh, thì các vấn đề mang tính hệ thống về quản lý thương hiệu và IP đang lan tràn và tồn tại lâu dài. Các maạng lưới ngang hàng của các nghệ sĩ và người hâm mộ nghe có vẻ rất lạc quan và xa vời. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu với việc tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có như hệ thống pháp luật, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Câu hỏi duy nhất là: liệu chúng ta có thể làm cho nó đủ đơn giản để các nghệ sĩ và người hâm mộ quan tâm không?

Giấy phép sử dụng âm nhạc ngày nay phải có được thông qua cuộc trò chuyện 1–1 với nhãn hiệu và người quản lý. Đây là những quy trình dài dòng, liên quan đến trung gian hoặc chí phí nền tảng nếu bạn sử dụng stock music. Việc bán giấy phép cho background music (nhạc nền) trong video trên YouTube phải là giao dịch ngang hàng đơn giản. Các mạng lưới giống nhau có thể hoạt động để kết nối nghệ sĩ với người hâm mộ với mọi thứ, từ việc phát sóng tới bán vé và hàng hóa. Việc gắn IP có giá trị với một mạng lưới và thêm hợp đồng thông minh cho việc cấp phép, sử dụng, thu thập, sử dụng hạn chế và các cơ chế thị trường khác có thể đem lại những kết quả có giá trị. Có thể là vậy.

Token Game và Các đồ sưu tầm
Các token này thường là Non-Fungible Token (NFT – Những token không thể thay thế được) nhưng không nhất thiết phải như vậy. Người chơi có thể bán vàng trong trò chơi và loại vàng đó có thể trở nên có giá trị trong một số trò chơi khác nhau. Tuy nhiên, điều này không hẳn là dễ dàng đến thế. Có một số dự án ngoài kia thử nghiệm với những cơ chế này. Điều này liên quan đến việc tạo ra các phong trào văn hóa xung quanh công nghệ. Khi một thương hiệu là “thương hiệu mới”, nó có thể gặp khó khăn trong việc thúc đẩy người hâm mộ ngay từ bước đầu.

Không có giá trị thương hiệu kế thừa, Cryptokitties yêu cầu người dùng yêu thích những vật nuôi mới lạ mà họ chưa bao giờ gặp trước đó. Công chúng không quan tâm đến quyền sở hữu kỹ thuật số thực sự. Do đó, không có giá trị tiện ích chính thống nào của Kittyverse. Chúng ta có các cơ chế hiện tại nếu một studio trò chơi hoạt động kém, chúng ta sẽ ngừng chơi; ngừng trả tiền cho quyền chơi trực tuyến; hoặc kiện họ như trường hợp với thanh kiếm có giá $28k USD từ Lineage. Thay vào đó, có thể có các vụ kiện dựa trên Giấy phép Nifty theo cách khác, công ty blockchain cho người dùng. Những phát triển này thực sự khiến cộng đồng blockchain trở nên bức xúc.

Với việc có nhu cầu chủ chính thức để sở hữu toàn bộ khả năng chống lại việc kiểm duyệt… Cryptokitties có thể có UX tốt nhất trong ngành, nhưng vẫn khó để tiếp cận trò chơi điện tử mà không có giá trị thương hiệu nào tồn tại để tận dụng. Xin chào Pokemon!

3. Quản trị

Quản trị kết hợp tiện ích với đầu tư. Nó không yêu cầu đến công nghệ blockchain. Nhiều hình thức quản trị có các lỗ hổng hiện không được blockchain giải quyết; ví dụ, quản trị doanh nghiệp vốn tồn tại với cơ sở hạ tầng cũ để hỗ trợ nó. Nó có hoàn hảo không? Không. Có giải pháp blockchain không? Không chắc chắn.

Thị trường chứng khoán được thiết kế để cho phép các công ty huy động vốn cho các dự án lớn. Cho phép công chúng đầu tư các cá nhân được hưởng lợi từ việc tạo ra giá trị kinh tế của các dự án đó. Các cổ đông được trao quyền biểu quyết, quản lý và kiểm soát các công ty đó. Khi các cổ đông tăng lên đến hàng triệu và các nhà đầu tư bị mất quyền lợi trong việc quản trị, mô hình quản trị sẽ dần bị suy yếu. Số phiếu bầu của cổ đông thường xuyên xảy ra và thường chỉ khi có điều gì đó đi sai hướng, tức là được sử dụng như những gậy lớn cho các thành viên hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. Thị trường bao gồm hàng triệu công ty, và trong mỗi công ty có hàng triệu cổ đông tiềm năng, làm cho chi phí giao dịch bỏ phiếu và quản trị cao “chót vót”.

Có một liên kết thú vị giữa tiện ích và đầu tư. “The Howey Test” (Bài kiểm tra Howey), một bài kiểm tra với 4 mệnh đề để xem liệu một hợp đồng có phải là một khoản đầu tư hay không, khẳng định một khoản đầu tư tồn tại nếu “bất kỳ lợi nhuận nào đến từ những nỗ lực của người quảng bá hay bên thứ ba”. Do đó, ngay cả khi bạn bỏ phiếu, những người khác cũng đang bỏ phiếu. Nếu quản trị dẫn đến các quyết định ràng buộc đem lại lợi nhuận, thì có nghĩa bạn đang giữ gìn an ninh. Do đó, bản thân quản trị không đủ tiện ích để giữ không cho ủy ban chứng khoán lại gần.

Cần lưu ý rằng Bài kiểm tra Howey cũng có “cửa bẫy” dựa trên nguồn gốc của luật pháp thông thường, nói rằng “có kỳ vọng về lợi nhuận từ khoản đầu tư”. Câu hỏi liên quan đến ngoại lệ sẽ là … luật này là theo ai?

Một phiên bản đơn giản hơn của Howey Test cho một mạng lưới blockchain, một doanh nghiệp thường được sở hữu, có thể là:

Ai đó mua một token mong đợi lợi nhuận dựa trên công việc được thực hiện bởi những người khác.

Kết luận

Có bao giờ xảy ra chuyện tiền để không không? Chắc chắn rồi. Nhưng bạn phải ở đúng nơi và vào đúng thời điểm. Hầu hết các dự án token từ năm 2017 đều là a) nóng hổi như chứng khoán, hoặc b) vô giá trị. Vì vậy, hy vọng đang được đặt trên một số dự án cổ điển năm 2017, chúng dựa trên một nguồn cung cấp hữu hạn của token, không có chiến lược GTM và kinh tế kém.

Các dự án token này đã cố gắng để bắt đầu các nền kinh tế không biên giới, chống kiểm duyệt của riêng họ. Một ý tưởng khá tuyệt, nếu ai đó quan tâm. Tôi đã chỉ ra rằng tất cả giá trị tiện ích thực sự của blockchain và tiền mã hóa như quyền riêng tư, khả năng chống kiểm duyệt và sự phi trung gian hóa có ít tính hấp dẫn hơn so với chi phí chuyển đổi và đường cong học tập (learning curves) của việc áp dụng các mạng lưới và ứng dụng này. Thiết kế UX kém, quy trình onboarding có ma sát cao và tin nhắn mang tính văn hóa không đáng kể của các dự án này là nguyên nhân chính. Chúng ta chưa thấy tỷ lệ tiện ích và giá trị đầu cơ, mức cao này kể từ kỷ nguyên dot com; và đây sẽ không phải là lần cuối cùng cho blockchain và tiền mã hóa.

Xem thêm:

Viettel ‘dấn thân’ vào không gian blockchain

Sàn giao dịch Bitcoin ngang hàng Hodl Hodl triển khai các hợp đồng đa chữ ký

Coinbase sa thải 15 nhân viên: Lỗi tại ai?

Theo TapchiBitcoin.vn/hackernoon

MỚI CẬP NHẬT

chính sách của Hoa Kỳ có thể khiến các nhà đầu tư crypto sợ hãi

Coin Center cảnh báo chính sách quản lý của Mỹ có thể khiến các...

Nhóm vận động phi lợi nhuận Coin Center vừa đưa ra cảnh báo rằng, mặc dù chiến thắng của Donald Trump có thể mang...

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo hiệu đã đến lúc quản lý Bitcoin tại...

Hôm nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về hai dự thảo luật quan trọng: Dự thảo Luật quản lý và đầu tư...

Ethereum vs Solana: Altcoin nào sẽ dẫn đầu trong chu kỳ này?

Sự thống trị của Ethereum trong không gian DeFi khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án ổn định và...

Tin vắn Crypto 23/11: Bitcoin có khả năng chạm mốc $180.000 vào năm 2026...

Từ nhận định Bitcoin có khả năng cán mốc $180.000 vào năm 2026 đến Aptos công bố kế hoạch tích hợp dịch vụ thanh...

Dòng chảy ra ròng 4,5 tỷ USD tạo nên động lực tăng giá cho...

Dữ liệu từ IntoTheBlock tiết lộ rằng đã có dòng tiền trị giá 4,5 tỷ USD rút khỏi các sàn giao dịch trong bảy...
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản Hướng dẫn về tiền điện tử

Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản hướng dẫn về tiền điện tử...

Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính Hoa Kỳ (FINRA) đã công bố một hướng dẫn toàn diện dành cho các nhà đầu...
ca-voi-mua-altcoin

Cá voi đã tích lũy 3 altcoin này trong tuần qua

Xu hướng tăng của thị trường được kích hoạt bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5...
Bộ trưởng dịch vụ tài chính Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi về tiền điện tử

Bộ trưởng DFS Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về tiền...

Mới đây, tại Hội nghị SBI Banking & Economics Conclave, M. Nagaraju, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tài chính (DFS) của Ấn Độ, đã...

Giá Bitcoin có thể tăng lên tới 140.000 USD, quỹ đầu tư sử dụng...

Intelligent Alpha là một quỹ đầu tư trị giá 30 triệu USD, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn toàn đảm nhận vai trò...

Ví Phantom vượt Coinbase trong bảng xếp hạng Apple App Store nhờ cơn sốt memecoin

Sự thay đổi trong xu hướng ưa chuộng của người dùng đối với các ứng dụng tiền điện tử đã tạo ra bất ngờ...
sol-tang-gia

Giá Solana (SOL) đạt ATH mới, mục tiêu tiếp theo ở đâu?

Solana (SOL) đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục $264,50 vào ngày 23/11, được thúc đẩy bởi đà tăng của Bitcoin (BTC) tiến...
Lạm phát Ethereum tăng vọt giữa những thay đổi của Dencun

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay, với hơn 350.000 ETH (trị giá khoảng 1,1 tỷ USD)...

Những dự án này sẽ mở khóa 475 triệu USD vào tuần tới

Vào thứ Sáu, dữ liệu từ Tokenomist tiết lộ rằng thị trường tiền điện tử sẽ trải qua một đợt gia tăng nguồn cung...

Cộng đồng crypto hoảng sợ sau lời bình “Bitcoin là người chiến thắng” của...

Jim Cramer, người dẫn chương trình Mad Money, đã gây bất ngờ lớn cho cộng đồng đầu tư Bitcoin vào thứ Sáu, khi đưa...

Sui đang phát triển vượt bậc và cạnh tranh với Aptos để trở thành...

Hệ sinh thái blockchain Sui đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian gần đây, với sự gia tăng mạnh mẽ...

Giá Coin hôm nay 23/11: Bitcoin tiếp tục lập ATH mới sát $100.000, altcoin...

Bitcoin đang tiến gần đến mốc $100.000, được thúc đẩy bởi kỳ vọng về các quy định thân thiện của Hoa Kỳ và sự...