Trang chủ Tạp chí Tiền tệ kỹ thuật số có giúp chúng ta “tự do” hơn...

Tiền tệ kỹ thuật số có giúp chúng ta “tự do” hơn trong việc kiểm soát tài sản?

Khi Venezuela và Trung Quốc bắt đầu sử dụng tiền tệ kỹ thuật số như một phương tiện cho việc kiểm soát và giám sát kinh tế, liệu tiền điện tử có giữ được lời hứa ban đầu của nó?

Đối với những người theo dõi thông tin về cuộc khủng hoảng ở Venezuela, họ có thể cảm thấy như đang xem một bi kịch trong chuyển động chậm vậy. Đất nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tiền tệ cực đoan nhất thời đại với lạm phát gần đây lên tới 1.000.000% – và kể từ năm 2013 đã chứng kiến một sự co thắt kinh tế tồi tệ hơn cuộc Đại khủng hoảng năm 1929.

Venezuela từng là một trong những quốc gia giàu nhất ở Nam Mỹ, giờ nền kinh tế bị hủy hoại, sinh kế bị phá vỡ, nạn đói và bạo lực đang lan tràn. Những tuần qua đã xảy ra các cuộc tấn công quân sự được nhà nước hậu thuẫn chống lại chính công dân của mình đang xếp hàng chờ viện trợ nhân đạo và mất điện xảy ra trên toàn quốc.

Một loạt các vấn đề đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng, trong đó có sự phụ thuộc quá mức vào dầu thô và các lệnh trừng phạt đến từ các cường quốc phương Tây. Một nguyên nhân quan trọng khác là việc quản lý tiền tệ của đồng Bolivar, tiền tệ quốc gia Venezuela. Trong hơn một thập kỷ, các chế độ của Venezuela đã thiết lập các biện pháp kiểm soát vốn, ngoại hối và kiểm soát giá cả nghiêm ngặt đối với tiền tệ của mình, khiến những người có tiền tiết kiệm hầu như không thể duy trì tài sản của họ bằng cách đổi sang đồng đô la Mỹ hay bất kỳ ngoại tệ nào khác. Việc in tiền tràn lan để tài trợ cho thâm hụt gần 30% của chính phủ đã tạo nên một đồng bolivar không có giá trị.

Người Venezuela đang tuyệt vọng tìm giải pháp thay thế để bảo vệ tiền tiết kiệm, kiếm tiền và giao dịch. Một số người đã từ bỏ bolivar để sử dụng trứng, sữa bột và bột mì làm công cụ đổi chác. Có những người đổ xăng đầy xe của họ và lái xe qua biên giới tới Colombia, nơi họ có thể rút xăng ra để bán để đổi lấy đồng peso của Colombia.

Vậy những điều kể trên có liên quan gì đến tiền kỹ thuật số không?

Thực ra tiền điện tử cũng liên quan một chút. Khi phải đối mặt với một loại tiền mặt không có giá trị, một số người Venezuela đang chuyển sang sử dụng tiền điện tử phi tập trung, cụ thể là bitcoin, như một kho lưu trữ giá trị và phương tiện trao đổi ổn định. Đồng thời, vào tháng 2 năm 2018, chính phủ Venezuela, đã giới thiệu loại tiền kỹ thuật số riêng, đồng petro, được nhà nước kiểm soát tập trung và cho phép chính phủ theo dõi trực tiếp hoạt động tài chính của công dân.

Một cuộc chạy đua về mặt tư tưởng đang diễn ra xung quanh đồng tiền kỹ thuật số ở Venezuela: Một mặt, nó đang được sử dụng như một phương tiện giám sát và kiểm soát độc đoán, mặt khác, nó được sử dụng như một công cụ để bảo vệ mọi người khỏi sự áp bức kinh tế và lạm dụng phi dân chủ. Sự căng thẳng ở Venezuela là biểu tượng của một cuộc đấu tranh lớn hơn đang nổi lên trên khắp thế giới, khi quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang phương tiện giao dịch hoàn toàn bằng kỹ thuật số đã bắt đầu. Liệu việc chuyển đổi sang tiền kỹ thuật số có mở rộng quyền tự do kinh tế của chúng ta – khả năng giao dịch của chúng ta với bất kỳ ai chúng ta chọn với phương tiện đã định sẵn không? Hay nó sẽ làm điều ngược lại, trở thành chất xúc tác để kiểm soát?

Mục tiêu ban đầu của tiền điện tử

Tiền điện tử không phải là một giải pháp “đỡ đạn” cho các cuộc khủng hoảng như ở Venezuela, hay bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nào. Đối với nhiều người trong chúng ta đã trải qua, tiền điện tử gợi lên những người trong cuộc ở Thung lũng Silicon và các nhà đầu cơ “theo phong cách cổ phiếu penny” tạo ra (và cả đánh mất) vận may vô lý trên những đồng coin với những cái tên lạ. Và tiền điện tử, giống như bất kỳ loại tiền tệ nào, chúng cũng đã được sử dụng cho hoạt động bất hợp pháp, đáng chú ý nhất là để mua ma túy trên web chợ đen nổi tiếng, Silk Road.

Tuy nhiên, tiền điện tử vẫn có những hứa hẹn cho những người sống trong trong xã hội phải đối mặt với áp bức kinh tế và chính trị. Để hiểu lý do tại sao, cần phải nắm bắt mục đích ban đầu của công nghệ tiền điện tử.

Mười năm trước, bitcoin được giới thiệu là đồng tiền điện tử mã nguồn mở đầu tiên, có tính phi tập trung, ngang hàng và nó đã trở thành loại tiền được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này. Các kiến trúc sư của công nghệ củng cố bitcoin đã thiết kế để giải quyết các thách thức được tạo ra bởi các loại tiền tệ thông thường, tập trung vào việc tối đa hóa cơ quan của người dùng. Những mục tiêu này được phản ánh trong một vài thuộc tính cốt lõi.

Đầu tiên, bitcoin được thiết kế để hoạt động như tiền mặt kỹ thuật số. Điều đó có nghĩa là gì? Với tiền mặt, bạn giao dịch mà không cần trung gian. Ngược lại, với một giao dịch kỹ thuật số điển hình, một bên trung gian – ví dụ như Visa hay Venmo – có thể nhìn thấy mọi giao dịch bạn thực hiện. Dữ liệu này cho thấy có một cái bẫy để giám sát hoặc thậm chí là kiểm duyệt. Một xã hội trong đó các hệ tư tưởng bị đàn áp có thể sử dụng dữ liệu giao dịch để theo dõi và gắn cờ truy cập vào tài liệu trong danh sách đen hoặc quấy rầy mọi người. Hãy tưởng tượng một người phụ nữ trả tiền cho các dịch vụ sức khỏe sinh sản ở một khu vực trên thế giới, nơi việc này là ngoài vòng pháp luật. Liệu chúng ta có muốn các giao dịch tài chính của cô được tiết lộ ra bên ngoài không? Bitcoin được thiết kế để hoạt động giống như tiền mặt: Bạn gửi trực tiếp cho người mà bạn đang cần trả tiền, giống như trao cho ai đó một tờ hóa đơn 10 đô la vậy. Một lưu ý là mọi giao dịch bitcoin được ghi lại trên một sổ cái kỹ thuật số được chia sẻ, nó sử dụng địa chỉ bitcoin thay cho một cái tên.

Thứ hai, không giống như các ứng dụng thanh toán tập trung như WeChat của Trung Quốc hay PayPal của Hoa Kì, Bitcoin có khả năng chống kiểm duyệt. Điều này có nghĩa là nếu giả sử bạn là một người bất đồng chính trị, chính phủ hoặc các tập đoàn không thể chặn giao dịch hoặc cấm bạn sử dụng bitcoin. Kiến trúc phi tập trung của Bitcoin khẳng định không có tác nhân nào có khả năng chặn việc bạn sử dụng hệ thống, giống như không một phe nào có thể dập tắt internet cả.

Cuối cùng, các nhà thiết kế bitcoin đã khiến việc gian lận hoặc thay đổi các thuộc tính cốt lõi của hệ thống trở nên vô cùng khó khăn. Thay vì một tác nhân trung tâm kiểm soát hệ thống (như ngân hàng trung ương có chủ quyền), hệ thống bitcoin dựa trên sự tin tưởng phi tập trung. Tính toàn vẹn của hệ thống được xây dựng theo thời gian thông qua các tương tác của các máy tính xác thực trên mạng bitcoin, chúng phải cùng nhau đạt được sự đồng thuận về hệ thống tiền tệ bitcoin (ví dụ, có bao nhiêu bitcoin tồn tại và ai sở hữu chúng). Cách tiếp cận phi tập trung này để xác nhận làm khiến nó trở nên cực kỳ khó khăn cho những người ngoài cuộc, ví dụ, thay đổi nguồn cung tiền. Việc không ngừng in thêm tiền, như chính phủ Venezuela đã làm khi khủng hoảng của chính họ ngày càng sâu sắc, việc này không thể xảy ra với bitcoin.

Thật không may, thập kỷ vừa qua đã chứng kiến các thuật ngữ về blockchain, và tiền điện tử bị sử dụng và lạm dụng biến thành vô nghĩa, che khuất những đặc điểm quan trọng nhất của tiền điện tử: chống lại sự kiểm duyệt, không một nhân tố nào kiểm soát nó và rất khó để thay đổi các quy tắc của hệ thống.

Tiền điện tử dưới vai trò là một phương tiện áp chế

Một ví dụ về việc lạm dụng tiền điện tử như một thuật ngữ chính là petro. Petro được triển khai để sử dụng ở Venezuela không phải với tư cách là một loại tiền điện tử, mà thực chất là ngược lại. Petro là đồng tiền kỹ thuật số được kiểm soát tập trung, giá trị mờ đục và lưu thông tùy ý. Nó hoạt động trên các máy chủ do nhà nước vận hành, sử dụng công nghệ có tên là “Fatherland System” (Hệ thống Tổ quốc), được phát triển bởi gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc ZTE, với sự hỗ trợ từ Nga. Fatherland ban đầu được giới thiệu như một hệ thống ID quốc gia, nhưng nó đã hoạt động như một công cụ được thiết kế để theo dõi hoạt động tài chính của công dân. Với nhiều người đã về hưu ở Venezuela, chế độ đã tự hoán đổi tiền bolivare của họ thành petro. Với một chính phủ chuyên quyền có ý định theo dõi mọi giao dịch được thực hiện bằng tiền tệ, điều này đã tạo nên một sự thoái hóa sâu trong bộ máy cơ quan kinh tế đối với công dân.

Hứng thú trong việc coi tiền kỹ thuật số như một phương tiện kiểm soát không chỉ dừng lại ở Venezuela. Trung Quốc đang âm thầm chuẩn bị giới thiệu loại tiền kỹ thuật số của riêng mình. Một lần nữa, trái ngược với các loại tiền điện tử như bitcoin, loại tiền này sẽ tăng thêm sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với hệ thống tài chính và cuộc sống của người dân.

Theo các bằng sáng chế của ngân hàng trung ương Trung Quốc, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ sử dụng ví trên điện thoại di động để đổi nhân dân tệ lấy loại tiền kỹ thuật số mới. Bất kỳ giao dịch nào được thực hiện bằng loại tiền tệ này sẽ yêu cầu tiết lộ người và những thứ có liên quan, cho phép chính phủ Trung Quốc theo dõi mọi giao dịch đơn lẻ mà công dân của họ thực hiện.

Trong bối cảnh hệ thống tín dụng xã hội mới của Trung Quốc – tổ chức theo dõi các hoạt động chống đối xã hội của Trung Quốc như jaywalking và các cuộc lên tiếng về các ý kiến chính trị không chính đáng – các kế hoạch như vậy đáng lo ngại hơn. Công dân Trung Quốc có điểm tín dụng xã hội thấp đã phải đối mặt với những khó khăn trong việc đi lại, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiếp cận với giáo dục, các khoản vay và thậm chí các dịch vụ hẹn hò. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã có tầm nhìn sâu rộng về hoạt động tài chính của người dân, nhưng họ vẫn phải đối mặt với việc sử dụng tiền mặt (thứ rất khó kiểm soát), đồng thời truy quét dữ liệu của các bên trung gian và các ngân hàng khác nhau. Nếu một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số được kiểm soát tập trung như vậy thành công ở quy mô ở Trung Quốc, nó sẽ làm giảm các thách thức trong việc kiểm soát. Hệ thống cũng có thể sở hữu những bộ máy giám sát có độ phân giải cao nhất và lớn nhất trong lịch sử loài người.

Tiền điện tử dưới vai trò là một phương tiện tự do kinh tế

Một trong những cách tốt nhất để đo lường tiềm năng của một công cụ nhằm phát triển cơ quan của con người là kiểm tra các phần tử cố gắng cấm sử dụng nó. Những chính phủ đã làm việc để ngăn chặn các truy cập vào bitcoin, được thống nhất bởi sự bẻ cong phi dân chủ của họ: Algeria, Ai Cập, Morocco, Bolivia, Ecuador, Ả Rập Saudi, Iran, Bangladesh, Pakistan, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia và Indonesia. Điều này thật ý nghĩa. Tiền điện tử đã thay đổi sự kiểm soát tập trung, và nó phá vỡ một chế độ đàn áp.

Đồng thời, số lượng những người sử dụng tiền điện tử ở các quốc gia có tự do kinh tế thấp đang ngày càng tăng. Một nghiên cứu gần đây của nhà khoa học dữ liệu Matt Ahlborg đã chỉ ra rằng các quốc gia có sự tăng trưởng nhanh nhất trong các giao dịch bitcoin nội địa hóa có điểm chung là tồn tại sự áp bức kinh tế, tiền tệ fiat không ổn định hoặc cả hai. Venezuela, Belarus, Kazakhstan, Ai Cập, Chile và Argentina đều đứng đầu danh sách này. Và hầu hết các giao dịch bitcoin này đều nhỏ, cho thấy người dùng là công dân giao dịch tro cuộc sống thường niên, không phải giới cầm quyền sử dụng tiền tệ để hỗ trợ cho việc tháo chạy vốn. Hơn nữa, khi cuộc khủng hoảng ở Venezuela ngày càng sâu sắc, các giao dịch bitcoin ở nội địa Venezuela và các quốc gia giáp biên giới đã tăng nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhiều người trong lĩnh vực coi đây là một chỉ báo của người Venezuela trong nước để bảo vệ tài sản với đồng tiền đang giảm mạnh, cũng như người Venezuela ở nước ngoài gửi tiền về một quốc gia quê hương không cho phép giao dịch với nước ngoài.

Tuy nhiên, trong khi dữ liệu về việc sử dụng bitcoin ở các khu vực nghèo khổ trên thế giới đang có nhiều hứa hẹn, vẫn tồn tại những thách thức đối với tiền điện tử để trở thành một giải pháp thỏa đáng cho những người đang phải chịu áp bức kinh tế. Tin tốt lành là: Các nhà công nghệ, nhà thiết kế và nhà hoạt động đang chạy đua để giải quyết các thách thức trong từng trường hợp.

Vấn đề đầu tiên là sự riêng tư. Tiền điện tử thực chất không hoàn toàn ẩn danh như mọi người vẫn nghĩ. Bitcoinlà một ví dụ điển hình cho điều này. Mọi giao dịch bitcoin đều được ghi lại và có thể xem bởi bất kỳ ai trên mạng. Các bên giao dịch không được ghi tên của người giao dịch, thay vào đó là một địa chỉ bitcoin không có thật. Điều này có nghĩa là: Nếu chủ sở hữu của một địa chỉ bitcoin bị phát hiện, toàn bộ nội dung của tất cả các giao dịch của họ có thể bị công khai.

Những người ủng hộ tiền điện tử nhận thức sâu sắc về vấn đề này và đang thúc đẩy một loạt các chiến lược để giải quyết nó. Startup Samurai Wallet đã tạo ra một ví bitcoin trộn lẫn bitcoin với những loại tiền khác để chặn khả năng truy nguyên từ các giao dịch của người dùng. Một số người khác đã mở rộng ra ngoài thế giới bitcoin để bắt đầu các loại tiền điện tử mới với công nghệ bảo mật quyền riêng tư. Ví dụ như Zcash, một loại tiền sử dụng một quy trình mã hóa phức tạp, được gọi là zero-knowledge proof, cho phép mọi người chứng minh điều gì đó là đúng mà không cần biết điều đó là gì (vâng, bạn không đọc nhầm đâu). Khi gửi một giao dịch Zcash riêng tư, người gửi, người nhận và số tiền giao dịch hoàn toàn có thể chứng minh được về mặt toán học như bitcoin, trong khi quyền riêng tư vẫn được đảm bảo. Một loại tiền khác – Monero đã trộn lẫn nhiều giao dịch khác nhau để làm nhiễu các thông tin về người gửi, ngườ nhận, số tiền gửi là bao nhiêu. Grin là một loại tiền điện tử gần đây đã ra mắt, thay vì làm xáo trộn các chi tiết của một giao dịch thì chỉ đơn giản là không lưu lại chúng.

Thách thức thứ hai là: sử dụng tiền điện tử đòi hỏi phải có kết nối internet, và việc truy cập vào một trang web mở không được đảm bảo. Trung Quốc và các quốc gia khác đã kiểm duyệt rất chặt chẽ việc sử dụng internet của người dân. Nếu một chính phủ muốn chặn web để ngăn mọi người sử dụng tiền điện tử, họ có khả năng sẽ làm điều đó. Blockstream, một công ty khởi nghiệp ở Mỹ, đang nỗ lực khắc phục điều này bằng cách phát trực tiếp mạng bitcoin lên các khu vực đông dân cư trên thế giới. Công ty gần đây đã phóng vệ tinh thứ năm vào không gian, đưa mạng trực tiếp tới người dùng. Đối với những người tin dùng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet được kiểm soát chặt chẽ bởi tường lửa nghiêm ngặt của Trung Quốc, việc làm này có thể đánh dấu một bước ngoặt để mở ra khả năng có thể truy cập vào một hệ thống tài chính mở và miễn phí. Một startup khác, GoTenna, sử dụng ăng-ten Bluetooth kết nối với điện thoại thông minh để cho phép những người không có quyền truy cập internet, phát đi sóng không dây trên khoảng cách lớn cho đến khi họ gặp được ai đó có kết nối với World Wide Web. Mục đích là cho phép những người bị giới hạn trong các khu vực hạn chế mạng có thể kết nối với internet mở và miễn phí thông qua người khác.

Vấn đề cuối cùng, tiền điện tử, thậm chí là cả bitcoin, vẫn khó sử dụng, đặc biệt là đối với những người ít tiếp xúc với công nghệ. Các tổ chức mới đang thành lập với mục đích làm cho tiền điện tử trở nên trực quan hơn, thân thiện với người dùng và an toàn cho những người phải đối mặt với khủng hoảng tiền tệ hoặc các cuộc áp bức tài chính. Sáng kiến về Open Money (được đồng sáng lập bởi Jamaal Montasser) đang hợp tác với các đối tác phần mềm nguồn mở và Tổ chức Nhân quyền để tạo ra các công cụ cho mọi người trong khu vực cần đến tiền chống kiểm duyệt. OMI hiện đang tiến hành nghiên cứu và thí nghiệm thí điểm để hỗ trợ người dân Venezuela.

Thời nay chính là thời đại của tiền kỹ thuật số. Trong nhiều thập kỷ tới, tiền mặt có thể biến mất khỏi các xã hội công nghiệp hóa. Nhiều người trong chúng ta chấp nhận rằng chúng ta có thể sử dụng tiền của mình một cách riêng tư, mà không sợ bị trả thù hoặc làm tổn hại đến triển vọng của mình. Bằng chứng cho thấy, đối với nhiều người điều này có thể xảy ra trong thời gian gần. Những người có ý định kiểm soát xã hội coi việc chuyển sang tiền kỹ thuật số là một cơ hội để thắt chặt sự kìm kẹp của họ đối với đời sống công dân và đóng cửa các hệ thống tài chính. Ngay cả những nhân tố không có ý định xấu, một khi được trang bị tầm nhìn như vậy vào cuộc sống tài chính của mọi người, họ có khả năng sẽ đấu tranh để nắm giữ quyền lực như vậy với sự tôn trọng các quy tắc dân chủ. Nói một cách đơn giản, không có tiền điện tử, một xã hội không tiền mặt sẽ tự động trở thành một xã hội bị giám sát, nó cho phép kiểm soát trọng tâm đối với tất cả các khía cạnh trong đời sống tài chính của chúng ta.

Tiền điện tử cung cấp một khuôn khổ cho tiền kỹ thuật số, khác với tiền mặt, mọi người có thể tránh khỏi những lạm dụng và bi kịch đã xảy ra trong lịch sử, ngay cả thảm họa ngày nay ở Venezuela. Nó tạo ra các lợi ích chống giám sát của tiền mặt mà không phải hy sinh các bộ phận của nền kinh tế hiện đại chỉ tồn tại trên web. Và trong khi công nghệ vẫn chưa hoàn hảo, các nhà hoạt động, kỹ sư và nhà thiết kế đang chạy nước rút để biến những hứa hẹn này thành hiện thực. Với sức mạnh kinh tế của các chế độ chuyên quyền đạt đến tầm cao mới và tốc độ khai thác dữ liệu cá nhân đang tăng tốc, cổ phần đang cao hơn bao giờ hết. Điều đó hỗ trợ chúng tôi đảm bảo sự chuyển đổi sang tiền kỹ thuật số nhằm thúc đẩy một tương lai tự do và cởi mở.

Diệu Anh

Theo Tapchibitcoin.vn/ Fastcompany

MỚI CẬP NHẬT

Binance công bố dự án thứ 63 trên Launchpool: Bio Protocol (BIO)

Binance đã giới thiệu dự án thứ 63 của mình trên Binance Launchpool, Bio Protocol (BIO), một dự án khoa học phi tập trung (DeSci)...
bitcoin

VanEck: Quỹ dự trữ Bitcoin của Hoa Kỳ có thể cắt giảm 35% nợ...

Theo công ty quản lý tài sản VanEck, Hoa Kỳ có thể giảm nợ quốc gia 35% trong 24 năm tới nếu thành lập...

Hành trình vươn tầm của CoinEx: Con đường vinh quang trong 7 năm qua

Trong một thị trường crypto luôn biến động, với sự cạnh tranh khốc liệt và quy trình đào thải nghiệt ngã, câu nói của...
Thị trường stablecoin bùng nổ trong năm 2024

Thị trường stablecoin bùng nổ trong năm 2024, hứa hẹn 2025 tươi sáng

Thị trường stablecoin đã chuyển từ tiềm năng sang bùng nổ vào năm 2024. Đầu năm, tổng vốn hóa thị trường chỉ khoảng 135...

Unichain dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2025

Unichain, một giải pháp Layer 2 tập trung vào DeFi được xây dựng trên OP Stack và phát triển bởi Uniswap, dự kiến sẽ...
OpenAI

Ý phạt OpenAI 15 triệu đô la vì vi phạm quyền riêng tư và...

Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Ý đã phạt OpenAI 15,7 triệu đô la (15 triệu euro) và ra lệnh cho nhà sản...

3 đợt mở khóa token không thể bỏ lỡ trong tuần này

Để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thị trường, các đợt mở khóa token trước đây thường được giới hạn theo các...

Metaplanet vừa mua dip 620 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 1.762 BTC

Công ty đầu tư Nhật Bản Metaplanet vừa thực hiện giao dịch mua Bitcoin lớn nhất từ trước đến nay, thu về gần 620...
token BUIDL của BlackRock làm tài sản hỗ trợ stablecoin Frax USD

Frax Finance cân nhắc dùng BUIDL của BlackRock để hỗ trợ stablecoin frxUSD

Frax Finance, một giao thức stablecoin phi tập trung, đang cân nhắc tích hợp token BUIDL của BlackRock làm tài sản dự trữ hỗ...
Thượng nghị sĩ Lummis đề xuất bán vàng của Fed để đầu tư dự trữ Bitcoin

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất trao quyền sở hữu Bitcoin cho Fed

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis gần đây đã tái khẳng định kế hoạch mở rộng phạm vi cho phép Cục Dự trữ...
SOL-giam

Việc rút 1,1 tỷ USD đẩy TVL của Solana (SOL) xuống mức thấp hàng...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Solana đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong tháng này, phản ánh sự suy giảm hoạt...
btt-giam

BitTorrent (BTT) phục hồi, nhưng đà tăng có thể không bền vững

BTT, token gốc vận hành nền tảng chia sẻ tệp ngang hàng (P2P) phi tập trung BitTorrent, đã trở thành tài sản có mức...
Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt qua 1 tỷ đô la nguồn cung

Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt 1...

Trong tháng qua, thị trường stablecoin đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đạt mức hơn 200 tỷ USD. Đáng chú ý, hai...
btc-phuc-hoi

2,25 tỷ USD Bitcoin rút khỏi sàn giao dịch: Tín hiệu cho đợt phục...

Tính đến thời điểm hiện tại, tiền điện tử hàng đầu đang giao dịch ở mức $93.893, thấp hơn ngưỡng quan trọng $100.000. Điều đáng...

Giá Coin hôm nay 23/12: Bitcoin trượt về dưới $94.000, altcoin đỏ lửa, Phố...

Bitcoin tiếp tục trượt về quanh $94.000, khép lại tuần qua trong sắc đỏ sau đợt phục hồi vào ngày cuối tuần. Chứng khoán Mỹ Hợp...

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...