Đường Trendlines là gì?
TrendLine là một đường thẳng để giúp bạn nhận định gần đúng xu hướng của giá trong khung thời gian tương ứng. Điều cần thiết để hình thành một đường thằng là có hai điểm. Nếu trend line được kẻ bởi hai điểm nằm ở vùng giá mà khi chạm đến nó sẽ down thì mình gọi là đường kháng cự, ngược lại, nếu trend line được kẻ bởi hai điểm nằm ở vùng giá mà khi chạm đến nó sẽ bật lên thì mình gọi là đường hỗ trợ. Thế nhưng trên thực tế bạn sẽ thấy trên trend line không chỉ có hai điểm mà có rất nhiều điểm, thực ra chỉ cần tối thiếu 2 điểm là bạn có thể vẽ được một trend line. Nhưng cũng cần có thêm điểm thứ 3 và nhiều điểm sau đó để đảm bảo trend line này hiệu nghiệm. Và bởi vì tính chất của nó là thể hiện xu hướng, nên không nhất thiết nó cứ phải nằm ngang.
Trendlines có thể nói là hình thức phân thích kĩ thuật phổ biến nhất hiện nay. Nếu vẽ đúng các đường này có thể định hướng chính xác xu hướng phát triển của thị trường. Thật không may hầu hết các traders đều vẽ các đường này ko đúng hoặc cố gắng khiến cho đường này phù hợp với thị trường thay vì cách ngược lại.
Thứ cần phải xem xét đầu tiên trong khi nhìn vào bất cứ thị trường nào là hướng của xu thế lâu dài ( long term trend) ( ngoại trừ đối với các day traders)
Giá chỉ có thể đi theo 3 hướng: lên, xuống và đi ngang ( sideways). Một đường dài những khu vực giá cả đưa ra cho bạn một kiểu thị trường. Sẽ có rất nhiều chỗ lõm ( dip) và chỗ lồi (bumps) dọc đường đó nhưng bạn vẫn nên nhận thức một hướng chung lên, xuống hoặc sang 2 bên.Chúng ta có thể nhận ra hướng này hoặc xu thế này bằng cách vẽ ” trendlines”.
Đường xu hướng tăng (Uptrend)
Trong hình thức cơ bản nhất của các đường này, môt đường xu hướng tăng được vẽ dọc đáy của 2 khu vực support dễ phát hiện ( thường được gọi là valley) . Với 3 điểm ta có một đường xu hướng, càng nhiều điểm thị sự chính xác càng cao .Nói cách khác, đường uptrend lines được vẽ bằng cách nối càng nhiều những đáy thấp liên tục nhau ( dọc trên một khu vực giá đáy) thì càng tốt. Một đường trendline có xu thế đi lên đại diện cho một khoảng support lớn đối với giá miễn là đường này chưa bị phá vỡ.
Điều quan trọng nhất ở đây là khoảng thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi là khung thời gian (time frame). Thông thường ở VN người ta chọn là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm.
Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục với xu hướng đó cho đến khi xu hướng đó bị gãy (broken). Trong xu hướng tăng giá, cái cơ hội mua xảy ra khi đường giá nằm trên đường xu hướng này. Đường xu hướng tăng giá nhằm giúp đỡ nhà đầu tư kiểm tra lại tín hiệu mua của thị trường bằng cách: đường giá di chuyển gần sát hay phía dưới đường xu hướng tăng và sau đó nó hồi phục và chuyển động theo hướng lên trên đường xu hướng tăng.
Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng hướng tăng và có hướng đi xuống.
Đường xu hướng giảm (Downtrend)
Trong 1 xu hướng xuống, đường xu hướng được vẽ dọc các đỉnh của 2 khu vực Resistance (Kháng cự) dễ nhận ra ( gọi là peaks). Nối càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng chính xác.
Nói cách khác, Các đường xu hướng loại này là các đường nối các đỉnh cao liên tục nhau. Các đường này có thể được vễ để biểu thị đỉnh của một xu hướng đã được hình thành. Những đường xu hướng này biểu thị một khu vực chủ chốt gọi là Resistance – Kháng cự.
Đường này có ý nghĩa là: hướng đi toàn bộ của 1 xu hướng. Nó có thể đo được xu hướng bị gãy như thế nào:
Đường giá luôn nằm dưới đường xu hướng này, đâu là cơ hội mua tốt nhất của thị trường trong tương lai.
Tăng theo bậc thang, giảm dần theo độ cao. Với ý nghĩa như vậy khi thị trường đang đi xuống là vô cùng nguy hiểm đối với những nhà đầu tư vì họ sẽ có những cuộc mua bán hết lớn trong giai đọan này.
Xu hướng xuống bị gãy khi giá nằm phía dưới đường xu hướng và chuyển động vượt qua đường xu hướng. Nhưng phải cẩn thận với các bẫy của người bán; cái bẫy này là hiện tượng mua nhiều tạo ra tại 1 thời điểm và đường giá vượt đường xu hướng trong khoảng thời gian ngắn nhất định, sau đó lại tiếp tục xu hướng xuống chứ không phải thật sự là bị bẻ gãy đường xu hướng.
Một số chú ý khi vẽ đường xu hướng :
Cần ít nhất 2 đỉnh và đáy để vẽ đường xu hướng đúng
Đường xu hướng càng thấp thì độ tin cây càng nhỏ, như vậy khả năng bị phá vỡ càng lớn
Đường xu hướng có ý nghĩa hơn nếu nó được chạm nhiều lần nhưng không bị phá vỡ.
Không bao giờ được cố gắng vẽ đường xu hướng theo kiểu điều chỉnh cho nó vừa, vì đơn giản là nếu bạn vẽ đường trend không phù hợp với thị trường thì nó sẽ bị sai, khiến cho ý nghĩa của việc vẽ đường xu hướng mất đi, điều này sẽ làm cho bạn phán đoán sai hướng đi của thị trường.
Xem thêm:
- Cách vẽ và xác định vùng Hỗ Trợ – Support, Kháng Cự – Resistance
- Cách sử dụng MACD trong tradecoin