Giá token FOIN đã giảm từ hơn 3.000 đô la xuống mức thấp khoảng 6 đô la trong vài ngày qua, vì công ty đằng sau nó dường như đang thực hiện một exit scam.
Token FOIN gặp sự cố
Kịch bản này đang xảy ra ngay hiện tại, khi công ty fintech không được kiểm soát Financial.org đã đóng cửa, phá vỡ giá trị cho các nhà đầu tư trong startup blockchain Foin, hóa ra đã nằm trong âm mưu của Financial.org. Do đó, cả người mua ICO và các nhà đầu tư vào tài sản FOIN đều sẽ không nhận được coin, mặc dù họ hứa sẽ sớm được mở khóa để giao dịch.
Thêm vào đó, dự án Foin vẫn khăng khăng cho đến cuối cùng, hứa hẹn sẽ bổ sung thêm trader và mở hệ thống thanh toán. Giá token FOIN đã tăng cao, tăng gấp đôi giá của nó vào tháng 12, đạt đỉnh ngay trước khi một vụ exit scam cổ điển xảy đến.
Trang Financial.org vẫn không phản hồi, cuối cùng đã khép lại nhiều tháng nghi ngờ về tính hợp pháp của dự án. Cách thức chương trình này được quản lý để kiếm tiền là một cách cổ điển – công ty chỉ đơn giản thực hiện việc bán token. Mặc dù trang Financial.org đang ngừng hoạt động, website bán ICO vẫn tăng và niêm yết giá FOIN cực cao.
Financial.org có dấu hiệu gặp rắc rối trong nhiều tháng
Theo báo cáo của Reuters, Financial.org được tạo vào năm 2016 và lan rộng khắp thị trường Đông Nam Á trong vỏ bọc của một công ty fintech. Công ty có một hồ sơ chất lượng, thậm chí còn tài trợ một logo trên những chiếc xe của đội đua Công thức Một.
Tuy nhiên, Financial.org dường như đã chuẩn bị kỹ càng cho việc ra đi, họ dọn các văn phòng của mình tại Canary Wharf, London, vào cuối năm 2019. Công ty cũng đã từ bỏ các văn phòng ở Abu Dhabi.
Vấn đề là, bất chấp mối liên quan giữa Financial.org và dự án FOIN, nhưng thực tế này vẫn còn tương đối mù mờ đối với các nhà đầu tư. Chỉ vài ngày trước, CoinMarketCap đã đăng một cảnh báo, liên kết token FOIN với Financial.org.
Điều này cho phép dự án FOIN tiếp tục hoạt động giả mạo trong khi vẫn “hứa lèo” về những phát triển mới thú vị cho đến giây phút cuối cùng. Đã có một lúc nào đó, mọi thứ trông giống như một startup dựa trên ICO thông thường đang trải qua các giai đoạn tăng trưởng. Nhưng trong trường hợp của token FOIN, các nhà đầu tư đã sớm tỏ ra hoài nghi.
Đầu tiên, đó là thời gian khóa toknen. Các holder FOIN nhận thấy tiền của họ đã bị lấy đi và đổi lấy một tài sản kỹ thuật số, tùy thuộc vào ý tưởng bất chợt của startup này. Sau đó, đã có những cuộc gọi rất đáng ngờ về việc hoán đổi token và chuyển khoản. Đầu tiên, các nhà đầu tư được kêu gọi trao đổi token của họ thông qua một trang web chuyên dụng, để chuyển sang phiên bản FoinWallet.
Sau đó, holder FOIN được yêu cầu chuyển tài sản kỹ thuật số của họ sang nền tảng FoPay, chỉ với thời hạn hai tuần và phí 8,75 đô la để chuyển từng token. Các trang web yêu cầu chuyển token hiện cũng không còn tồn tại.
AliExchange vẫn duy trì sự lạc quan trước vụ sụp đổ
Trong khi các holder FOIN mong đợi token của họ cuối cùng sẽ có thể sử dụng được, startup đã xác nhận một đợt delay rút tiền khác. Lần này, công ty đã tuyên bố mua lại một sàn giao dịch có trụ sở tại Estonia, AliExchange.
Ngay giữa một vụ scam đã được lên kế hoạch, khi công ty Financial.org đang bị bóc mẽ, FoPay và Foin lại đưa ra một tin vui về việc mua lại.
AliExchange được cho là đã mua với giá 1 triệu FOIN, tương đương khoảng 2,5 triệu đô la vào tháng 12. Thị trường được cho là “sàn giao dịch chủ” cho FOIN. Vào thời điểm đó, tài sản đã được giao dịch trên hai sàn giao dịch nổi tiếng với bản chất mờ ám và sở hữu danh sách các tài sản đáng ngờ: HotBit và P2PB2B.
Giá HotBit cũng khác rất nhiều so với giá trên P2PB2B, nơi hiển thị một con số bất thường trong giá FOIN, lên tới 3.122 đô la tại thời điểm viết bài. Hành vi của FOIN làm tăng thêm sự nghi ngờ rằng tang sự trưởng giá không phải tăng tự nhiên mà có thể là mồi nhử các nhà đầu tư.
Kế hoạch của Foin hoạt động ở Đông Nam Á cho phép vụ scam tiếp tục diễn ra trong khi cơ quan thực thi pháp luật đã vào cuộc. Được biết, một cuộc đàn áp ở Đài Loan đã được tổ chức bởi 10 thành viên của đội ngũ Foin. Một khiếu nại về Foin đã được đưa ra tại Thái Lan vào ngày 17/12, chỉ vài ngày sau khi có tin tức mua lại AliExchange. Bằng cách nào đó, Foin và FoPay đã cố gắng giữ lại một số tín đồ và giả vờ như tất cả đều ổn.
Công ty Financial.org trong thời gian đó đã nhận lời cảnh báo về sự gian lận tiềm tàng từ các cơ quan tài chính ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan.
Foin vẫn giữ chân các “fan cứng”
Ngay cả khi FOIN có tất cả các dấu hiệu của một exit scam, vẫn có những tín đồ cứng nhận xét rằng tài sản đang có một mức giá hợp lý. Các ý kiến khác coi token là “dead coin”, trong khi blockchain của nó vẫn còn hoạt động.
Trong quá khứ, các vụ lừa đảo như OneCoin và BitConnect vẫn tiếp tục tồn tại bất chấp sự đàn áp của các thị trường địa phương. FOIN vẫn có thể chứng kiến những nỗ lực mua coin ở mức thấp mới được thiết lập, với hy vọng tài sản sẽ có bước đột phá về giá. Nhưng token này vẫn cực kỳ rủi ro, vì không có gì đảm bảo nó sẽ có giá trị như thế nào.
Dự án FoPay vẫn còn rất đáng ngờ, nó đã được đăng ký là một công ty của Ukraina – “Công ty TNHH Foins Blockchain”, với các nhà sáng lập địa phương khác liên quan đến Financial.org.
- BitClub Network là gì và có phải là scam không?
- Tweet của Tổng thống Trump bị đính kèm scam Bitcoin tinh vi, hàng ngàn người dính bẫy và mất tiền
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Bitcoinist