Đây là bài viết trên blog sàn giao dịch Binance với tiêu đề “Liquidation & Insurance Funds: How They Work and Why They Are Important to Crypto-Derivatives“, chúng tôi dịch lại nguyên văn để gửi đến các bạn, không thể hiện quan điểm của Tạp Chí Bitcoin.
Trader margin cũng chẳng khác gì một nghệ sĩ đi đây, sẩy chân một cái là ngàn năm dưới hố.
Thanh lý như một công cụ bảo vệ
Loạt bài gồm 2 phần giải thích về sự phức tạp của các cơ chế thanh lý (liquidation) và quỹ bảo hiểm (insurance funds) trong ngành công nghiệp phái sinh tiền điện tử. Phần 1 sẽ giải thích những điều cơ bản của quy trình thanh lý và phác thảo các giai đoạn thanh lý khác nhau mà một sàn giao dịch có thể thực hiện với các điều kiện thị trường khác nhau. Tiếp theo sau đó là giới thiệu ngắn gọn về quỹ bảo hiểm và cách nó được sử dụng để bảo vệ các trader. Cuối cùng, bài viết giải thích các quỹ bảo hiểm tăng trưởng như thế nào.
Trong giao dịch hợp đồng tương lai, các trader có thể giao dịch với đòn bẩy và chỉ được tài trợ cho các yêu cầu margin để mở các vị trí trong hợp đồng tương lai. Đây là một tính năng chính làm cho thị trường hợp đồng tương lai trở nên hấp dẫn vì nó cho phép các trader kiếm lợi nhuận từ những thay đổi tương đối nhỏ trong chuyển động giá. Do đó, đòn bẩy có khả năng phóng đại lợi nhuận hoặc thua lỗ của một nhà giao dịch với cùng biên độ.
Cách thức thanh lý
Các sàn giao dịch hợp đồng tương lai thiết lập nhiều cơ chế quản lý rủi ro khác nhau để bảo vệ trader có đòn bẩy cao khỏi các khoản lỗ đáng kể. Một trong số đó là thanh lý để phòng ngừa họ rơi vào vùng vốn chủ sở hữu âm.
Trong các thị trường đầy biến động, các vị thế đòn bẩy dễ bị chênh lệch giá và có thể khiến coin của trader lao vào lãnh thổ âm ngay lập tức. Trong những tình huống này, tổn thất có thể lớn hơn margin giao dịch. Do đó, những người thua cuộc sẽ thanh lý và có thể không đủ margin trong các vị trí của họ để trả cho người chiến thắng.
Đây là ví dụ về cách nó diễn ra trong cuộc sống thực
Hãy xem xét 2 trader Sally và John, cả hai đều khởi xướng các vị trí đối lập trong hợp đồng tương lai vĩnh viễn BTC/USDT với đòn bẩy 20 lần. Bảng 1 mô tả chi tiết về các vị trí tương ứng của họ.
Bảng 1: Chi tiết vị trí lệnh của Sally và John
Giả sử Bitcoin tăng giá 5% lên 8,400 đô la, Sally thu được 8,000 đô la cho lệnh long, trong khi John mất 8,000 đô la cho lệnh short. Hậu quả như sau:
- John cạn kiệt margin và buộc phải thanh lý
- Giá mà margin giảm xuống 0 được gọi là giá phá sản (bankruptcy). Đối với John, 8,400 đô la là giá phá sản.
- Ngay lập tức, sàn giao dịch thanh lý vị trí của John ở mức 8,400 đô la để đảm bảo Sally nhận được lợi nhuận.
Trong thị trường tiền điện tử đầy biến động, cực kỳ khó khăn để đảm bảo các vị trí thua lỗ được thanh lý chính xác với giá phá sản. Hơn nữa, thanh lý vượt giá phá sản có nghĩa là Sally nhận được ít lợi nhuận hơn và John sẽ chịu nhiều tổn thất hơn.
Để ngăn chặn những sự cố này, các sàn giao dịch có xu hướng thanh lý các vị trí thua lỗ ở mức giá tốt hơn giá phá sản, đây được gọi là giá thanh lý. Sơ đồ sau minh họa cách thức này sẽ hoạt động.
Sơ đồ 1: Thanh lý short | Nguồn: Binance Futures
Sơ đồ 2: Thanh lý long | Nguồn: Binance Futures
Dựa trên những minh họa này, sàn giao dịch có thể thanh lý vị trí của John tại 8,300 đô la, để lại 100 đô la nhằm đảm bảo lợi nhuận của Sally được giữ nguyên. Sau khi thanh lý, John mất margin và bất kỳ vốn chủ sở hữu còn lại nào vì nó được chuyển vào một thực thể được gọi là quỹ bảo hiểm.
Các giai đoạn thanh lý:
Trong trường hợp sàn giao dịch không thể thanh lý các vị trí trước khi trader đạt vốn chủ sở hữu âm thì các phương pháp sau đây sẽ được sử dụng để bù đắp tổn thất của các vị trí phá sản:
- Quỹ bảo hiểm: Là quỹ được duy trì bởi sàn giao dịch để đảm bảo rằng các trader nhận được lợi nhuận đầy đủ và chi trả cho mọi tổn thất vượt quá của trader phá sản.
- Hệ thống tổn thất xã hội hóa: Với phương pháp này, tổn thất của các vị trí phá sản được phân phối giữa tất cả các trader có lợi nhuận.
- Thanh lý tự động thanh toán nợ (ADL): Trong các ADL, sàn giao dịch chọn trader đối nghịch nhau theo thứ tự đòn bẩy và lợi nhuận, từ đó các vị trí được thanh lý tự động để chi trả cho vị trí của trader thua lỗ.
Quỹ bảo hiểm là gì?
Quỹ bảo hiểm là mạng lưới an toàn bảo vệ các trader phá sản khỏi những tổn thất bất lợi và đảm bảo lợi nhuận của các trader chiến thắng được thanh toán đầy đủ. Mục đích chính của quỹ bảo hiểm là để hạn chế sự xuất hiện của ADL. Trong các ADL, vị trí của các nhà giao dịch đối lập được tự động thanh lý để chi trả cho vị trí của nhà giao dịch thua lỗ. Trong những tình huống này, các vị trí có lợi nhuận đối lập với đòn bẩy cao có khả năng nhận được ADL.
Quỹ bảo hiểm được đóng góp từ các vị trí thanh lý. Miễn là sàn giao dịch có thể thanh lý lệnh ở mức giá thấp hơn giá phá sản, dòng tiền tích cực sẽ đi vào quỹ bảo hiểm.
Sơ đồ 3: Minh họa về dòng tiền ròng vào quỹ bảo hiểm | Nguồn: Binance Futures
Mô hình quỹ bảo hiểm không dành riêng cho các sàn giao dịch phái sinh. Các sàn giao dịch truyền thống như CME và CBOE cũng có các hệ thống bảo vệ an toàn lớn hơn so với các sàn giao dịch và có thể hỗ trợ nhiều mặc định. Các hệ thống bảo vệ này liên quan đến một số bên như cơ quan thanh toán bù trừ, thành viên thanh toán bù trừ và thường yêu cầu tài sản thế chấp cao hơn so với sàn giao dịch không quy định.
Biểu đồ 1: Gói bảo vệ tài chính của CME (từ ngày 30/9/2019) | Nguồn: CME
Biểu đồ 2: Gói bảo vệ tài chính của IRS (từ ngày 30/9/2019) | Nguồn: CME
Làm thế nào để phát triển quỹ bảo hiểm?
Như đã thảo luận, quỹ bảo hiểm tăng trưởng từ sự đóng góp của các tài khoản thanh lý. Vốn chủ sở hữu còn lại của các tài khoản thanh lý là chênh lệch giữa giá thanh lý và giá phá sản được giữ trong quỹ bảo hiểm. Điều này được thể hiện trong Sơ đồ 4.
Sơ đồ 4: Chênh lệch giữa giá thanh lý và giá phá sản đóng góp cho quỹ bảo hiểm | Nguồn: Binance Futures
Chênh lệch càng lớn thì dòng vốn vào quỹ bảo hiểm càng nhiều. Do đó, các sàn giao dịch được khuyến khích thanh lý các vị trí tốt hơn giá thanh lý để tránh trượt giá. Loại khuyến khích này có thể dẫn đến các hoạt động thanh lý tích cực của các sàn giao dịch và tiếp tục trừng phạt các trader phá sản.
Ưu và nhược điểm của quỹ bảo hiểm
Ưu điểm – Trong các hệ thống thua lỗ xã hội hóa và ADL, vị trí của trader có lợi nhuận được thanh lý để bù đắp tổn thất của trader phá sản. Những phương pháp này cực kỳ gây rối và trừng phạt đối với các nhà giao dịch quản lý rủi ro một cách cẩn trọng. Các quỹ bảo hiểm được đặt ra nhằm tránh các phương pháp gây rối này bằng cách hình thành thực thể trung tâm được thiết kế để hấp thụ các khoản lỗ vượt mức.
Nhược điểm – Một số quỹ bảo hiểm không minh bạch và có xu hướng tăng trưởng thiếu kiểm soát. Những yếu tố không mong muốn này xuất phát từ việc sàn giao dịch không thể hoặc không sẵn sàng cung cấp các quy tắc rõ ràng trong trường hợp thanh lý, do đó, dẫn đến các hoạt động thanh lý quá mức.
- Quỹ bảo hiểm BitMEX bổ sung gần 13.000 BTC, tăng 61% kể từ đầu năm 2019
- Nhà phát triển Ethereum Foundation đưa ra đề xuất về quỹ bảo hiểm hợp đồng thông minh