Tradingview là gì?
TradingView là một dịch vụ trực tuyến và mạng xã hội dành cho các trader. Nền tảng chính của TradingView là công cụ phân tích kỹ thuật chuyên sâu. TradingView được thành lập vào tháng 9 năm 2011. TradingView bao gồm một mạng lưới các trader sẵn sàng chia sẻ, cập nhật liên tục các biến đổi của thị trường tiền mã hóa cũng như chứng khoán. Ngoài ra, TradingView còn có rất nhiều công cụ, biểu đồ hỗ trợ đắc lực cho trader trong quá trình giao dịch và cập nhật biến động thị trường.
Hướng dẫn sử dụng Tradingview.
Giao diện TradingView gồm 3 phần chính:
Phần Header nằm ở trên cùng gồm các chỉ số tăng giảm của các chỉ số và tỉ giá các coin. Ngay bên dưới là thanh Menu giúp bạn truy cập các tính năng của TradingView.
Phần Main Content là giao diện chính nằm ở giữa màn hình. Bao gồm thông tin tổng hợp thị trường, các bài viết từ những Tác giả là Trader nổi tiếng, Tin tức tổng hợp…
Phần Toolbar là thanh công cụ với sidebar nằm ở cột phải. Thanh công cụ này sẽ luôn xuất hiện để bạn có thể theo dõi những thông tin quan trọng nhất mà không sợ bỏ lỡ. Phần Toolbar bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa các công cụ Theo dõi, Cảnh báo, Lịch, Ý Tưởng, Chat…
Tìm Coin trên TradingView
Khi tìm kiếm loại coin mình muốn, lưu ý cần gõ liền tên cặp coin, ví dụ bạn muốn tìm cặp BTC/USD thì bạn gõ BTCUSD. Khi đó trên thanh tìm kiếm sẽ thể hiện loạt thông tin giá trị đồng BTC/USD theo các sàn khác nhau. Bạn đang đầu tư trên sàn nào bạn click giá của BTC/USD theo sàn đó nằm phía bên phải thanh.
Sau đó ở cửa sổ hiện ra bạn sẽ đến nơi cần đến bằng cách chọn nút Interactive Chart. Lúc này, cửa sổ biểu đồ giá của coin đó hiện ra:
Chọn các khung thời gian
Cách bật các chỉ báo trên TradingView
Quá đơn giản, chỉ cần ấn vào nút trong hình ở dưới và gõ tên chỉ báo,
Công cụ phía tay trái
Các công cụ này được sử dụng để vẽ đồ thị. Một số những tính năng mà nhà giao dịch thường dùng ở phần này là:
Đường thẳng và mũi tên, để vẽ đường xu hướng, dự đoán diễn biến giá tiếp theo.
Fib retracement và Fib Speed sử dụng để tìm các mức hỗ trợ và kháng cự theo Fibonacci Index.
Mô hình XABCD và sóng Elliot giúp bạn có cái nhìn dài hạn của diễn biến giá.
Các vị thế mua/bán cung cấp cho bạn thông tin về tỉ lệ rủi ro và lợi nhuận của mỗi giao dịch.
Date range và price range giúp bạn hiểu về mức độ biến động của giá theo ngày.
Ở nhần này, bạn có thể đánh dấu những công cụ hay dùng, bằng cách đánh dấu sao ở phía bên tay phải.
Công cụ phía trên
Phía trên là các công cụ để thay đổi các thông số khác nhau của đồ thi như lựa chọn cặp coin giao dịch, khoảng thời gian,…
Thị trường: bạn nên chọn cặp coin trên sàn có khối lượng giao dịch lớn.
Khoảng thời gian: tùy vào mục đích và chiến thuật của mỗi người, bình thường các trader thường hay sử dựng đồ thị 2 giờ, 6 giờ, 1 ngày.
Loại đồ thị nến: phần này các trader có thể sử dụng nhiều loại đồ thị như nến Nhật, Heikin Ashi.
Các tính năng khác: trên phần này còn các tính năng như chỉnh to nhỏ đồ thị, thay đổi màu sắc, so sánh với đồ thị của cặp giao dịch khác.
Screener trên TradingView
Phần này ở phía bên trái bên dưới của màn, cho phép bạn theo dõi nhiều loại token trên nhiều thị trường khác nhau (chú ý trong phần biểu tượng cờ Mỹ bên phía tay phải, bạn chọn chuyển sang Switch to cryptocurreny ở phần cuối để theo dõi)
Ở dưới phần “overview” bạn sẽ thấy có chứng năng đề nghị giao dịch như “mua” hoặc “bán”, được phần mềm tính toán từ các chỉ số, tuy nhiên bạn không nên sử dụng những đề xuất này.
Ở phần “performance”, bạn sẽ thấy sự thay đổi giá theo thời gian ngày, tuần, tháng năm,
Phần mũi tên chỉ xuống bên cạnh “performance” bạn có thể chọn “Oscillators”, đây là nơi tổng hợp các chỉ số biến động như MACD, ADX, RSI
Trên thanh phía trên của công cụ “screener”, bạn có thể lọc các đồng tiền với những chỉ số top gainers (tăng mạnh nhất), Oversold (quá bán)…
Công cụ phía tay phải
Các công cụ phía tay phải được sử dụng để theo dõi các hoạt động cộng đồng của từng đồng tiền mã hóa như chat, chia sẻ ý tưởng giao dịch giữa các trader, thanh công cụ sự kiện ở phần tiền mã hóa không sử dụng được.
Các chỉ báo hay sử dụng để giao dịch
TradingView cung cấp cho trader khá nhiều các chỉ báo khác nhau, ngoài ra người dùng có thể tự lập trình chỉ báo của mình. Một số chỉ báo hay dùng nhất:
Khối lượng giao dịch: đây là chỉ số quan trọng để theo dõi hành động giá.
Đường trung bình động – Moving Averages: Có khá nhiều loại đường trung bình khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn đã là đường MA50, và MA 100, EMA50, EMA200.
RSI Stochastic: Đây là chỉ số để theo dõi xu hướng giá, xác định vùng quá bán hoặc quá mua.
SMA (8, 16): sử dụng cho các giao dịch ngắn hạn.
Ichimoku Cloud (20,60, 120, 30) khá phù hợp với việc xác định xu hướng giá, tìm điểm hỗ trợ kháng cự trong vùng hành động giá.
Bollinger bands: chỉ số này không quá hiệu quả khi thị trường giảm mạnh, tuy nhiên khá phù hợp để xem xét kênh giá.
TD Sequential: Chí số này chủ yếu phù hợp với những đồng tiền có vốn hóa lớn như BTC hay ETH, khá hữu hiệu để tìm đợt song giá mới.
Thỉnh thoảng, bạn cũng nên thử những chỉ báo mới, tự kiểm nghiệm tính hiệu quả của từng chỉ báo, cách tốt nhất là bạn nên lưu lại lịch sử giao dịch, kiểm soát lại hiệu quả của từng chỉ báo, đây là cách tốt nhất để tăng sự tự tin đối với mỗi chỉ báo bạn sử dụng trong giao dịch.
Cách sửa các chỉ báo trên TradingView
Các chỉ báo đôi khi có các chỉ số không phù hợp với cách phân tích của bạn và đòi hỏi bạn phải chỉnh sửa.
Vì sao bạn nên áp dụng Tradengview vào tiền mã hóa?
TradingView là nền tảng hỗ trợ phân tích kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay, được rất nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng. Thậm chí các sàn giao dịch lớn như, Binance, BitMEX, Kucoin, Cryptopia cũng lấy chart từ TradingView để trader sử dụng tiện lợi hơn khi giao dịch trên sàn.
- Những điều bạn cần biết trước khi đầu tư vào bất kỳ loại tiền mã hóa nào
- Mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và tiền crypto
SN_Nour
Theo Tạp Chí Bitcoin