Các nhà quản lý Hoa Kỳ sẽ cân nhắc xem có nên áp dụng quy tắc mới bao gồm tiền điện tử hay không khi các chuyên gia cho biết sẽ có nhiều hành động thực thi hơn.
Năm 2023 là một năm bận rộn đối với cả Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) từ các cáo buộc chống lại một số sàn giao dịch lớn nhất như Binance, Kraken và Coinbase cho đến việc xem xét các quy tắc có thể kiểm soát ngành này.
SEC chưa đề xuất các quy tắc tập trung vào tiền điện tử, nhưng họ đang cân nhắc hai quy tắc có thể được áp dụng trong năm mới. Trong khi đó, CFTC vừa bỏ phiếu vào tháng 12 để đề xuất một quy tắc nhằm tăng cường bảo vệ khách hàng sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX.
Trọng tâm của SEC Hoa Kỳ
Chủ tịch SEC, Gary Gensler, đã nhất quán trong quan điểm của mình rằng hầu hết tiền điện tử đều là chứng khoán, đồng thời kêu gọi các sàn giao dịch tham gia và đăng ký với cơ quan, bất chấp sự phản đối của ngành.
Tyler Gellasch, CEO Healthy Markets Association tập trung vào nhà đầu tư, cho biết:
“Về tiền điện tử nói chung, rất nhiều coin dường như tuân theo luật chứng khoán theo quan điểm của SEC, vì vậy tôi không nghĩ có nhiều quy định mới đến từ SEC về mặt đó. Tôi chỉ nghĩ họ sẽ tiếp tục làm những gì họ làm, điều này có thể dẫn đến nhiều vụ việc thực thi”.
SEC có thể áp dụng hai quy tắc mà họ đề xuất gần đây – một quy tắc đặt ra yêu cầu đối với tổ chức lưu ký (custody) và quy tắc khác mở rộng định nghĩa về một sàn giao dịch cho các sàn giao dịch phi tập trung.
Gellasch nói:
“Tôi hy vọng cả hai điều đó dưới một hình thức nào đó sẽ được hoàn thiện. Chúng tôi sẽ xem chúng ảnh hưởng đến tiền điện tử đến mức nào khi được hoàn thiện”.
Linda Jeng, cố vấn Web3 của Crypto Council for Innovation, cho biết các cuộc bầu cử sắp tới cũng khiến việc Chủ tịch SEC Gensler phải hoàn thiện các quy tắc đó là đặc biệt quan trọng. Jeng trước đây cũng từng làm việc tại Hội đồng Thống đốc Dự trữ Liên bang, SEC và Bộ Ngân khố Hoa Kỳ.
Quy tắc lưu ký của SEC Hoa Kỳ
Vào tháng 2, SEC đã bỏ phiếu để đề xuất quy tắc yêu cầu các cố vấn đầu tư đã đăng ký giữ tiền điện tử tại một tổ chức lưu ký đủ điều kiện và những tổ chức lưu ký đó sẽ phải tuân theo một số yêu cầu nhất định.
Các cố vấn đầu tư đã đăng ký phải tuân theo quy tắc lưu ký, yêu cầu họ phải duy trì những tài sản đó với tổ chức lưu ký đủ điều kiện, chẳng hạn như ngân hàng hoặc đại lý môi giới. Quy tắc này được cập nhật lần cuối kể từ năm 2009, nhưng giờ đây có thể bao gồm cả tiền điện tử. Chủ tịch SEC Gensler cũng đã cảnh báo tùy thuộc vào cách hoạt động của các nền tảng crypto, các cố vấn đầu tư không thể dựa vào họ như những tổ chức lưu ký đủ điều kiện.
Tuy nhiên, Jeng phản bác rằng không có nhiều tổ chức lưu ký biết cách lưu ký tài sản kỹ thuật số.
“Vì vậy, ông đang buộc… ngành sử dụng những tổ chức lưu ký có thể không có chuyên môn cần thiết. Và đó là một vấn đề”.
Jeng nhấn mạnh, quy định này cũng có thể dẫn đến việc chỉ tập trung vào một số ít tổ chức lưu ký đã đăng ký, nên có thể dẫn đến rủi ro ổn định tài chính hệ thống.
Quy tắc ATS của SEC
SEC cũng đề xuất một quy tắc vào tháng 1/2022, được mở lại để lấy ý kiến vào tháng 4, nhằm mở rộng định nghĩa về một sàn giao dịch để bao gồm các sàn giao dịch phi tập trung. Quy tắc có thể yêu cầu các dự án phi tập trung đăng ký với cơ quan này dưới dạng hệ thống giao dịch thay thế.
Theo ATS, các dự án DeFi sẽ phải nộp hồ sơ thường xuyên với SEC, tiết lộ bắt buộc và có những giới hạn nghiêm ngặt về cách hoạt động, Gellasch của Healthy Markets cho biết.
“Ngành công nghiệp này được xây dựng và phát triển mà không quan tâm đến luật chứng khoán, vì vậy nếu SEC áp dụng các quy tắc bắt họ phải tuân thủ, khả năng hoạt động của họ có thể sẽ xuống thấp rất nhanh”.
Jeng của Crypto Councils lưu ý, quy tắc này có thể sẽ “phá hủy” các sàn giao dịch phi tập trung, một phần vì cách duy nhất để tuân thủ là trở nên tập trung hơn.
Đề xuất quy tắc mới nhất của CFTC Hoa Kỳ
Hơn một năm sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX, CFTC đã bỏ phiếu đề xuất một quy tắc vào tháng 12 nhằm tăng cường bảo vệ khách hàng đối với những người thực hiện giao dịch thông qua một tổ chức thanh toán bù trừ phái sinh.
Quy tắc này được gọi là “Bảo vệ các quỹ thành viên thanh toán bù trừ do các tổ chức thanh toán phái sinh nắm giữ”, sẽ yêu cầu DCO được đăng ký với cơ quan và thực hiện giao dịch bù trừ, tách biệt quỹ của khách hàng (bao gồm tiền từ các nhà đầu tư bán lẻ) khỏi quỹ riêng của họ.
Gellasch cho biết cơ quan này có thể muốn tập trung vào thị trường giao ngay trong năm mới.
“Từ CFTC, có khá nhiều điều họ có thể muốn làm, đáng chú ý nhất là tập trung vào số tiền họ có thể tiếp cận thị trường giao ngay”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Chủ tịch CFTC công nhận nhiều token tiền điện tử là hàng hóa
- SEC ấn định hạn chót nộp bản sửa đổi Bitcoin ETF cuối cùng trước 29/12
- Nhà sáng lập Polygon đánh giá năm 2023: “Một chặng đường đầy đau thương”
Đình Đình
Theo The Block