Trang chủ Trí tuệ nhân tạo (AI) Vì sao công nghệ AI sẽ đem đến sự bùng nổ của...

Vì sao công nghệ AI sẽ đem đến sự bùng nổ của những việc làm mới?

Công nghệ AI khiến nhiều người phải e sợ.

Từ những bậc thầy múa rối thông minh trên khắp thế giới, đến những vụ tai nạn của xe tự lái, đến thời kì của những cỗ máy giết người, ngày càng có nhiều sự xuất hiện của AI có vẻ giống như một tập phim Black Mirror ly kỳ.

Nhưng sự kết thúc của tất cả các công việc mớilà điều khiến chúng ta thấy kinh hoàng nhất.

Tôi bắt đầu viết về sự khủng hoảng việc làm do ảnh hưởng của AI từ năm 2002 trong một truyện ngắn có tên là “In the Cracks of the Machine”. Tôi đã không thấy những chiếc xe tự lái xóa sạch ngành công nghiệp ô tô nhưng tôi đã tưởng tượng đến những con robot trong ngành fast food nhanh chóng thay thế hàng triệu công nhân. Ngay sau khi một chuỗi tiếp nhận chúng, những người khác không còn sự lựa chọn nếu họ muốn cạnh tranh và nó tạo ra một phản ứng dây chuyền của nạn thất nghiệp hàng loạt và sự cố xã hội.

Hồi đó câu chuyện này có vẻ như một sự mơ hồ, một khả năng khó mà xảy ra trong tương lai nhưng khi AI lần lượt đạt được bước đột phá này đến bước đột phá khác với tốc độ chóng mặt, và giờ đây khả năng này đang ngày càng đến gần.

Một nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute cho thấy 60% tổng số việc làm có thể dễ dàng thấy 30% trong số đó chuyển sang cho máy móc.

Nhưng nếu chúng ta sai về AI thì sao?

Điều gì sẽ xảy ra nếu nó không phải là dấu chấm hết cho việc làm mà là sự khởi đầu của một sự bùng nổ việc làm lớn đến nỗi nó không hề giống bất cứ điều gì chúng ta từng thấy trong lịch sử?

Ồ tôi biết, tôi biết chứ. Lần này sẽ khác.

Tôi chắc chắn rằng những người thợ dệt trong thế kỷ 19 ở nước Anh cũng từng nghĩ như vậy. Thợ xây đá cũng nghĩ vậy – những người có kiến thức bí mật về cách xây dựng nên những ngôi đền nguy nga tráng lệ, những kiến thức này đã bị biến mất thế nhưng ngày nay chúng ta còn xây dựng được nhiều tòa nhà đáng kinh ngạc hơn nhiều và còn vươn cao đến tận bầu trời.

Mọi thế hệ đều tưởng tượng rằng họ hoàn toàn khác biệt với thế hệ trước đó nhưng nếu không phải như vậy thì sao?

Nếu mẫu hình là vĩnh cửu thì sao? Nếu như chu kỳ của sự hủy diệt và sự hình thành không chỉ là điều không thể tránh khỏi, mà còn là điều tất yếu thì sao?

Tương lai không cố định. Đó là sự tác động liên tục của hàng nghìn tỷ biến số.

Hãy dành ra đôi phút để cùng nhau tưởng tượng đến một tương lai khác biệt.

Hãy cùng tắt nguồn “bộ não thằn lằn” của chúng ta và nhìn vào một tương lai với cuộc sống thông minh và một sự gia tăng của các công việc mới.

Sự kết thúc và sự khởi đầu

Trong bài viết của tôi, có tên “Bitcoin sẽ như thế nào trong 20 năm nữa”, tôi đã viết “dự đoán là một việc làm khó khăn.”

Đó là vì cuộc sống không phải là trò chơi cố định như Go hay Cờ vua, nó là trò chơi kéo dài đến vô cực.

Các nguyên tắc và mục tiêu liên tục thay đổi hết lần này đến lần khác.

Nói theo cách khác, bản thân trò chơi tự thay đổi ngay trong lúc chúng ta đang chơi nó.

Chúng ta không biết khi nào sẽ có thiên tài từ đâu đó xuất hiện và phát minh ra bóng đèn, hay động cơ hơi nước, hay cán bông, hay Internet. Chúng ta không thể thấy được bất kỳ sự đổi mới nào trước khi chúng xảy ra cả, chỉ sau đó mà thôi.

Và mỗi phát minh đó thay đổi bản chất của thực tại xung quanh chúng ta. Chúng thay đổi những gì có thể và những gì không thể, nơi chúng ta có thể đi và những gì chúng ta có thể làm. Và lần lượt, mỗi thứ trong số đó tạo ra hàng triệu thứ khác mà chúng ta không thể thấy trước được.

Sẽ dễ dàng để xem tất cả các công việc có khả năng biến mất nhưng sẽ khó hơn để hình dung được những loại công việc mà AI sẽ tạo ra cho chúng ta.

Hãy thử giải thích về công việc thiết kế web cho một nông dân thế kỷ 18 mà xem.

Bạn không thể vì đó là một công việc được hình thành sau một chuỗi các phát minh, mọi thứ đều phụ thuộc vào một trong những phát minh trước đó.

Công cuộc khai thác điện dẫn đến các sợi dây đồng, điều này dẫn đến sự xuất hiện bóng đèn điện, dẫn đến máy tính, dẫn đến phần mềm, dẫn đến Internet, dẫn đến HTML và trình duyệt. Chỉ sau toàn bộ quá trình này, công việc thiết kế web mới trở nên khả thi.

Chúng ta tiến hóa bằng cách đứng trên vai những người khổng lồ đến trước chúng ta.

Nhảy tần số (Frequency hopping), một công nghệ hỗ trợ Wi-Fi hiện đại, xuất phát từ việc cố gắng phát hiện tàu ngầm với radar trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, được phát minh bởi nữ diễn viên xinh đẹp Hedy Lamarr. Nhưng phải mất một chuỗi các phát minh khác để đưa chúng ta đến điện thoại di động và WiFi trước khi sức mạnh thực sự của nhảy tần số có thể tự bộc lộ.

Xã hội tiến hóa theo từng giai tầng, tầng này đến tầng khác.

Nếu bạn thực sự nghĩ về nó, tất cả sự tiến hóa của con người thực sự không có gì khác ngoài việc trừu tượng hoá các vấn đề và tự động hóa các giải pháp cho các vấn đề trước đó, dẫn đến các vấn đề mới và các giải pháp mới trong một vòng quay vô tận.

Không có rìu, chúng ta không thể chặt cây. Không có búa và đinh, chúng tôi không thể xây nên một căn nhà phức tạp.

Dù trông có vẻ như không phải vậy nhưng một cây búa và những chiếc đinh chính là sự trừu tượng hóa và tự động hóa.

Chúng ta muốn trừu tượng hóa một cách để xây dựng cấu trúc nhanh hơn. Búa và đinh cho phép chúng ta xây dựng theo một cách hệ thống hơn và có thể dự đoán được. Tạo ra nhiều cây búa và đinh và bạn sẽ tự động hóa để loại bỏ sự cần thiết trong việc đi tìm một đống bùn để có thể gắn túp lều của bạn lại trong rừng.

Một khi bạn có thể sắp xếp các kết cấu lại với nhau, những phát minh mới chắc chắn sẽ theo sau đó, ví dụ như bê tông. Một khi bạn có bê tông, bạn có thể xây dựng những công trình cao lớn hơn và phức tạp hơn như đền Parthenon và những ngôi đền tráng lệ của các vị thần cổ đại. Cuối cùng, chúng ta tạo ra những vật liệu mới như thép và những chiếc cần cẩu khổng lồ để nhấc chúng lên và thế là chúng ta đã xây dựng nên những tòa tháp vươn cao chạm đến những tầng mây.

Ngay bây giờ tôi đang viết bản nháp đầu tiên của bài viết này khi đang ngồi trên một chiếc máy bay đến Berlin, một điều hoàn toàn không thể tưởng tượng được đối với những nông dân đang cố gắng kiếm sống từ vùng đất thuộc về quá khứ xa xôi. Còn đối với người tối cổ thì điều này sẽ như một phép màu.

Một chiếc máy bay phản lực khổng lồ không thể tồn tại mà không có một chuỗi các vấn đề được giải quyết trước đó: từ động cơ, cánh, đến hợp kim kim loại. Đó là một điều kỳ diệu về sự trừu tượng và tự động hóa, một minh chứng cho sự tài hoa và khéo léo của con người.

Không có người nào đọc bài viết này từng đi săn một con trâu nước tuần trước, rồi lột da nó, phơi nắng, cắt nó và khâu nó lại với nhau để tự làm quần áo cho mình cả. Bạn sẽ không tự xây ngôi nhà cho chính mình, trừ khi bạn là thợ xây. Bạn cũng không tự chế tạo ra bất kỳ công cụ nào để sử dụng cho công việc của bạn, cho dù đó là xẻng hay búa khoan hay chiếc máy tính trên bàn làm việc của bạn.

Bạn không phải làm bất cứ điều gì trong số đó vì chúng ta đã tự động hóa các công việc từ quá khứ và đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị của sự sáng tạo.

Đó là một điều tích cực và nó đang xảy ra một lần nữa.

Hơi khó để nhận thấy bởi vì mỗi bước nhảy vọt đều đưa chúng ta đến một mức độ phức tạp cao hơn và chúng ta phải tiến hóa để đáp ứng được sự phức tạp đó.

Thật không may, chất xám của chúng ta cần phải bắt kịp với tốc độ thay đổi. Chúng ta vẫn đang chạy vòng quanh trong rừng bởi vì hàng triệu năm săn bắn và hái lượm đã dạy chúng ta phải sợ hổ và rắn. Chúng ta không có móng vuốt hay răng nanh nên chúng ta cần lập kế hoạch trước để được tránh tai họa.

Ở cấp độ cơ bản nhất, chúng ta được coi là những cỗ máy tồn tại. Chúng ta tưởng tượng đến những viễn cảnh tương lai khủng khiếp để chúng ta có thể né tránh chúng.

Những gì chúng ta lo sợ thay đổi theo thời gian nhưng tất cả đều bắt nguồn từ cùng một nỗi sợ. Hổ và rắn đã biến thành những nàng tiên và ma quỷ và sau đó thành những khung dệt và trí thông minh nhân tạo. Những gì chúng ta thực sự lo sợ chính là sự kết thúc của chúng ta. Cái chết là con quỷ đằng sau tất cả nỗi sợ hãi của chúng ta, liên tục biến đổi thành những hình dạng mới khi xã hội phát triển và thay đổi.

Nỗi sợ hãi về việc thần Zeus giết chết tất cả chúng ta bằng một tia sét cũng tương đương với nỗi sợ về việc những cỗ máy thông minh sẽ giết chết tất cả chúng ta.

Tuy nhiên, trí tưởng tượng của chúng ta thường hay đi theo cặp.

Tốt hay xấu. Bạn hay thù. Sống hay chết.

Bộ não thằn lằn của chúng ta nhìn nhận thế giới trong 2 màu màu đen và trắng. Hoặc là nó sẽ giết chết chúng ta, hoặc nó sẽ nuôi dưỡng chúng ta.

Nhưng cuộc sống thì rộng lớn hơn và đa dạng hơn nhiều.

Vụ nổ Cambri

Chúng ta đã phá hủy 95% số việc làm nhiều lần trong lịch sử và chúng ta chuẩn bị làm vậy một lần nữa.

Những công việc đó mỗi lần đều bị thay thế bởi lượng tài sản của những công việc và cơ hội mới.

Cuộc sống phát triển theo từng giai đoạn.

Loài người săn bắt và hái lượm trong suốt 1.8 triệu năm. Vấn đề duy nhất lúc đó của chúng ta là kiếm được bữa ăn tiếp theo và làm thế nào để tìm nơi trú ẩn để tránh thú dữ ăn thịt. Mọi người lúc đó đều có chung một công việc. Đó là tìm thức ăn. Và không để bị chết.

Nhưng chúng ta từng là nô lệ của môi trường. Nếu những cơn mưa không xuất hiện hay một nạn hạn hán đã giết chết những con trâu, chúng ta sẽ chết sớm hơn để rồi ta phải tìm ra một cách nhất quán hơn để tìm thức ăn.

Mười hai nghìn năm trước, chúng ta đã giải quyết được vấn đề sản xuất lương thực bằng việc cho ra đời ngành nông nghiệp và trồng trọt, và công việc của người từ đó đã thay đổi. Chúng ta trồng thực phẩm, thuần hóa một số loại thực vật và động vật để chúng ta luôn có đồ cho bữa ăn tiếp theo.

Điều đó đã tiêu diệt tất cả công việc săn bắt hái lượm và tạo ra một công việc mới cho nhân loại: nông dân.

Tất nhiên là điều này cũng nảy sinh những vấn đề mới. Giờ đây chúng ta sống rất gần với động vật, chúng ta bắt đầu chết vì bệnh do virus nhảy từ động vật sang cơ thể của chúng ta. Ban đầu, chúng ta nghĩ rằng có thể là do ma quỷ hoặc các vị thần trở nên giận dữ với chúng ta nhưng chúng ta vẫn tiếp tục tìm kiếm các giải pháp tốt hơn, đặc biệt là thảm họa Cái Chết Đen (Black Death) đã quét khắp các lục địa, giết hại tới 50% dân số và đe dọa xóa sạch loài người vĩnh viễn.

Nhưng chúng ta đã sống sót và lớn mạnh hơn.

Cuối cùng chúng ta bắt đầu khám phá quá trình mà những sinh vật hiển vi len lỏi vào cơ thể và giết chết chúng ta khi cuộc cách mạng khoa học được hình thành, đưa chúng ta đến một thế giới mà trước đó chúng ta chưa hề biết đến. Những người đầu tiên nhìn vào kính hiển vi đã bị sốc khi tìm thấy mọi bụi bẩn và giọt nước đang hòa quyện vào với cuộc sống. Chúng ta đã tìm ra cách để phát triển phương pháp chữa trị và các biện pháp phòng ngừa để biến một vấn đề khó hiểu thành một vấn đề thuộc vào khoa học kỹ thuật.

Tổ tiên của chúng ta thường cầu nguyện với các vị thần cho một cơn mưa lớn và một vụ mùa tốt. Chỉ cần một sơ suất nhỏ hay suy thoái môi trường sẽ dẫn đến việc toàn bộ làng mạc hoặc một phần của vùng nông thôn đó bị chết đói và các chính phủ vào thời điểm đó từng bất lực trong việc chu cấp cho người nghèo.

Đó là những gì đã xảy ra trong nạn đói Kyoho ở Nhật Bản cổ đại, khi thuế tăng và mưa lớn làm hư hại cây trồng và khiến dân chúng phải chết đói trong khi Mạc chúa của họ bất lực trong việc giúp đỡ. Họ không có cơ sở hạ tầng hoặc phương tiện để lưu trữ và phân phối thực phẩm đó hoặc lấy nó từ các nước khác. Điều tương tự cũng đã xảy ra ở hàng trăm nạn đói khác trong suốt nhiều thế kỷ.

Nhưng qua thời gian, chúng ta đã tạo ra các phương pháp canh tác tích cực hơn, cách phân phối thức ăn, tìm ra cách luân canh cây trồng để giữ cho đất tươi mới, phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và kiểm soát các vấn đề của nạn đói và sản xuất lương thực.

Ngày nay nạn đói hầu như xuất phát từ khủng hoảng chính trị chứ không phải từ một mùa xuân hạn hán bất ngờ.

Khi chúng ta ngày càng phát triển hơn trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, mọi người đã chuyển sang những vấn đề lớn hơn và tốt hơn.

Trước kia toàn bộ nhân loại làm nông dân, giờ đây chỉ có 3% dân số làm công việc này.

Nhiêu đó là đủ để nuôi sống toàn bộ hành tinh cho nhiều lần, kể cả đôi khi chúng ta vẫn bị thất bại trong việc phân phát thức ăn cho tất cả các cái miệng trên hành tinh này. Lý do không phải vì chúng ta không thể, đó là bởi vì chúng ta sẽ không làm hoặc từ chối trong một số trường hợp như khủng hoảng chính trị hoặc chúng ta trở nên ích kỷ.

Có một lực lượng làm việc hùng hậu ở đây. Đó là một mô hình xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của lịch sử nhân loại và tiếp tục cho đến ngày nay.

Mỗi lần chúng ta phá hủy tất cả các việc làm, chúng ta càng tiến tới một giai đoạn mới trong quá trình tiến hóa của chúng ta với nhiều việc làm rộng hơn và đa dạng hơn, chuyên sâu hơn bao giờ hết.

Chúng ta không tạo ra ít việc làm đi mà thay vào đó chúng ta ngày càng tạo thêm nhiều việc làm hơn.

Đừng hiểu lầm. Những sự chuyển hóa này không phải lúc nào cũng đơn giản hoặc dễ dàng. Những người săn bắt hái lượm chứng kiến các bản làng lần đầu tiên đối mặt với một sự lựa chọn tàn bạo: thích nghi hoặc là chết. Và nhiều người đã chết ở mỗi giai đoạn chuyển hóa trên con đường dài và đầy bạo lực của chúng ta.

Nhưng bất chấp tất cả những nỗi kinh hoàng của lịch sử loài người, chúng ta đã xoay xở để tiến lên từng chút một, xây dựng những xã hội phức tạp hơn.

Ngay cả những giai đoạn đen tối cũng là một phần của quá trình. Khi người lao động nổi dậy chống lại làn sóng về sự thay đổi công nghệ, hành động này đóng vai trò như một sự kiểm tra và cân bằng trên một xã hội di chuyển quá nhanh để mọi người có thể hấp thụ. Nó làm chậm tốc độ thay đổi một lần nữa, điều chỉnh lại quá trình và đưa chúng ta trở lại trong sự cân bằng.

Đó là một thuật toán cấp độ xã hội.

Theo nhiều cách hiểu, xã hội chỉ là một đám đông rộng lớn, tích cực, sống động, thông minh, làm việc cùng nhau qua những khoảng cách lớn để tạo ra thực tại của chính chúng ta.

Chào mừng đến với kỷ nguyên Anthropocene, kỷ nguyên của con người.

Chúng ta đã trở thành một cơ cấu tổ chức cực kỳ đa dạng và thành công nhất trên thế giới bằng cách thay đổi bề mặt hành tinh xung quanh chúng ta, làm việc cùng nhau và kết hợp lại thành một tập thể, tự động hoá quá khứ và xây dựng trên nền tảng tự động đó.

Cuộc cách mạng tiếp theo

Trong vài thập kỷ tới, chúng ta sẽ tự động hóa loại bỏ đi một lớp công việc nhàm chán, tẻ nhạt và điều đó sẽ cho chúng ta thêm thời gian để giải quyết các vấn đề mới một lần nữa.

Bản thân AI sẽ trải qua một loạt các khái niệm trừu tượng để nó có thể giải quyết các vấn đề phức tạp hơn. Cũng như chúng ta đã thấy trong sự phát triển của xã hội, chúng ta sẽ thấy sự phát triển tự động của các cỗ máy mới lạ học về kiến trúc, tạo ra các công cụ hợp lý phổ biến và khả năng của máy móc để hỏi tại sao và cung cấp ý nghĩa và ngữ cảnh của chúng cho thế giới.

Nhưng máy móc sẽ không thống trị thế giới.

Cho dù máy móc thông minh như thế nào đi chăng nữa, con người vẫn giỏi hơn hơn ở một số loại suy nghĩ nhất định.

Như chúng ta đã chứng kiến sự đột phá của công cụ tìm kiếm của Google rất tuyệt vời trong các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và con người rất giỏi trong việc đưa ra các khái niệm cho thế giới. Sự kết hợp của sự hiểu biết đó khiến Google trở thành tổ chức có thế lực như ngày hôm nay. Máy chủ của họ đếm được tất cả các liên kết mà mọi người chỉ vào các chủ đề khác nhau, biết rằng nếu có đủ người đưa ra ý nghĩa cho một cái gì đó nhiều hơn là bản chất thực sự của nó thì nó sẽ hiển thị ở trên cùng của kết quả tìm kiếm.

Những gì chúng ta sẽ thấy thay vào đó là sự gia tăng của AI như là thành viên bổ sung của các nhóm lập trình, các công ty và xã hội.

Chúng sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn và những dự đoán tốt hơn.

Chúng ta sẽ thấy sự gia tăng của Nhân mã (Centaur), con người và AI làm việc cùng nhau để giải quyết một loạt các thách thức phức tạp hơn bao giờ hết.

Trên thực tế, thay vì tập trung vào con người như trí thông minh nhân tạo, tôi hy vọng các kỹ sư ngày càng tập trung hơn vào việc xây dựng trí thông minh ngoài hành tinh. Ý của tôi ở đây là họ sẽ xây dựng những trí thông minh mang tính chuyên môn hóa để làm những việc mà chúng ta làm chưa tốt. Nên thiết lập Centaurs và tăng cường trí thông minh của con người hơn là thay thế trí thông minh của con người.

Hãy lấy trường hợp của Otto làm ví dụ, một nhà bán lẻ người Đức. Trí thông minh nhân tạo của họ thực hiện 90% yêu cầu và nó làm tốt hơn một đội quân trước đó từng làm bởi vì nó có thể nhìn vào hàng triệu biến số. Chính vì điều này mà chúng đã trở nên hiệu quả hơn gấp 1000 lần. Sản phẩm của họ luôn có sẵn vì AI yêu cầu chính xác những gì cần thiết, khi nào cần thiết, với rất ít lỗi. Lợi nhuận là một điều dễ dàng bởi vì mọi người đều nhận được những thứ họ muốn, khi nào họ muốn, và lượng hàng tồn kho khổng lồ của những thứ không được sử dụng không hề chồng chất lên kệ kho.

Có một tỷ cách khác để chúng ta có thể thấy việc tuyển dụng kiểu này đạt thành công.

Các tổng đài Chăm sóc khách hàng thì sao?

Công việc không có kỹ năng thường gặp khó khăn trong đưa việc ra những quyết định tốt. Nếu bạn đã từng gọi dịch vụ khách hàng, bạn sẽ biết điều đó đúng như thế nào bởi vì vào một ngày bất kỳ bạn phải đối mặt với một người không thể giải quyết vấn đề của bạn theo bất kỳ cách có ý nghĩa hay hữu ích nào. Thật vui khi tìm được ai đó ở đầu dây bên kia thực sự có thể suy nghĩ và đưa ra giải pháp thay vì liệt kê tất cả các lý do vì sao vấn đề của bạn không thể giải quyết được.

AI có thể tăng cường quá trình ra quyết định của những người này thay vì thay thế họ hoàn toàn. Nó có thể mô hình hóa các quyết định tốt nhất và thông minh nhất và giúp phổ biến các quyết định đó cho mọi người, với một bảng điều khiển các đề xuất, giúp tăng khả năng của toàn đội ngũ, giúp họ phản hồi nhanh hơn, hiệu quả hơn và làm cho khách hàng hài lòng hơn.

Nhưng ngoài các Nhân mã, hãy dành một phút để nhìn vào sự gián đoạn thực sự ở đây:

Xe tự lái.

Chắc chắn đó là sự gián đoạn mà sẽ chứng kiến sự sụp đổ toàn bộ của xã hội khi nạn thất nghiệp hàng loạt càn quét khắp thế giới và người lao động nổi dậy và giết hại các giới tinh hoa công nghệ mới trong một cơn thịnh nộ của bạo lực và máu me?

Tạm biệt môn nghệ thuật Graffiti của nước Mỹ

Các nhà văn công nghệ như Zack Kanter nói rằng những chiếc xe tự lái có thể giết chết hơn 10 triệu việc làm vào năm 2025. Lý do rất đơn giản. Những chiếc xe không người lái có những ưu điểm tích hợp và con người không thể cạnh tranh được.

Trong một thời gian rất ngắn chúng sẽ tiến tới điểm nơi mà chúng vượt qua được những vụ tai nạn và hồ sơ an toàn của những người lái xe thận trọng và cẩn thận nhất. Elon Musk cho rằng nó thậm chí có thể trở nên bất hợp pháp nếu để con người lái xe vì tỷ lệ tai nạn của họ sẽ tăng cao so với các máy móc.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 1,25 triệu người chết trên đường mỗi năm. Khỏi phải bàn cãi, những chiếc xe tự lái sẽ làm điều đó tốt hơn và an toàn hơn những bộ não của chúng ta kết hợp lại. Các tài xế robot sẽ không cảm thấy mệt mỏi, sẽ không rời mắt khỏi đường đi kể cả nếu chúng làm rơi thứ gì đó, và chúng sẽ không hề có cơ hội say rượu vì chúng chả thể say rượu được.

Tất nhiên là báo chí sẽ khiến bạn tin rằng những chiếc xe tự lái vô cùng nguy hiểm. Thật không may là chúng ta đã có một vài vụ tai nạn do xe tự lái nhưng báo chí làm cho nó có vẻ như mỗi ngày trôi qua là có một Tesla hoặc Waymo trở nên ngoài tầm kiểm soát và tàn sát một chiếc xe buýt trở trẻ em đi học.

Điều đó không đúng.

Chúng ta thấy rất ít các vụ tai nạn của máy bay lái tự động, mặc dù những chiếc xe tự lái thử nghiệm trên những con đường mở ở nhiều bang.

Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Không thể loại bỏ tất cả các rủi ro ra khỏi xã hội và cuộc sống, và thành thật mà nói, công nghệ vẫn còn mới mẻ và vẫn đang phát triển.

Đó không phải là sự an ủi cho những người nghèo đã chết trong tay những cỗ máy máu lạnh nhưng vẫn có một chút nghi ngờ rằng những chiếc xe tự lái sẽ nhanh chóng “vượt mặt” những người lái xe tốt nhất hiện nay.

Những chiếc xe tự lái sẽ tiếp tục gây tai nạn nhưng khi chúng trở nên thông minh hơn và thông minh hơn trong vòng 5 đến 10 năm tới thì rất có khả năng chúng sẽ giết ít người hơn là người giết người.

Và đó hoàn toàn không phải là điều xấu. 1.25 triệu là rất nhiều người đã tử vong trên đường năm này qua năm khác.

Đó là khoảng hai mươi lần số người chết trong các cuộc chiến tranh kể từ năm 1946.

Ít người lái thì sẽ ít tai nạn hơn. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Nhưng đó chỉ là một trong những lợi ích của việc tự động hóa lái xe. Còn nữa, chúng ta sẽ sở hữu ít ô tô hơn.

Ô tô là tài sản đắt thứ hai mà mọi người sở hữu và ít có giá trị nhất. Không giống như nhà cửa hay cổ phiếu hay tiền mã hóa, họ mất tiền ngay khi bạn lái xe ra khỏi lô đất và họ tiếp tục mất tiền cho đến một ngày bạn tham khảo chúng trên Kellyy Blue Book và nhận ra bạn chỉ có thể nhận được 5.000 đô la cho một thứ từng khiến phải trả 30.000 đô. Đó là một thỏa thuận không công bằng.

Năng suất sẽ chuyển từ các loại tài sản gây nợ sang những đổi mới tốt hơn. Cách mà chúng ta sở hữu và sử dụng xe cũng xe thay đổi đáng kể.

Chúng ta sẽ đăng ký với họ và nhận các bản nâng cấp liên tục hoặc chúng ta sẽ chỉ gọi một cuộc gọi và nó sẽ xuất hiện ngày trước cửa nhà của chúng ta sau hai phút. Theo trình tự ngắn gọn, chúng ta sẽ thấy đủ những chiếc xe rô-bốt cung cấp dịch vụ “chia sẻ chuyến đi” để loại bỏ tất cả các bãi đỗ xe vô dụng và điều này có nghĩa là sẽ có nhiều đất để làm những điều thú vị hơn là lát chúng bằng bê tông.

Đừng quên có cả vấn đề ô nhiễm nữa.

Ngay cả với các tiêu chuẩn khí thải được cải thiện, xe hơi vẫn là một trong những chất gây ô nhiễm nặng nhất trên hành tinh. Chúng thải ra một dòng khói và chất độc chết người vào không khí mỗi giây một lần. Điều đó từng bị giới hạn ở các bang nhưng giờ đây nỗi ám ảnh của người Mỹ đối với xe hơi đã lan rộng khắp thế giới như một loại virus.

Ngay cả Trung Quốc cũng đã rộ lên cơn sốt xe hơi và với hơn một tỷ người dẫn đến có rất nhiều ga-ra 2 ô tô và rất nhiều sự tàn phá môi trường đang dần xuất hiện. Giấc mơ Mỹ về một ngôi nhà lớn, một Big Mac và một ga-ra 2 ô tô cần phải thay đổi nhanh chóng hoặc tất cả chúng ta sẽ phải đeo chiếc mặt nạ lọc khí chỉ để ra ngoài để nhận bưu kiện của mình từ Amazon bằng drone trong một bầu không khí ô nhiễm chất đầy phế thải cyberpunk.

Và tất nhiên, những chiếc xe được cho là sẽ tiết kiệm thời gian cho chúng ta, giúp chúng ta được tự do trên những con đường nhưng bất cứ ai phải ngồi nguyên cả buổi sáng trên xe để đi làm cũng đều biết rằng nó thực sự không hiệu quả.

Hầu hết chúng ta ngồi một cách vô ích và cáu kỉnh vào sáng sớm, chán ghét cuộc sống và tự hỏi rằng liệu tổ tiên săn bắt hái lượm của chúng ta có cảm thấy như vậy khi họ lang thang trong rừng vào sáng sớm không, tìm kiếm những quả mọng ngon ngọt và có một buổi rèn luyện tuyệt vời.

Trong khi đó đôi chân của chúng ta đang teo đi trên chiếc phanh xe và nếu chúng ta may mắn, chúng ta có thể về nhà sớm và tập trên chiếc máy chạy bộ, chạy như một chú chuột hamster vậy.

Xe tự lái sẽ chấm dứt được rất nhiều chất thải và ô nhiễm. Nó sẽ nhanh hơn và nó sẽ tiết kiệm không gian cho chúng ta khi loại bỏ đi hàng nghìn những bãi đỗ xe.

Rất nhiều người vẫn còn bận tâm về vấn đề này sẽ mang lại điều gì cho tất cả các công việc liên quan đến lái xe, từ các nhà bán lẻ, đến các phân xưởng, cho đến Uber.

Mọi người sẽ làm một cái gì đó khác, như tìm cách tốt hơn để nâng cấp những chiếc xe tự lái, hoặc trở thành một nhà thiết kế nội thất kiểu mới, khi họ trang hoàng lại căn hộ di động của chúng ta. Nếu chúng ta không phải nhìn đường đi nữa, chúng ta cần một cái gì đó khác để làm và đó có nghĩa là thêm trò chơi điện tử, phim ảnh và VR và một chiếc ghế ngả mới.

Cuối cùng, bên trong xe ô tô sẽ ngày càng có nhiều mô-đun và chúng ta sẽ thấy một ngành công nghiệp hoàn toàn mới trong việc liên tục nâng cấp xe hơi và sẽ thêm nhiều người tham gia vào lắp đặt chúng.

AI có thể làm gì cho bạn?

Và còn những công việc mà chúng ta không thể làm hiện tại thì sao?
AI có thể giúp.

Hãy lấy ví dụ về dự án Duplex tuyệt vời của Google mà họ vừa mới ra mắt tại hội nghị thường niên, họ cho thấy một trợ lý mới đầy kinh ngạc, gọi điện thoại và đặt lịch hẹn làm tóc và đặt chỗ ăn tối, tự đi làm một cách dễ dàng và tương tác với những người không hề biết mình đang nói chuyện với một cỗ máy.

Vậy họ sẽ sử dụng công nghệ đó cho hiện tại như thế nào?

Họ muốn tự động cập nhật giờ nghỉ lễ khác nhau cho các nhà hàng.

Google nhận được hàng triệu câu hỏi mỗi ngày với những người đang cố gắng tìm hiểu xem doanh nghiệp Trung Quốc yêu thích của họ có mở cửa vào lễ Phục sinh hay bất kỳ ngày lễ nào khác mà chúng ta đã phát minh ra trên toàn thế giới hay không.

Bạn có thể không nghĩ rằng đó là một vấn đề khó giải quyết nhưng sự thật là nó rất khó.
Bạn không thể có được tất cả các nhà hàng để cập nhật chính xác dữ liệu của họ bởi vì họ có thể không có thời gian, không nghĩ về nó, hoặc không quan tâm. Bạn cũng không thể thuê một đội quân để thực hiện các cuộc gọi ngay cả ở một nơi với một cái bể bơi công cộng rẻ tiền bởi vì nó thực sự là một vấn đề nhỏ mà không có nhiều ROI nếu bạn giải quyết nó theo cách truyền thống. Nó sẽ không đáng để chi tiêu vốn.

Nhưng bạn có thể có AI thực hiện tất cả các cuộc gọi đó và cập nhật dữ liệu, cung cấp kết quả được cập nhật cực kỳ chính xác trên phần lớn các nhà hàng. Sau đó, Google có thể bán nó cho các nhà cung cấp thông tin nhà hàng khác như Yelp.

Đột nhiên, một đề xuất thua lỗ truyền thống lại trở thành một mẫu hình doanh nghiệp hoàn toàn mới vì họ sẽ phải thuê thêm người bán hàng để gọi Yelp và thuyết phục họ mua nó.

Và những nơi trước kia không có việc làm giờ đây sẽ có thêm nhiều việc làm mới.

Xin chào Y học Cá thể (Personalized Medicine)

Các triển vọng của AI đối với Y học là đáng kinh ngạc hơn cả.

Chúng ta sẽ không nhìn thấy tất cả các bác sĩ và y tá biến mất nhưng chúng ta sẽ thấy họ phát triển tốt hơn nhiều trong công việc của họ khi mà AI tìm đường vào mọi khía cạnh của thế giới y học.

Hãy tưởng tượng điều này: Bạn thức dậy vào buổi sáng và phát hiện thấy một đốm đen trên lưng của bạn.

Bạn sẽ làm gì?

Lúc này bạn sẽ cuống cuồng gọi cho bác sĩ và hẹn lịch khám. Thật không may là vị bác sĩ đó không thể gặp bạn trong một tháng rưỡi tới.

“Đó thực sự là cơ hội duy nhất của anh ấy ư?” Anh nói với sự hoảng loạn hiện rõ trong giọng nói của mình.“ Chuyện này rất nghiêm trọng! Tôi phải gặp bác sĩ ngay bây giờ!”

“Tôi rất xin lỗi,” y tá nói ở đầu dây bên kia. “Chúng tôi chỉ có lịch trống duy nhất vào thời điểm đó.”

Thời gian đã mất đó có thể tạo nên sự khác biệt trên thế giới để điều trị cho bạn. Hiện tại không có đủ bác sĩ để mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người trên thế giới vì vậy chúng ta chỉ có thể nhận được sự chăm sóc mà chúng ta cần hoặc quá muộn hoặc quá sớm.

Bây giờ hãy tưởng tượng đến một viễn cảnh khác.

Bạn thức dậy và phát hiện thấy đốm đen nhưng bạn chỉ đơn giản là nhấn vào chiếc điện thoại thông minh của mình và nó sẽ nói với bạn rằng bạn nên gọi cho bác sĩ vì cái đốm đó có thể là dấu hiệu của ung thư.

Lần này bạn gọi bác sĩ và mọi chuyện sẽ nhanh hơn rất nhiều. Trợ lý AI phụ giúp các y tá trong việc sàng lọc mọi người sẽ yêu cầu xem máy quét VizMD của bạn và bạn gửi nó cho cô ấy. Một vài giây sau, máy móc sẽ xác minh rằng bạn đang có một vấn đề thực sự và chuyển bạn đến y tá ở phía trước hàng. Cô ấy sẽ thiết lập lịch khám cho bạn ngay ngày hôm đó vì hệ thống ưu tiên đúng bệnh nhân dựa trên dữ liệu thực tế, thay vì các phỏng đoán hoặc nhu cầu để đảm bảo tất cả mọi người mắc hội chứng nghi bệnh (hypochondriac) cũng được vào khám bác sĩ.

Y học AI sẽ làm cho việc dự đoán tất cả các loại bệnh và vấn đề trở nên dễ dàng hơn trước khi chúng tồn tại.

Chiếc đồng hồ thông minh của bạn cuối cùng cũng sẽ được cài đặt quan trắc sinh học (biomonitor) với một đầu dây nhỏ đến nỗi bạn thậm chí không thể cảm thấy nó dưới da của bạn. Thậm chí chúng ta còn có thể tiến hóa để có quan trắc sinh học ngay bên trong chúng ta, những viên thuốc nhỏ chứa đầy những nanomachines tí hon chảy trong dòng máu của chúng ta để phát hiện ra những vấn đề trong cơ thể.

Nhưng dù cái nào thì một chiếc đồng hồ cũng sẽ làm được tốt.
Máy kiểm tra của bạn sẽ biết rằng lượng glucose và chất béo trung tính của bạn đã nằm ngoài mức cân bằng và lượng cholesterol của bạn đang tăng quá nhanh.

Thay vì khám phá vòng lặp phản ứng sinh học của một cơn đau tim, đồng hồ của bạn sẽ thúc đẩy bạn ăn nhiều rau hơn và đề xuất các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát mọi vấn đề trước khi chúng trở nên không thể kiểm soát được.

Còn nhớ những chiếc xe tự lái đi đến chỗ bạn chỉ trong vòng hai phút hoặc ít hơn không?

Những chiếc drone hay xe cứu thương không người lái sẽ ngay lập tức đến chỗ bạn khi bạn quyết định lờ đi những tiếng kêu cảnh báo từ chiếc đồng hồ của mình và tiếp tục ăn chiếc hamburger gấp đôi pho mai hàng ngày. Xe cứu thương sẽ đến chỗ bạn nhanh hơn bao giờ hết và nó sẽ được trang bị với các thiết bị cỡ nhỏ để kéo dài sự sống của mọi người.

Có thể bạn thậm chí sẽ không bị đau tim vì các động cơ dự đoán của đồng hồ sẽ thấy cơn đau tim đến trước vài ngày và gọi cho bệnh viện để phòng ngừa trước khi bạn lên cơn đau tim và gục mặt xuống bát ngũ cốc của bạn.

AI cũng sẽ cung cấp các phương pháp điều trị mới.

Ngày nay, việc khám phá ra các loại thuốc mới vẫn còn là một quá trình thử nghiệm chậm chạp, tẻ nhạt nhưng các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học đang sử dụng dữ liệu lớn và AI để đề xuất các việc kết hợp thuốc tốt hơn.

Trong tương lai không xa, rất khó để thấy các cỗ máy tự động khám phá thuốc có thể nhanh chóng kết hợp và thử các phương pháp khác nhau trong các quy trình thử nghiệm và kiểm tra diễn ra song song, pha trộn các hóa chất, trong khi các thuật toán di truyền chạy trên bộ xử lý thần kinh của chúng thông qua sự tiến hóa được tăng tốc.

AI cũng sẽ giúp chúng ta điều chỉnh y học dựa trên bộ gen của chúng ta. Bạn sẽ không thấy được tất cả các công dụng nằm trong một loại thuốc trong tương lai đâu, các loại thuốc chống dị ứng và không làm bạn đau bụng vì AI biết bạn có dấu hiệu của cả hai triệu chứng này.

Thế còn sự nổi dậy của những cỗ máy siêu việt mà có thể thông minh hơn chúng ta thì sao?

Liệu chúng có biến chúng ta thành nô lệ cho những bộ óc siêu việt của chúng không?

Trí tuệ siêu việt sẽ giết chết con người?

Nói một cách ngắn gọn:

Không.

AI hiện đại vẫn là một cái bóng của trí thông minh con người. Nó giống như một sự phản chiếu trong một tấm gương cũ. Chúng ta đưa ra ý nghĩa cho AI và nó sẽ nhại lại ý nghĩa đó chứ không tự tạo ra ý nghĩa riêng hay tự đặt câu hỏi của riêng mình.

Con người có khả năng thích ứng với những tình huống mới lạ. Chúng ta làm lý luận trừu tượng. Chúng ta có thể áp dụng các mô hình tinh thần phức tạp và áp dụng chúng theo những cách độc đáo.

Chúng tôi ta hiểu các thuật toán trôi nổi trong đầu chúng ta và những thuật toán mà chúng ta có ngày hôm nay chỉ là những so sánh mơ hồ.

Chúng ta thậm chí còn không biết bắt đầu từ đâu. Chúng ta không hề biết tâm trí mình hoạt động như thế nào.

Chúng ta là một chiếc hộp đen.

Chúng ta không biết làm thế nào chúng ta biết được những gì chúng ta biết, hoặc làm những việc chúng ta làm, hoặc tại sao chúng ta nghĩ những thứ chúng ta nghĩ.

Vào năm 1970 nhà nghiên cứu AI đầu tiên Marvin Minsky từng nói rằng “Trong từ ba đến tám năm tới, chúng ta sẽ có một cỗ máy có trí thông minh cơ bản của một con người.”

Và điều đó đã không thành công.

Thay vào đó, AI đã trải qua một loạt thời kỳ đen tối, nơi việc đầu tư và sự nhiệt huyết trở nên cạn kiệt.

Mặc dù các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực AI kiếm được hàng trăm ngàn đến hàng triệu đô la, nhưng trong nhiều năm họ hầu như không thể giữ được “ngọn lửa ý tưởng” tiếp tục thắp sáng. Là một trong những bố già của mạng lưới thần kinh, Geoffrey Hinton đã xoay sở để không bị chìm, lý do là bởi một trường đại học không có mấy tiếng tăm trên thế giới, Đại học Toronto, đã thấy được tiềm năng của AI và tiếp tục tài trợ bất chấp hàng loạt thất bại. Họ nhận ra rằng các vấn đề thực sự phải mất một thời gian dài để giải quyết.

Vào cuối năm 2012, chúng ta đã thấy một trong những bước đột phá lớn đầu tiên trong các hệ thống nhận dạng hình ảnh mà cho đến thời điểm đó không thể làm tốt hơn mức độ chính xác 74,6%. Sự thay đổi không thực sự là các thuật toán, đó là sự bùng nổ của sức mạnh xử lý được thúc đẩy bởi các trò chơi và sự gia tăng của Internet đã cho chúng ta những bộ dữ liệu khổng lồ để siết chặt. GPU với kiến trúc song song khổng lồ của họ đã chứng minh rằng sự tăng lên của AI là để thoát khỏi giới hạn và bắt đầu tạo ra sự khác biệt trong thế giới thực.

Về bản chất, ngành công nghiệp video game đã hỗ trợ cho ngành công nghiệp AI và giờ đây chúng ta được chứng kiến cuộc thi ImageNet đi từ độ chính xác 74,6% trong năm 2012 lên hơn 96% chỉ sau vài năm. Hệ thống Deep learning đã thành công đến nỗi nhận thức thị giác trong hình ảnh tĩnh được coi là một vấn đề đã được giải quyết.

Bước đột phá như vậy sẽ thúc đẩy sự nhiệt huyết và các khoản đầu tư, như một cơn lũ vốn đầu tư mạo hiểm và các nhà lập trình mới và các nhà khoa học dữ liệu đổ dồn vào một lĩnh vực mà trước kia được cho là kỳ lạ và sắp chết.

Đó là những gì đang xảy ra ngay lúc này, một tấn đầu tư và hàng đống hy vọng về những đột phá sắp xảy ra.

Nhưng mạng lưới thần kinh không phải là những mô phỏng của não bộ. Không phải chứ đừng nói đến là gần giống. Không có chuyện bỗng dưng chúng tự có ý thức được đâu.

Đối với những thể loại này chúng ta cần các thuật toán mới, đỉnh đến nỗi không ai có thể tưởng tượng được.

Có một vấn đề như thế này: AI ngày nay khá là ngu ngốc.

Công nghệ Deep Learning là gì? Nó không có gì ngoài một loạt các phép biến đổi hình học có nhiệm vụ kết nối các bộ dữ liệu với nhau. Chỉ có vậy thôi. DRAPA (Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng) rất ưa chuộng AI nhưng họ gọi nó là “bảng tính được tiêm steroid.”

Con người đưa ra tất cả các khái niệm và ý nghã và AI sẽ học cách bắt chước lại những thứ đó nhưng nó không tự tạo ra các ý nghĩa hay sự hiểu biết cho chính mình.

Hóa ra chúng ta có thể thực hiện rất nhiều mánh khéo ảo thuật vi diệu với những “bảng tính được tiêm steroid” như việc lấy những chú mèo ra khỏi tấm ảnh và làm cho chiếc xe tự điều khiển và chiến thắng trò chơi Go nhưng dù bạn có đọc những trang báo nổi tiếng thì Facebook đã không hề dập tắt AI vì nó đã trở nên quá thông minh và Skynet sẽ không online vào tuần tới.

Facebook dập tắt AI của họ bởi vì nó là một thuật toán vớ vẩn, không thực hiện được đúng nhiệm vụ của nó, lý do không phải vì nó phát triển một ngôn ngữ bí mật kỳ quái mà các kỹ sư lo sợ và cần phải loại bỏ trước khi quá muộn.

Chúng ta chưa biết tất cả các giới hạn của công nghệ Deep Learning nhưng sẽ không mất nhiều thời gian để phòng ngừa chúng.

Tiến trình của tất cả mọi thứ đều đi theo một đường cong sigmoid.

Bước đột phá đầu tiên là một tiến trình chậm rãi và bằng phẳng phải mất đến vài năm, theo sau đó là một bước đột phá lớn trong đó xuất hiện một sự bùng nổ của những mối quan tâm. Một khi những người khác biết những điều cơ bản của một giải pháp, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn cho ngày càng nhiều người trong số họ để lặp lại nó. Đó là lý do tại sao sau khi Bitcoin tìm ra blockchain thì một nghìn loại tiền mã hóa khác có thể chỉnh sửa mô hình nhưng trước Bitcoin thì không có loại nào tồn tại cả.

Những gì chúng ta thấy ngay lúc này không kém gì so với cơ chế xử lý song song của nhân loại, trong đó áp dụng mạng lưới thần kinh thực sự của nó để xem xét chúng ta có thể làm gì với công nghệ Deep Learning.

Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của đường cong sigmoid, sự mở rộng theo cấp số nhân nơi chúng ta thấy được sự phát triển nhanh chóng và tuyệt vời. Cuối cùng, mặc dù chúng ta đạt đến một điểm lợi nhuận giảm dần và chúng ta thấy ngày càng ít ứng dụng mới hơn và đường di chuyển lên đường cong sẽ giảm dần và trở nên tốn kém hơn.

Chúng tôi đã được biết một số hạn chế của marchine learning.

Ví dụ, bất kể bạn có bao nhiêu cuốn tiểu thuyết để ném vào một cơ cấu của deep learning, nó chắc chắn sẽ không thể tạo ra một cuốn sách có thể đọc được, với một âm mưu giết người, mở rộng hơn nhân vật đời thực và một câu chuyện tình yêu tuyệt vời. Nó không thể lấy một sản phẩm mới và tạo ra một loại sản phẩm sáng tạo mà hoàn toàn nắm bắt được bản chất của tất cả các tính năng mới của nó. Nó không thể phát triển các giải pháp trừu tượng cho các vấn đề không liên quan trong tương lai.

AI ngày nay chả có gì ngoài sự bắt chước.

Chúng ta có thông tin về độ thông minh của côn trùng. Đó là các tác nhân kích thích và sự phản ứng. Không có lý luận trừu tượng, không có cách nào để kết hợp các khái niệm thành các giải pháp mới mẻ và sáng tạo.

Ngay sau khi bạn cho hệ thống thấy một cái gì đó bên ngoài lĩnh vực đào tạo của nó, nó sẽ bị sụp đổ theo một cách hoàn toàn vô lý. Hãy lấy một ví dụ nổi tiếng về việc AI đặt tên cho bức ảnh sau đây “cậu bé với gậy bóng chày.”

Ngay cả một đứa trẻ trung học cũng không phạm phải sai lầm đó. Chúng biết thừa rằng một đứa bé không đủ khỏe để cầm được gậy bóng chày.

Đó là một vấn đề thực sự. Hệ thống của chúng ra chỉ là những hộp thống kê thu thập dữ liệu thông qua các bộ dữ liệu lớn nhưng chúng không hề có suy nghĩ gì cả. Chúng không có lý luận trực quan hoặc logic và không có bối cảnh và chắc chắn là không có ý thức.

Vì vậy, đừng vội suy nghĩ quá nhiều về tâm trí con người.

Bất chấp tất cả các sai sót của chúng ta, con người vẫn là những sinh vật tuyệt vời.

Chúng ta có thể dự đoán các tương lai khác nhau và lập kế hoạch dài hạn. Chúng ta có thể đáp ứng với hiện tượng chưa được khám phá hoàn toàn và tính toán nó ngay cả với ít hoặc không có dữ liệu mới.

Như Francois Chollet chỉ ra trong cuốn sách đáng kinh ngạc của ông về Deep Learning, nếu bạn muốn đào tạo một mạng lưới thần kinh để đáp được một tên lửa trên mặt trăng, bạn sẽ phải cho nó thấy có hàng triệu cách để làm điều đó và thậm chí sau đó nó sẽ không cung cấp cho bạn giải pháp mới mẻ mà chỉ đơn giản là sự hiểu biết về những gì đã được phát minh ra. Nhưng một con người có thể tưởng tượng một tên lửa, đưa ra giả thuyết về một vài giải pháp và “thiết kế một giải pháp mới chính xác để đáp chiếc tên lửa đó trong lần thử đầu tiên.”

Cho đến khi chúng ta bóc vỏ hộp đen của tâm trí chúng ta, chúng ta sẽ không xây dựng những cỗ máy biết tư duy, chúng ta sẽ không xây dựng bất cứ thứ gì ngoài những lý thuyết thuộc triết học Platonic của chính chúng ta.

Khởi đầu mới

Lời hứa hẹn thực sự của AI đó là tự động hóa công việc nhàm chán và giải phóng chúng ta để đạt được những công việc tốt hơn.

Và nó cũng ám chỉ đến làm những việc mà chúng ta không thể làm được tốt ngay từ đầu.

AI sẽ thay đổi mọi khía cạnh của xã hội. Sẽ không có một công việc nào mà không bị AI chạm đến trong thập kỷ tới.

AI sẽ trở thành giao diện của thế giới của chúng ta.

Chúng ta sẽ nói chuyện với nó, chơi với nó và làm việc cùng nó. Nó thậm chí sẽ trở thành người bạn đồng hành của chúng ta. Hãy nghĩ đến việc Judy Jetson nói chuyện với cuốn nhật ký robot DiDi trong bộ phim truyền hình kinh điển.

Có một tập phim của Star Trek khi mà Scotty trở về quá khứ và cần tìm một chiếc máy tính để liên lạc với con tàu. Anh ấy xông vào một cửa hàng máy tính cũ và đứng lúng túng trước con chuột và bàn phím. Anh nhấc chuột lên và nói với nó:
“Xin chào, máy tính.”

Những chiếc máy tính của ngày hôm nay sẽ nhanh chóng trông giống như các công cụ của người tiền sử khi mà AI ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ nói chuyện với máy móc, làm việc bên cạnh chúng và chúng sẽ giúp chúng ta tạo ra các xã hội rộng lớn hơn và phức tạp hơn và giải quyết các vấn đề mà chúng ta chỉ có thể mơ ước đến trong lúc này.

Sau cùng thì chúng ta sẽ mất đi một số công việc. Đó là điều miễn bàn.

Nó thậm chí có thể trở nên tệ hơn. Trong trường hợp xấu nhất, chúng ta sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế dẫn đến việc nhiều tên khốn được nắm quyền hơn và gây rắc rối cho những người mà chúng đang giả vờ giúp đỡ, điều này sau cùng dẫn đến chiến tranh và nhiều người thiệt mạng.

Kinh tế gây ra nhiều cuộc chiến tranh hơn bất cứ điều gì khác trong lịch sử.

Chúng ta cũng sẽ phải làm tốt hơn để giúp đỡ những người bị mất việc làm và không thể thích ứng đủ nhanh để nuôi sống gia đình của họ, cho dù đó là với Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI) hoặc giáo dục và đào tạo tốt hơn hoặc tất cả những điều trên cộng với những điều chúng ta thậm chí không thể nghĩ đến ngay lúc này.

Và ngay cả khi chúng ta phải trải qua giai đoạn đen tối nhất, mặt khác là ánh sáng và khi chúng ta thoát ra khỏi cơn bão, chúng ta sẽ sống trong một xã hội ổn định hơn và tràn ngập những công việc mới mà chúng ta hầu như không thể tưởng tượng đến ngày hôm nay.

Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm được cách để vượt qua cơn bão.

Đó là điều khiến cho con người trở nên đặc biệt. Chúng ta luôn tìm được giải pháp.

Sự cần thiết chính là mẹ của sự phát minh.

Và người mẹ đó sẽ không rời bỏ chúng ta khi chúng ta đang cần người nhất.

Theo: TapchiBitcoin/hackernoon

MỚI CẬP NHẬT

xrp

XRP tăng vọt lên mức cao nhất trong năm là 1,63 đô la, nhưng...

Ripple (XRP) đã đạt mức cao nhất trong năm là 1,63 đô la vào ngày 23/11. Tuy nhiên, đà tăng giá yếu dần đã...

2 chất xúc tác chính sắp đưa Solana (SOL) lên mức kỷ lục mới

Solana (SOL) đã đạt mức đỉnh kỷ lục mới tại $264,39 trong phiên giao dịch ngày 23 tháng 11. Kể từ đó, SOL đã...
sec

SEC Hoa Kỳ phạt kỷ lục 8,2 tỷ đô la từ 583 hành động...

Năm tài chính 2024 đánh dấu một bước đột phá lịch sử đối với Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC),...

Mục tiêu giá cuối năm 2025 của Bitcoin là $180.000: Nhà sáng lập TYMIO

Theo Georgii Verbitskii - nhà sáng lập nền tảng tài chính phi tập trung TYMIO, giá Bitcoin sẽ giao dịch trong khoảng từ $100.000...

Tin vắn Crypto 24/11: Mùa Altcoin đến gần khi sự thống trị của Bitcoin...

Từ nhận định mùa Altcoin đến gần khi sự thống trị của Bitcoin giảm mạnh 3,65% trong tuần đến Úc tham vấn về khuôn...
tho-dao-btc

Thợ đào bán ròng khi giá Bitcoin không thể vượt $100.000

 Gần đây, các thợ đào Bitcoin (BTC) đã tích cực giảm lượng nắm giữ của mình khi giá đồng coin này tiếp tục dao động...

Cantor Fitzgerald đã đồng ý mua 5% cổ phần của Tether với giá lên...

Howard Lutnick, CEO và là cổ đông lớn của Cantor Fitzgerald, từng đảm nhiệm vai trò đồng chủ tịch đội chuyển giao quyền lực...

Bitcoin đứng trước nguy cơ bank run, dẫn đến vòng xoáy tử thần: Nhà...

Justin Bons, nhà sáng lập kiêm CIO của Cybercapital, một quỹ đầu tư tiền điện tử châu Âu, đã đưa ra cảnh báo về...
OneCoin

Cryptoqueen Ruja Ignatova có thể vẫn còn sống và đang ẩn náu ở Nam...

Ruja Ignatova, được biết đến rộng rãi với biệt danh “Cryptoqueen,” là người sáng lập chương trình lừa đảo tiền điện tử khét tiếng...
mua-altcoin

Những chỉ số này cho thấy “mùa altcoin” đang ở rất gần

Thị trường tiền điện tử đang cho thấy những dấu hiệu của một "mùa altcoin" sắp tới, giai đoạn được đặc trưng bởi sự...

Thị trường NFT hạ nhiệt trong tuần này, tổng doanh số giảm 11%

Doanh số bán NFT đã giảm 11% trong tuần này mặc dù thị trường crypto nói chung vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh...

Lập trình viên Laszlo Hanyecz đã mắc sai lầm “tỷ đô” khi chi 10.000...

Vào năm 2010, lập trình viên Laszlo Hanyecz đã chi 10.000 Bitcoin để mua hai chiếc pizza Papa John's. Với giá trị thị trường...

Short ETH đạt mức cao kỷ lục khi đòn bẩy thị trường tăng vọt

Vị thế Short ETH có đòn bẩy đã đạt mức cao chưa từng có, phản ánh sự dịch chuyển mạnh mẽ trong tâm lý...

Điểm tin tuần 18/11-24/11: Bitcoin tiến sát $100.000 – Chủ tịch SEC Gary Gensler...

Bitcoin liên tục lập đỉnh mới trong những ngày qua khi các nhà đầu tư dự đoán nó sẽ sớm cán mốc $100.000 trong...
xlm-tang-manh

Đây là lý do tại sao giá Stellar (XLM) tăng hơn 5 lần từ...

Stellar (XLM) đã ghi nhận mức tăng giá 50% trong 24 giờ qua, trở thành tài sản có hiệu suất tốt nhất trong khoảng...

Đợt tăng giá của Bitcoin đang tạo ra một cảm giác an toàn giả...

Đợt tăng giá của Bitcoin đang tạo ra một cảm giác an toàn giả tạo trong giới đầu tư, theo nhận định của chiến...