Khi các tổ chức lớn trên toàn cầu ngày càng công nhận Bitcoin, họ nhận ra tiềm năng vượt trội của nó như một tài sản đột phá, thậm chí đưa nó vào danh mục dự trữ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức chung về tiền điện tử vẫn còn chia rẽ và chưa đạt được sự đồng thuận tích cực.
Trong bối cảnh Bitcoin ngày càng được chấp nhận rộng rãi, Ngân hàng Ý đã đưa ra quan điểm đầy chỉ trích. Trong Báo cáo Kinh tế và Tài chính gần đây, tổ chức này đã gọi các dịch vụ Peer-To-Peer (P2P) của Bitcoin – vốn được ca ngợi vì tính tiện dụng và dễ tiếp cận – là ““crime-as-a-service” (tạm dịch: tội phạm dưới dạng dịch vụ).
Ngân hàng Ý đưa ra cảnh báo về Bitcoin P2P
Báo cáo công bố vào tháng 11 năm 2024 của Ngân hàng Ý nhấn mạnh vai trò ngày càng gia tăng của các dịch vụ Bitcoin P2P như công cụ hỗ trợ rửa tiền tại các khu vực pháp lý có hệ thống quản lý lỏng lẻo. Những dịch vụ này, được mô tả là “crime-as-a-service”, đã lợi dụng những kẽ hở pháp luật để giúp các đối tượng bất hợp pháp che giấu nguồn gốc của tài sản phi pháp.
Tổ chức tài chính có bề dày lịch sử 131 năm này đã đặc biệt chỉ trích các nền tảng P2P không được quản lý và các mạng lưới trao đổi phi chính thức. Những hệ thống này né tránh các quy định về Xác minh danh tính Khách hàng (KYC) và Chống rửa tiền (AML), tạo điều kiện để tội phạm vượt qua sự giám sát của các trung gian tài chính truyền thống, tận dụng tính ẩn danh của các giao dịch trên blockchain.
Thách thức từ lỗ hổng pháp lý
Báo cáo cũng chỉ ra những thách thức lớn trong việc đối phó với hành vi rửa tiền trên các hệ thống tài chính DeFi. Khác với các nền tảng tài chính tập trung (CeFi), vốn có thể áp dụng các quy định quản lý tương tự như các tổ chức tài chính truyền thống, các nền tảng DeFi hoạt động mà không cần trung gian, khiến việc giám sát trở nên phức tạp hơn nhiều.
Công nghệ blockchain, với tính ẩn danh đặc trưng, cho phép người dùng thực hiện giao dịch thông qua các địa chỉ không liên kết, che giấu danh tính một cách hiệu quả. Điều này đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi: một bên tôn vinh blockchain vì tính minh bạch và không thể thay đổi, trong khi bên khác lo ngại về khả năng lạm dụng của nó.
Báo cáo cũng đề cập đến các giải pháp công nghệ mới như Zero-Knowledge Proofs (ZKP), cho phép tiết lộ thông tin có chọn lọc nhằm ngăn chặn các hành vi phi pháp mà vẫn bảo vệ quyền riêng tư người dùng. Tuy nhiên, Ngân hàng Ý nhận định rằng, dù đầy triển vọng, các giải pháp này vẫn chưa đủ mạnh để cung cấp sự giám sát liên tục và có hệ thống nhằm phát hiện các hoạt động đáng ngờ.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Thổ Nhĩ Kỳ siết chặt quy định AML đối với crypto
- Nga cấm khai thác tiền điện tử trong 6 năm tại 10 khu vực
Ông Giáo