Trang chủ Bitcoin Bên ngoài Bong bóng Bitcoin – Phần 2

Bên ngoài Bong bóng Bitcoin – Phần 2

Các bạn có thể đọc Phần 1 tại đây

Đối với học trò của lịch sử công nghệ hiện đại, sự sa ngã của internet đã kéo theo một bản thảo lịch sử không thể tránh khỏi. Như Tim Wu đã tranh luận trong cuốn sách của mình năm 2010, “The Master Switch,” tất cả các công nghệ thông tin quan trọng của thế kỷ 20 đã tuân thủ theo hình thức phát triển tương đương, bắt đầu với vai trò như thú tiêu khiển của những kẻ nghiệp dư và các nhà nghiên cứu được thúc đẩy bởi sự tò mò và cộng đồng, và kết thúc trong sự kiểm soát của các công ty đa quốc gia gắn với giá trị cổ phần tối đa.

Wu gọi hình thức này là Cycle, ít nhất trên lý thuyết là như vậy, internet đã đi theo hình thức Cycle với một lòng trung thành đầy tính thuyết phục. Internet được bắt đầu với vai trò là một đống hổ lốn của các dự án nghiên cứu học thuật được chính phủ tài trợ và những sở thích phụ. Nhưng 20 năm sau kể từ lần đầu tiên web được định hình trong trí tưởng tượng phong phú, nó được sản xuất bởi Google, Facebook và Amazon – và gián tiếp bởi Apple – thứ rất có thể trở thành những công ty có giá trị và quyền lực của lịch sử chủ nghĩa tư bản.

Những người ủng hộ Bitcoin không chấp nhận tính không thể tránh được của Cycle. Họ chỉ ra rằng bản chất của internet thực chất được mở triệt để và phân quyền hơn so với các công nghệ thông tin trước đó, và khiến chúng ra phải thành thực đối với bản chất đó, nó cũng có thể duy trì trạng thái trên. Thế giới online không thể bị chi phối bởi một đống những kẻ khổng lồ thuộc “kỷ nguyên thông tin”; những nền tảng mới của chúng ta có thể không bị nhạy cảm với những sự lôi kéo và gian lận; nạn đánh cắp dữ liệu cá nhân sẽ không còn phổ biến nữa; các đồng đô-la quảng cáo có thể được phân phối xuyên khắp các tài sản truyền thông.

Để hiểu được lý do vì sao, nó đưa cho chúng ta suy nghĩ về internet như hai loại khác biệt cơ bản của các hệ thống chồng chất lên nhau, như các lớp trong việc khai quật của khảo cổ học. Một lớp được tạo nên bởi các giao thức phần mềm được phát triền vào những năm 1970 và 1980 và đã va phải một đống những lời chỉ trích, ít ra thì trong cái nhìn của khán giả, vào những năm 1990. (Một giao thức là một phiên bản phần mềm của ngôn ngữ cầu nối, một cách mà các máy tính đa năng đồng ý để trao đổi với nhau. Có những giao thức quản lý dòng chảy dữ liệu thô của internet, và những giao thức dùng để gửi email, cả những giao thức xác nhận các địa chỉ của trang web.) Và trên tất cả, lớp thứ hai gồm các dịch vụ trên web – Facebook, Google, Amazon, Twitter – mà sau đó lên cầm quyền vào thập kỉ sau.

Lớp thứ nhất – hãy gọi nó là InternetOne – được thành lập dựa trên các giao thức được định nghĩa và duy trì lần lượt bởi các nhà nghiên cứu học thuật và các hội đồng theo tiêu chuẩn quốc tế mà không được sở hữu bởi bất kỳ ai cả. Thực tế thì tình trạng mở đầu tiên vẫn tiếp diễn ở xung quanh chúng ta, theo một cách mà chúng ta chưa thực sự đánh giá cao về nó. Email vẫn dựa theo những giao thức mở như POP, SMTP và IMAP; các website vẫn dùng giao thức mở HTTP, các bit vẫn được luân chuyển thông qua các giao thức mở cơ bản của internet, TCP/IP. Bạn không cần phải hiểu tất cả mọi thứ về cách mà những quy ước phần mềm này thực hiện trên một mức độ công nghệ để đạt được lợi ích của chúng. Đặc tính chủ chốt mà chúng đều chia sẻ với nhau đó là mọi người có thể dùng chúng mà không phải mất phí. Bạn không phải trả phí cấp phép cho các tổ chức sở hữu HTTP nếu bạn muốn tạo ra một trang web; bạn không cần phải bán một phần danh tính của bạn để quảng cáo nếu bạn muốn gửi email sử dụng SMTP. Cùng với Wikipedia, các giao thức mở của internet thiết lập phần lớn các ví dụ ấn tượng về sự sản xuất điển hình trong lịch sử nhân loại.

Để thấy được sự to lớn nhưng lại vô hình của các lợi ích trong giao thức trên, hãy tưởng tượng rằng các tiêu chuẩn chủ chốt chưa bao giờ được khai thác: ví dụ, một tiêu chuẩn mở chúng ta dùng để xác nhận vị trí địa lý của mình, GPS. Được phát triển đầu tiên bởi quân đội Mỹ, Hệ thống định vị toàn cầu lần đầu tiên được đưa cho công dân dùng vào thời tổng thống Reagan. Trong vòng một thập kỷ, nó được sử dụng rộng rãi trong ngành kỹ nghệ hàng không, cho tới khi người tiêu dùng bắt đầu sử dụng nó trong các hệ thống định vị ô tô. Và bây giờ thì chúng ta có smartphone có thể bắt tín hiệu từ vệ tinh GPS ngay trên đầu chúng ta, và chúng ta sử dụng sức mạnh đặc biệt này để làm tất cả mọi thứ từ việc định vị một nhà hàng gần đó để chơi Pokemon Go đến việc điều khiển các nỗ lực cứu trợ.

Nhưng nếu như quân đội ngăn GPS khỏi phạm vi cộng đồng? Giả sử một thời điểm nào đó thuộc vào những năm 90, một tín hiệu thị trường đã có thể chạm đến cá nhà sáng chế của Thung Lũng Silicon và các hub công nghệ khác, điều này chỉ ra rằng người tiêu dùng quan tâm đến việc thiết lập các tọa độ địa lỹ chính xác để các địa điểm có thể được hiện ra trên bản đồ kỹ thuật số. Có thể mất đến vài năm cho sự cạnh tranh khốc liệt giữa những công ty đối thủ, những người có thể ném các vệ tinh độc quyền của mình vào quỹ đạo và phát triển những giao thức độc đáo của họ, nhưng sau cùng thì thị trường cũng sẽ trở nên ổn định dựa trên một hình thức chi phối, bất chấp tất cả các khả năng bắt nguồn từ một cách thông thường duy nhất để xác nhận địa điểm. Hãy gọi sự tưởng tượng này là GeoBook. Lúc đầu, sự bao quát của GeoBook đã có thể là bước nhảy vọt đối với người tiêu dùng và các công ty khác đang cố gắng để đem đến nhận thức về địa điểm vào trong phần cứng và phần mềm của chúng. Nhưng dần dần, một nhận định đen tối đã xuất hiện: một sự hợp tác bí mật, lần theo các chuyển động của hàng tỷ người trên hành tinh, xây dựng một “quái vật” truyền thông dựa trên việc thay đổi địa điểm của chúng ta. Bất kỳ Startup nào đang cố gắng thành lập một ứng dụng cung cấp nhận thức địa lý có thể dễ nhạy cảm với các kế hoạch bất ngờ của GeoBook hùng mạnh. Các thuật luận chiến đầy sự tức giận hợp lý có thể được viết với mục đích lên án mối đe dọa công khai của Anh Đại này lên trên bầu trời.

Nhưng không có sự việc nào ở trên xảy ra cả, và nguyên nhân rất đơn giản. Geolocation, giống như địa chỉ của các trang web và địa chỉ email và các tên miền, là một vấn đề được ta giải quyết bằng một giao thức mở. Và bởi vì nó là vấn đề không tồn tại, chúng ta hiếm khi nghĩ về GPS hoạt động tốt như thế nào và có bao nhiêu ứng dụng khác nhau đã được tạo ra dựa trên nền tảng của nó.

Hóa ra trang Web mở và phi tập trung có tồn tại và thậm chí là “tươi tốt” trên tầng InternetOne. Nhưng kể từ khi chúng ta ổn định trên hình thức World Wide Web giữa những năm 90, chúng ta đã thực hiện một vài giao thức mới theo tiêu chuẩn mở. Vấn đề lớn nhất ở đây đó mà các nhà công nghệ phải đối mắt sau năm 1995 – rất nhiều trong số đó xoay quanh danh tính, cộng đồng và cơ chế thanh toán – bị bỏ lại cho lĩnh vực tư nhân giải quyết. Đó là những gì thuộc vào những năm 2000 đã dẫn đến một lớp mới đầy quyền lực của dịch vụ internet, thứ mà ta có thể gọi là InternetTwo.

Với tất cả sự lỗi lạc của họ, các nhà phát minh của giao thức mở định hình nên internet đã thất bại trong việc bao gồm các thành phần chủ chốt mà sau này chứng minh sự quan trọng cho tương lai của nền văn hóa online. Có lẽ điều quan trọng nhất là họ đã không tạo ra một tiêu chuẩn mở và an toàn để xác lập danh tính con người trên mạng lưới. Các đơn vị thông tin có thể được xác định như các trang, đường dẫn, tin nhắn – nhưng mọi người không có giao thức riêng của mình nên không có cách nào để xác định và chia sẻ tên thật, địa chỉ, các mối quan tâm hay (có lẽ là cốt yếu nhất) các mối quan hệ của bạn cho người khác trên mạng.

Điều này hóa ra lại là một sai sót lớn, bởi vì danh tính là một kiểu vấn đề mà được lợi từ một giải pháp được công nhận toàn cầu. Đó là những gì mà Vitalik Buterin, nhà sáng lập của Ethereum, miêu tả như cơ sở hạ tầng “lớp lót”: những thứ như ngôn ngữ, đường xá và dịch vụ bưu chính, các nền tảng mà trên đó thương mại và cạnh tranh được hỗ trợ bằng cách sở hữu một lớp cơ sở trong phạm vi cộng đồng. Ngoại tuyến, chúng ta không có một thị trường mở cho hộ chiếu vật chất hay số an sinh xã hội; chúng ta có một vài thẩm quyền đáng tin cậy – đa số được hỗ trợ bởi chính quyền – mà chúng ta dùng để xác nhận cho người khác về chúng ta là người mà chúng ta nói. Nhưng trữ tuyến, khu vực tư nhân đã lao vào để lấp đi khoảng trống đó, và bởi vì danh tính có đặc điểm của vấn đề toàn cầu, và thị trường bị thúc đẩy một cách nặng nề để ổn định trên một tiêu chuẩn chung cho việc định nghĩa bản thân bạn và những người bạn quen biết.

Các vòng lặp phản hồi tự tăng cường mà các nhà kinh tế gọi là “doanh thu tăng” hay “hiệu ứng mạng lưới” bắt đầu có hiệu quả, và sau một gian đoạn thử nghiệm mà trong đó chúng ta học đòi trong các Startup mạng xã hội như MySpace và Friendster, thị trường đã ổn định trên một thứ về cơ bản là tiêu chuẩn độc quyền cho việc xác minh bạn là ai và bạn biết những ai. Tiêu chuẩn trên chính là Facebook. Với hơn hai tỷ người dùng, Facebook còn hơn cả internet lúc nó chạm đến đỉnh điểm của bong bóng “dot-com” (.com) trong những năm cuối thập niên 90. Và sự tăng lên về người dùng đã giúp Facebook đứng thứ sáu trong các tổ chức có giá trị cao nhất, chỉ sau 14 năm kể từ khi thành lập. Facebook là một hiện thân cơ bản của khe hở mà đã chia rẽ các nền kinh tế InternetOne và InternetTwo. Không có công ty tư nhân nào từng sở hữu các giao thức mà xác nhận email hay GPS hay web mở. Nhưng có một tổ chức duy nhất sở hữu dữ liệu xác nhận danh tính cho hai tỷ người dùng ngày nay – và một cá nhân duy nhất, Mark Zuckerberg, nắm giữ phần lớn quyền bầu cử trong tổ chức đó.

Nếu bạn thấy sự tăng lên của web tập trung như một bước ngoặt không thể tránh khỏi của Cycle, và chủ nghĩa duy tâm về giao thức mở của các web trước đây như một kiểu nhận thức sai lệch của giới trẻ, vậy thì càng bớt lý do để băn khoăn về tất cả những cách mà chúng ta từ bỏ tầm nhìn của InternetOne. Hoặc là chúng ta đang sống trong một giai đoạn sa ngã và không có cách nào để quay trở lại Vườn Địa Đàng, hoặc chính Vườn Địa Đàng là một viễn tưởng mà sẽ luôn bị vấy bẩn bởi quyền lực tập trung. Trong cả hai trường hợp trên, sẽ là vô ích để khôi phục lại cấu trúc của InternetOnr; hy vọng duy nhất của chúng ta là việc sử dụng chính quyền để kiểm soát những công ty hợp tác này, thông qua điều chỉnh và hành vi chống độc quyền. Đó là sự biến thiên của câu châm ngôn cổ của Audre Lorde: “Không thể phá gỡ lâu đài của người chủ bằng công cụ của người chủ.” Bạn không thể sửa chữa các vấn đề mà công nghệ đã đưa đến cho chúng ta bằng cách ném các giải pháp công nghệ vào nó. Bạn sẽ cần những lực lượng bên ngoài phạm vi cộng đồng của phần mềm và máy chủ dể phá vỡ các cacten với sức mạnh lớn thế này.

Nhưng có một điều về “lâu đài của người chủ” trong sự tương tự này, đó là nó là một lâu đài hai tầng, Tầng trên chắc chắn được xây nên bằng các công cụ không thể dùng để phá hủy nó. Nhưng các giao thức mở bên dưới chúng vẫn có tiềm năng để xây nên một thứ gì đó tốt đẹp hơn.

Một trong những người ủng hộ thuyết phục nhất của sự phục hồi giao thức mở là Juan Benet, một lập trình viên người Mexico hiện đang sống trên một con phố thuộc vùng ngoại ô ở Palo Alto, bang California, trong một căn hộ ba phòng ngủ mà anh ấy chia sẻ cùng với bạn gái của mình và một lập trình viên khác, thêm cả những vị khách luân phiên, một số người trong đó thuộc tổ chức của Benet, Phòng Thí nghiệm Giao thức. Vào một ngày nắng đẹp của tháng Chín, Benet chào đón tôi tại cửa của anh ấy trong khi đang mặc một chiếc áo hoodie của Phòng Thí nghiệm Giao thức. Không gian nội thất làm tôi nhớ đến ngôi nhà hội viên trong phim “Thung lũng Silicon” trên kênh HBO, phòng khách của nó được bố trí bởi một dãy các máy tính điều khiển màu đen. Ở hành lang lối đi vào, dòng chữ “Chào mừng tới Rivendell” được viết nguệch ngoạc trên một chiếc bảng trắng, một cái gật đầu đến thành phố Elven trong “Chúa tể của những chiếc nhẫn.” “Chúng tôi gọi ngôi nhà này là Rivendell,” Benet nói một cách bẽn lẽn. “Nó không phải một Revendell hoàn hảo. Nó không có đủ sách, hay những thác nước, hay các Elves nữa.”

Benet, 29 tuổi, tự cho mình là đứa con của cuộc cách mạng mô hình P2P đầu tiên đã được phát triển cuối thập niên 90 và đầu năm 2000, được vận hành phần lớn bởi các mạng lưới như BitTorrent có nhiệm vụ phân phát các hồ sơ truyền thông, thường là theo cách bất hợp pháp. Sự phát triển ban đầu đó là một trong nhiều cách mà sự phát triển vượt mức theo cách hợp lý của nguồn gốc giao thức mở và phi tập trung của internet. Web đã cho thấy bạn có thể phát hành các tài liệu tin cậy thuộc mạng lưới thông thường. Các dịch vụ như BitTorrent hay Skype đã đưa sự hợp lý đó lên một tầm cao mới, cho phép người dùng điển hình thêm những chức năng mới cho internet: tạo ra một thư viện phân tán của truyền thông, như với BitTorrent, hoặc giúp mọi người thực hiện cuộc gọi qua internet, như với Skype.

“Chúng tôi không cố gắng để thay thế chính phủ Mỹ. Nó không hề có ý định trở thành một loại tiền tệ thực sự; mà nó được định để trở thành loại tiền giả bên trong thế giới này.”

Khi đang ngồi trong phòng khác kiêm văn phòng tại Rivendell, Benet đã nói với tôi rằng anh ấy nghĩ về đầu năm 2000, với sự đi lên của Skype và BitTorrent, như một “mùa hạ” của mô hình ngang cấp – sự nông nổi của nó. “Nhưng sau đó mô hình ngang cấp P2P đâm vào một bức tường, bởi vì mọi người bắt đầu trở nên ưa chuộng các kiến trúc tập trung hơn,” anh ấy nói. “Và phần lớn bởi vì các mô hình kinh doanh P2P đã bị vi phạm bản quyền.” Là một sinh viên tốt nghiệp chương trình khoa học máy tính, Benet nói với một thái độ làm tôi nhớ đến Elon Musk: Khi anh ấy nói, ánh mắt của anh ấy sẽ lao đến một khoảng không phía trên đầu bạn, nó gần như là anh ấy đang đọc từ một máy nhắc chữ để tìm các từ ngữ. Anh ấy có đam mê về một bối cảnh rộng lớn hơn. Đối với Benet, sự biến đổi từ các hệ thống phân phối đến những sự tiếp cận tập trung được đặt trong những sự thay đổi về biến động mà ít người có thể đoán trước được. “Các luật lệ của trò chơi, luật lệ mà điều khiển tất cả mọi thứ trong công nghẹ này, đóng vai trò rất quan trọng,” anh ấy nói. “Cấu trúc của thứ mà chúng ta đang xây dựng lúc này sẽ vẽ ra một bức tranh khác biệt về cách mọi thứ sẽ trở thành trong năm hay mười năm nữa.” Anh ấy tiếp tục: “Trước kia tôi thấy rất rõ ràng về mô hình P2P là một thứ gì đó rất phi thường. Điều mà tôi đã không thấy rõ lúc đó, chính là nó đang gặp nguy hiểm như thế nào. Tôi cũng không rõ bạn phải nắm lấy cây gậy chỉ huy, đó là cách bạn quay ra bảo vệ nó.”

Phòng thí nghiệm Giao thức là sự nỗ lực của Benet trong việc nắm lấy cây gậy chỉ huy đó, và dự án đầu tiên của nó chính là việc xem xét kỹ lưỡng triệt để của hệ thống tài liệu của internet, bao gồm cả kế hoạch cơ bản mà chúng ta dùng để xác định vị trí của các trang mạng trên web. Benet gọi hệ thống của anh ấy là IPFS, viết tắt của InterPlanetary File System. Giao thức hiện nay – HTPP – kéo các trang web xuống từ một địa chỉ trong một lần và không hề có cơ chế được cài đặt sẵn cho việc lưu trữ các trang mạng. IPFS cho phép người dùng tải xuống một trang cùng một lúc từ nhiều địa chỉ và bao gồm cả thứ mà các lập trình viên gọi là “sự thuật lại theo phương diện lịch sử,” để cho các bước lặp phía trước không bị biến mất khỏi hồ sơ lịch sử. Để hỗ trợ cho giao thức, Benet đồng thời thiết lập một hẹ thống có tên là Filecoin cho phép người dùng cho thuê dung lượng ổ cứng một cách hiệu quả (Hãy nghĩ đến nó như một dạng Airbnb cho dữ liệu.) “Ngay lúc nào có hàng tấn ổ cứng trên hành tinh này không làm gì cả, hoặc gần như không làm gì, đến một thời điểm mà các chủ sở hữu của chúng sẽ chỉ bị mất tiền,” Benet nói. “Vật bạn có thể đưa đến một lượng lớn nguồn cung khi online, điều này sẽ giảm chi phí của việc lưu trữ. Nhưng đúng như cái tên tên của nó, Phòng thí nghiệm Giao thức có một sự đam mê được mở rộng vượt ra cả bên ngoài những dữ án này; nhiệm vụ to lớn hơn của Bennet chính là hỗ trợ những giao thức nguồn mở mở trong những năm tới đây.

Sn_Nour

Theo Tapchibitcoin.vn

MỚI CẬP NHẬT

Tin vắn Crypto 28/09: Bitcoin sẵn sàng bùng nổ trong quý 4/2024 cùng tin tức...

Từ nhận định Bitcoin sẵn sàng bùng nổ trong quý 4/2024, các quỹ Bitcoin ETF giao ngay tiếp tục ghi nhận dòng tiền ròng...

Canada gia hạn thời hạn tuân thủ tiền điện tử giữa những lo ngại...

Canada đã quyết định gia hạn thời hạn tuân thủ quy định về tiền điện tử đến cuối năm 2024, nhằm tạo điều kiện...

Putin: Nga xem xét tiền kỹ thuật số cho hệ thống thanh toán độc...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Nga đang nghiên cứu việc sử dụng tiền kỹ thuật số quốc gia để triển khai...

Giá RNDR tăng 26% nhưng vẫn tụt hậu hơn đối thủ – Tiếp theo...

Giá Render (RNDR) đã tăng 26% trong tuần qua, khẳng định vị thế của nó như một nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực...

Tại sao MicroStrategy ETF đòn bẩy là lựa chọn mạo hiểm cho nhà đầu...

Các nhà đầu tư Mỹ dường như đang dần lấy lại niềm tin vào các sản phẩm đầu tư rủi ro, khi các quỹ...

CEO nền tảng tiền điện tử Zort bị bắt với cáo buộc tống tiền,...

CEO nền tảng tiền điện tử Zort, Adam Iza, đã bị bắt do nhiều cáo buộc nghiêm trọng, bao gồm tội tống tiền, âm...

5 altcoin đáng chú ý bạn nên theo dõi trong tháng 10

Tháng 10 đang cận kề, và các trader đang háo hức chờ đợi đợt tăng giá thường thấy của thị trường vào thời điểm...

FBI thu giữ 6 triệu USD liên quan đến các âm mưu lừa đảo...

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thu giữ hơn 6 triệu USD tiền điện tử từ các kẻ lừa đảo có trụ...
dYdX sẽ loại bỏ nền tảng Version 3

dYdX sắp ngừng hoạt động V3, chuyển sang phiên bản ‘Unlimited’

dYdX Trading Inc., công ty tiên phong trong thị trường giao dịch phi tập trung cung cấp giao dịch ký quỹ và giao dịch...

Được thúc đẩy bởi dòng tiền từ crypto, tài sản ETF của Mỹ đạt...

Tổng tài sản của các quỹ ETF tại Hoa Kỳ đã lần đầu tiên vượt qua mốc $10 nghìn tỷ vào ngày 27 tháng...
bnb-tang-gia

Giá BNB vượt $600 khi nhiều nhà phân tích dự đoán giá sẽ tăng...

BNB, token gốc của BNB Chain, đã tăng vọt lên mức $614 vào ngày 28 tháng 9, đánh dấu mức tăng 25,7% trong ba...

Bolivia chứng kiến mức tăng 100% trong giao dịch tài sản ảo kể từ...

Ngân hàng Trung ương Bolivia (BCB) vừa công bố báo cáo cho thấy giao dịch trung bình hàng tháng tài sản ảo đã tăng...

Memecoin Moo Deng tăng 800% trong tuần – Liệu có quá FOMO?

Moo Deng (MOODENG), một đồng memecoin được phát triển trên nền tảng Solana, đã ghi nhận mức tăng 70% trong 24 giờ qua và...
3 loại tiền điện tử này sẽ có bước chuyển lớn vào năm 2025

[QC] 3 altcoin này sẽ có bước chuyển lớn vào năm 2025: Một trong...

Mặc dù Shiba Inu đã tạo được dấu ấn đáng kể trên thị trường tiền điện tử, nhưng các đồng coin khác như...

ETH đặt mục tiêu lấy lại mốc $2.817 sau khi phí giao dịch tăng...

Ethereum (ETH) hiện đang giao dịch quanh mức $2.700 vào hôm nay, tăng hơn 2% sau khi phí giao dịch tăng vọt 498% trong...
meme-coin-tang

Pepe tăng 40% trong một tuần khi khối lượng giao dịch memecoin bùng nổ

Pepe (PEPE), một memecoin dựa trên Ethereum, đã tăng hơn 41% trong tuần qua khi thị trường memecoin phục hồi trên diện rộng. Hiện tại,...