Kể từ lần cập nhật gần nhất cách đây 2 tháng, các nhà thanh lý của sàn giao dịch bị hack Cryptopia hiện đã cung cấp thêm chi tiết về tình trạng hiện tại. Tuy nhiên thời gian cụ thể vẫn chưa được công bố.
Cryptopia đã bổ nhiệm Grant Thornton cho nhiệm vụ thanh lý vào tháng Năm vừa qua. Công việc của cơ quan này là đảm bảo mọi tài sản còn lại và đưa ra kế hoạch hành động mang lại lợi ích tốt nhất cho cả khách hàng và các bên liên quan.
Tiến trình của Cryptopia
Theo một báo cáo trước đây của Grant Thornton, công ty đã gặp phải những thách thức trong việc xác định số tiền nợ khách hàng cá nhân do thực tế là những người này không có ví riêng lẻ. Thay vào đó, tiền được lưu trữ trong một ví tiền gộp trong khi các giao dịch được thực hiện nội bộ trên sổ cái Cryptopia.
May mắn thay, Cryptopia đã giữ một cơ sở dữ liệu về các giao dịch này nhưng họ đã bỏ qua việc đối chiếu điều này với sổ cái nội bộ. Điều này nhằm giúp xác định người dùng nào nắm giữ loại tiền nào, khi nào họ giữ chúng và số dư cuối cùng của họ là bao nhiêu trước vụ hack.
Trong bản cập nhật gần đây nhất của các bên liên quan, Grant Thornton lưu ý rằng “công việc đối chiếu cơ sở dữ liệu với sổ cái nội bộ đang được tiến hành tốt và vẫn sẽ mất một thời gian để hoàn thành”. Họ còn làm rõ rằng hiện đang xây dựng lại tài khoản của “”hơn 900.000 khách hàng, nhiều người trong đó đang nắm giữ nhiều tài sản tiền kỹ thuật số, hàng triệu giao dịch và hơn 400 tài sản tiền kỹ thuật số khác nhau”.
Tái hợp nhất sổ cái Cryptopia rõ ràng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Với Grant Thornton, họ cần tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia để xây dựng lại môi trường ví Cryptopia. Nhiệm vụ kéo dài này được thực hiện để đảm bảo rằng bất kỳ mã độc nào liên quan đến vụ hack không thể ảnh hưởng đến quá trình thanh lý và hoàn trả.
Grant Thornton dường như cũng đã có những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết tranh chấp với phoenixNAP – một nhà cung cấp dịch vụ CNTT ở New Zealand. Sau khi thanh lý, phoenixNAP đã chấm dứt hợp đồng với Cryptopia và yêu cầu khoản thanh toán 1,9 triệu USDa, nếu không sẽ đối mặt với rủi ro dữ liệu quan trọng và tài sản kỹ thuật số có giá trị bị ghi đè.
Mặc dù chưa rõ Grant Thornton có chấp nhận trả khoản tiền 1,9 triệu USD hay không, nhưng công ty này dường như đã lấy được dữ liệu khách hàng và tài sản kỹ thuật số từ công ty lưu trữ.
Cuối cùng, một công ty đấu giá đã bán đấu giá thành công tài sản và thiết bị vật chất còn lại của Cryptopia. Điều này giúp nâng số tiền dùng hoàn trả lên đến một con số không xác định.
Những tồn tại
Grant Thornton rõ ràng đã đạt được nhiều tiến bộ kể từ khi được bổ nhiệm làm cơ quan thanh lý của Cryptopia. Mặc dù vậy, vẫn còn một số vấn đề thách thức cần được giải quyết trước khi quá trình hoàn trả có thể bắt đầu.
Đối với các tài sản đã bị đánh cắp trong vụ vi phạm vào tháng 1/2019, Grant Thornton hiện đang làm việc với Cảnh sát New Zealand và các cơ quan quốc tế để xác định nguồn gốc của vụ hack. Do đó, có vẻ như Grant Thornton không quan tâm đến cơ chế đằng sau vụ hack, nhưng vẫn hợp tác với các bên thứ ba để đóng băng và có khả năng thu hồi vốn.
Grant Thornton nói rõ rằng nó cần có sự hướng dẫn từ tòa án New Zealand trước khi có thể bắt đầu trả lại tài sản tiền kỹ thuật số cho chủ sở hữu của họ. Tuy nhiên, khách hàng sẽ cần tuân thủ các quy định về Anti-Money Laundering/Know Your Client (AML / KYC) trước khi họ có thể nhận lại tài sản của mình vì đây là yêu cầu pháp lý ở New Zealand.
Cho đến hiện tại, một cột mốc cụ thể dành cho quá trình hoàn trả vẫn chưa được công bố. Dù vậy, Grant Thornton tuyên bố “tiến trình vẫn đang hoạt động tốt”.
- Thanh lý viên gặp gỡ các nhà phát triển nhằm thảo luận về phương hướng giải quyết cho vụ hack Cryptopia
- Cảnh sát New Zealand nói sàn giao dịch bị hack Cryptopia có thể hoạt động trở lại