“WikiLeaks đã “chọc phải tổ ong”, và “bầy ong” đầy giận giữ đó đang hướng thẳng đến phía chúng ta.” Sau khi đưa ra lời cảnh báo đầy bí ẩn này, Satoshi Nakamoto đã bước vào quên lãng, để lại một đống câu hỏi chưa được trả lời nhằm che lấp sự biến mấy của ông. Thông điệp đáng lo ngại đó là để chứng minh bài đăng trên diễn đàn áp chót của Satoshi, được gửi một ngày trước lần đăng nhập cuối cùng của ông. Điều gì đã khiến Wikileaks được nhắc đến trong lời cảnh báo của cha đẻ Bitcoin?
Wikileaks quay “ánh đèn” sang Bitcoin
Lời nhắn của Satoshi ẩn chứa một điều gì đó khiến nhiều người tin rằng đó là một điểm gở và nó sắp xảy ra; một dấu hiệu cho thấy nhiệm kỳ của Nakamoto dưới vai trò là cha đẻ Bitcoin sắp kết thúc. Nhận xét của ông về việc Wikileaks đã “chọc phải tổ ong” đề cập đến khả năng trang web này đang chuyển sang bitcoin, sau khi chính phủ Hoa Kỳ buộc các công ty như Visa, Mastercard và Paypal phải phong tỏa tổ chức. Theo một bài đăng trước đó của Satoshi, dự án bitcoin cần “tăng trưởng dần dần để phần mềm có thể được củng cố trong quá trình của nó,” và sự liên kết với Wikileaks đã diễn ra quá sớm trong quá trình phát triển này.
Khi Julian Assange cố gắng chống đối việc dẫn độ sang Mỹ tại tòa án Anh, trước đó đã tuyên bố đã kiếm được 50.000% số bitcoin trong những năm sau khi Satoshi biến mất, thật thú vị khi nhìn lại thời kỳ đó – tháng 12 năm 2010 – khi sự rút lui của Satoshi bắt đầu và khoản đầu tư vào bitcoin của Wikileaks bắt đầu được thảo luận nghiêm túc. Đây thực sự là một bước ngoặt, không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử của bitcoin mà còn đối với sự giám sát của nhà nước và những người sẽ “chọc” lại nó.
Người đàn ông đã “chọc phải tổ ong”
Bạn có thể tự hỏi tại sao người sáng lập Bitcoin, lại hoảng hốt trước thông tin rằng Wikileaks đang tìm cách huy động vốn bằng hệ thống thanh toán phi tập trung. Rốt cuộc, bitcoin được thiết kế để vượt qua “những người gác cổng” và làm giảm nhu cầu của việc cần có một cơ quan trung ương – và đây là một trường hợp sử dụng hoàn hảo để chứng minh giá trị của nó.
Khi trả lời một thành viên diễn đàn đang ủng hộ ý định của Wikileaks với bitcoin, Satoshi đã nói rằng: “Đừng. đừng “khơi mào” chuyện này… Bitcoin là một cộng đồng beta nhỏ bé vẫn đang trong giai đoạn non trẻ. Bạn sẽ không thể chịu được sự thay đổi đó, và sức nóng mà bạn mang lại có thể phá hủy chúng tôi trong giai đoạn này.”
Vấn đề rất rõ ràng, như Satoshi đã thấy: sự quan tâm không mong muốn của chính phủ đối với đồng tiền kỹ thuật số non trẻ này là điều cần thiết cuối cùng vào thời điểm đó. Và vì gần như mọi cổng thanh toán khác đều từ chối xử lý các khoản đóng góp cho Wikileaks, Julian Assange, việc thu hút quyên góp thông qua bitcoin dường như là vấn đề thời gian. Ít nhất, Satoshi muốn một động thái như vậy không được khuyến khích – và ông đã truyền đạt nhiều đến Assange, như được kể lại sau đó trong phiên hỏi và trả lời Reddit Ask Me Anything (AMA) năm 2014 và cả trong cuốn sách của anh ấy có tên “When Google Met WikiLeaks” (Khi Google gặp WikiLeaks):
WikiLeaks đã đọc và đồng ý với phân tích của Satoshi, và quyết định hoãn việc ra mắt kênh quyên góp Bitcoin cho đến khi loại tiền này được thiết lập nhiều hơn. Địa chỉ quyên góp Bitcoin của WikiLeaks đã được đưa ra sau sự bùng nổ tiền tệ đầu tiên, vào ngày 14 tháng 6 năm 2011.
Điều thú vị là, tổ chức bị bao vây đã mở ra những cánh cửa nhằm tiếp nhận các khoản quyên góp bitcoin chỉ hai tháng sau phản hồi cuối cùng của Satoshi – một email gửi cho cộng tác viên Gavin Andresen.
Phần còn lại là lịch sử: Wikileaks đã nhận được hàng chục triệu đô la tiền quyên góp từ năm 2011 đến 2018, Assange đã dành nhiều năm tại Đại sứ quán Ecuador của London trước khi bị bắt, và trong thời gian Satoshi vắng mặt, Bitcoin đã “chọc nhiều tổ ong hơn” chỉ để sinh sôi phát triển hơn nữa, và mỗi lần như vậy nó càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.