Trang chủ Tạp chí Bài 23: Cách mạng Satoshi – Sự riêng tư chính là...

Bài 23: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự riêng tư chính là lý tưởng thắp sáng cho Cách mạng Mỹ

 

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 2: Sự riêng tư trong tình trạng cấp thiết
Chương 6: Sự riêng tư là điều tất yếu đầu tiên trong nhân quyền
Tác giả: Wendy McElroy

Sự riêng tư chính là lý tưởng thắp sáng cho Cách mạng Mỹ (Chương 6, Phân đoạn 2)

“Một sự giải thể chung của các nguyên tắc và cách cư xử chắc chắn sẽ lật đổ các chế độ tự do của Mỹ hơn toàn bộ lực lượng của kẻ thù chung. Khi mọi người mang trong mình những phẩm chất đạo đức, họ không không thể bị khuất phục; nhưng khi một khi họ mất đi đức hạnh của họ thì họ sẽ sẵn sàng đầu hàng sự tự do của mình đầu tiên trước kẻ thù dù là thù trong hay giặc ngoài.”

— Samuel Adams

Nhiều người đang bị tấn công bởi thù trong: đó là chính phủ của họ. May mắn thay, lịch sử tiết lộ một loại vũ khí mạnh mẽ dùng để chống lại cuộc xâm lược này.

Sự riêng tư chính là lý tưởng cách mạng đã giúp cho những thực dân Mỹ “đóng sầm cửa” vào mặt các chính quyền Anh, cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tu chính án Thứ ba trong Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm các hoạt động đóng quân tại khu vực tư gia, kể cả trong thời bình mà không có sự đồng ý của các chủ nhà.

Tu chính án nghe có vẻ khá là cổ xưa so với những con người hiện đại như chúng ta. Nhưng việc sửa đổi hình vi xâm phạm sự riêng tư và tài sản của sự bắt trước này đủ quan trọng để các nhà cách mạng xếp thứ ba trong danh sách các quyền tự do được tuyên bố bởi Bản Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Nó tuân theo Tu chính án thứ nhất (quyền tự do ngôn luận và tôn giáo) và Tu chính án thứ hai (quyền được mang vũ khí).

Tại sao? Bởi vì Tu chính án thứ ba đã khẳng định quyền riêng tư trong nước trước sự xâm phạm của chính phủ vào hầu hết các khu vực cá nhân – nhà ở. Đây là ngôn ngữ duy nhất trong Hiến pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với quân đội, cả trong thời chiến và thời bình, và nó đưa ra sự ưu tiên cho cá nhân. Dù Tu chính án nghe có vẻ quá cổ lỗ sĩ, nhưng nó không cần đến một bước nhảy vọt vĩ đại để áp dụng nguyên tắc nền tảng của mình đối với các cuộc chiến thời được chỉ huy bởi cơ quan hành pháp quân đội để chống lại khủng bố và các tội mưu phản, ví dụ như việc rửa tiền. Cá nhân được ưu tiên trước.

Tu chính án thứ tư cũng ủng hộ quyền riêng tư. Nó mở đầu bằng cách bảo vệ cho “quyền lợi của người dân để được an toàn ngay trong chính bản thân họ, nhà ở, giấy tờ và tài sản của họ, trước các lệnh khám xét và bắt giữ không chính đáng.” Xét đến khía cạnh riêng tư trong mã hóa, cụm từ quan trọng ở đây là “giấy tờ.” Tài liệu tham khảo có thể được dễ dàng ngoại suy vào thế kỷ 21 để hỗ trợ cho các email và dữ liệu máy tính khác. Hơn nữa, lịch sử khác biệt về cách thức luật pháp xử với “giấy tờ” và “tài sản” đã nhắc lại thông điệp của Tu chính án thứ ba. Khi nói đến “giấy tờ” thì sự riêng tư cá nhân chiếm ưu thế.

Tu chính án thứ năm cũng khẳng định quyền riêng tư bằng cách nêu ra quyền của mỗi cá nhân trong việc “không tự tố giác chính mình” trong các vụ án hình sự.

cach-mang-satoshi-bai-23

Năm mươi sáu người thuộc địa đã ký vào Bản Tuyên ngôn Độc lập. Họ biết đó là một hành động mưu phản, chỉ có thể trừng trị bởi cái chết. Nếu cuộc cách mạng thất bại, họ sẽ mất đi mạng sống và của cải của mình, và gây nguy hiểm cho gia đình họ. Ngay cả khi cuộc cách mạng thành công, một số đã phải trả cái giá khủng khiếp. “Năm người ký tên đã bị bắt bởi thực dân Anh và bị tra tấn tàn bạo như những kẻ phản bội. Chín người chiến đấu anh dũng trong Cuộc chiến dành Độc lập và đã bỏ mạng bởi những vết thương hoặc từ những gian khổ mà họ phải chịu đựng. Hai người đã mất đi những người con trai của mình trong Lục quân Lục địa. Hai người khác, con của họ bị bắt đi. Ít nhất một tá trong số năm mươi sáu người bị cướp phá và đốt cháy nhà cửa.” Đó là tầm quan trọng mà những người ký tên – ngày nay được gọi là những vị Khai quốc công thần hay Các nhà lập quốc (Founding Fathers) – đã thấy được ở các nguyên tắc của cuộc cách mạng, bao gồm cả lý tưởng về quyền riêng tư.

Sự riêng tư là một lý tưởng cách mạng đáng để hi sinh

[Lưu ý: cuộc thảo luận này tập trung vào nước Mỹ, nhưng các nguyên tắc thể hiện dễ dàng qua các quốc gia và các nền văn hoá khác. Ngoài ra, tôi không có thanh minh cho những việc lạm dụng Cách mạng Mỹ; tôi không tranh luận rằng những người trung thành cũng là những người thực dân; tôi chỉ muốn nhấn mạnh vai trò then chốt của sự riêng tư trong chức năng của cuộc cách mạng.]

Một con chữ làm nên sự khác biệt

Khi chính phủ tịch thu hoặc kiểm tra những chiếc điện thoại thông minh và máy tính, mục đích của họ là lấy thông tin cá nhân từ những thiết bị đó. Theo cách nói của thế kỷ 18 thì chính phủ đang tịch thu “giấy tờ” của bạn. Những người công dân tuân thủ một cách ngoan ngoãn đã chấp nhận giao nộp thông tin trên các thiết bị này; một số thậm chí còn bào chữa cho sự xâm phạm này trên cơ sở “an ninh”. Những người như vậy có mọi quyền để làm việc này; đó là thông tin cá nhân của họ, họ có thể chia sẻ chúng hoặc không. Nhưng họ không có quyền yêu cầu bất kỳ người nào khác tuân theo luật pháp và các quan chức xâm lăng; họ đã sai về mặt đạo đức khi lên án những người không muốn chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, những người nói “không” với việc ép bức quyền tự do của mình bị đối xử như những tên tội phạm thực sự.

Hạnh phúc biết bao khi lịch sử có tồn tại. Bài học vô giá của nó là: mọi thứ không phải lúc nào cũng theo cách này, và nó không nhất thiết phải theo cách này trong hiện tại.

Thế giới đang trải qua thứ được gọi là “cuộc khủng hoảng công nghệ trong học thuyết pháp lý hiện đại”. Cụ thể, các nguyên tắc cũ không phải lúc nào cũng phù hợp với hoàn cảnh mới. Các quy tắc về cơ sở vật chất (Physical evidence) không áp dụng êm xuôi vào cơ sở kỹ thuật số (digital evidence), và các phán quyết không nhất quán của các tòa án về tiền mã hóa làm cho tình hình càng trở nên rối bời. Không ai biết dứt khoát về tình trạng pháp lý của ví tiền mã hóa hoặc các private key của bạn. Một giải pháp cho sự hỗn loạn pháp lý đang dần lớn mạnh này có thể nằm trong một từ trong Hiến pháp, mà ít người chú ý đến – đó chính là “giấy tờ”.

Lắng nghe Lịch sử

Một lần nữa, Tu chính án thứ tư phát biểu rằng: “Con người có quyền được an toàn ngay trong chính bản thân họ, nhà ở, giấy tờ và tài sản của họ, trước các lệnh khám xét và bắt giữ không chính đáng, sẽ không bị xâm phạm, và không có lệnh Bắt giữ nào có thể đưa ra, nhưng dựa trên nguyên do khả thi, được hỗ trợ bởi Lời tuyên thệ và sự xác nhận, và mô tả cụ thể nơi bị khám xét, và cả những người hoặc đồ vật bị bắt giữ.”

Những khía cạnh của Tu chính án rất rõ ràng. Chính phủ giả định gánh nặng của bằng chứng ngày trước khi nó có thể xâm phạm một cách hợp pháp quyền riêng tư và tài sản của một cá nhân. Tuy nhiên, có một khía cạnh thường bị bỏ qua. Đó là sự phân biệt kỹ càng giữa “giấy tờ” và “tài sản”, giữa thông tin/biểu hiện cá nhân và đồ dùng cá nhân. Luật pháp thông thường, dựa trên đó là nền tảng luật pháp phương Tây, đã cho phép sự bảo vệ to lớn hơn đối với “giấy tờ”.

Giáo sư Luật Donald A. Dripps mở đầu bài luận đầu tiên của mình năm 2013 – “Thân gửi Tài sản: Cơ sở Kỹ thuật số và Lịch sử của “giấy tờ” riêng tư với vai trò là các đối tượng tìm kiếm và bắt giữ đặc biệt”- bằng hai câu hỏi. “Tại sao Tu chính án Thứ tư đề cập đặc biệt đến ‘giấy tờ’ trước “tài sản”? Tại sao chúng ta nên quan tâm?”

Tiến sĩ Dripps đặt ra những câu hỏi trên vì ông muốn “áp dụng các quy tắc đặc biệt của Tu chính án thứ tư vào cơ sở kỹ thuật số” trong luận thành văn để bảo vệ “khối lượng thông tin minh bạch và tuyệt mậ mà cần phải được phơi bày [hoặc yêu cầu] trước khi các cơ sở tội phạm được phát hiện”. May mắn thay, con đường phía trước có thể được tìm thấy trong quá khứ. Vào những năm 1760, các thuộc địa Hoa Kỳ đã phản ánh “một tranh cãi lớn về lệnh khám xét chung, sự phỉ báng và việc tịch thu các giấy tờ bùng phát ở Anh”. Sự tranh cãi này dẫn đến một phân tích phức tạp về sự riêng tư.

Trở lại với vai trò Cách mạng của “Giấy tờ” trong sự ra đời của nước Mỹ

Năm 1761, luật sư James Otis Jr. đã đại diện cho hàng tá thương gia thuộc địa trước Tòa án Tối cao tiểu bang Massachusetts. Vụ việc đã thách thức các lệnh khám xét bất kỳ (Writs of Assistance) được sử dụng bởi các quan chức hải quan. Các lệnh khám đầy sự giận dữ này không phân biệt lệnh khám xét và bắt giữ bừa bãi – chỉ thị cho tất cả các cơ quan luật pháp ở địa phương để giúp các quan chức hải quan tìm kiếm tài sản cá nhân liên quan đến hàng lậu hoặc hàng lậu thuế. Các lệnh khám xét chỉ hết hạn sau khi chính quyền đảm nhận không còn hoạt động, và thông thường chúng có thể chuyển nhượng.

Otis đã đứng ra đảm nhận một trường hợp “Pro Bono” (Vì lợi ích cộng đồng). Trước đám đông, ông ta đã đứng trước Tòa án Tối cao tiểu bang Massachusetts để tố cáo Vua George III, quốc hội Anh và cả nước Anh vì đã đàn áp những người thuộc địa của Mỹ. Hình tượng về một người đàn ông trẻ tuổi có sức ảnh hưởng lớn giữa đám đông đã được đúc kết bởi bài diễn văn kéo dài 5 giờ đồng hồ của Otis và thông điệp mang đầy sự thiết tha trong đó. Theo Tổng thống tương lai John Adams, sự thể hiện của Otis trong phòng xử án đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Mỹ:

“Otis chính là ngọn lửa bừng cháy mãnh liệt! … Sự độc lập của nước Mỹ từ đó đã được ra đời …. Những con người … trong đám đông đó đã bỏ đi, giống như tôi vậy, sẵn sàng chiến đấu chống lại các lệnh khám xét bất kỳ [sic]. Đó chính là hành động phản đối đầu tiên chống lại chính sách độc đoán của Vương quốc Liên hiệp Anh. Từ đó đứa con Độc lập đã được ra đời. Trong mười lăm năm, tức là vào năm 1776, ông đã trưởng thành và tuyên bố tự do cho chính mình.”

Nhưng chính trị thực dân lại không tập trung vào các loại “giấy tờ” – thư từ, nhật ký, hồ sơ kinh doanh – đây không phải là các khoản thuế phải nộp theo luật hải quan. Chính trị nước Anh thì có tập trung vào chúng.

Vào những năm 1760, các lệnh khám xét “giấy tờ” bắt đầu được thực thi ở Anh để chống lại các tác giả và nhà xuất bản bị nghi ngờ tội “phỉ báng” – hay còn gọi là sự nổi loạn. Entick v. Carrington (1765), có lẽ, là vụ án có sức ảnh hưởng lớn nhất thời bấy giờ. Thẩm phán chủ toạ – Lord Camden – đã đưa ra câu nói nổi tiếng: “Nếu nó là luật pháp, nó sẽ được tìm thấy trong những trang sách của chúng ta. Nếu nó không được tìm thấy ở đó, thì nó không phải là luật pháp”. Quyền của Chính phủ để tịch thu các giấy tờ không nằm trong những quy định. Vậy nên nó không phải là luật pháp.

Những sự kiện có thật từ vụ án: John Entick là nhà xuất bản của một bài báo chống lại Vương quyền. Năm 1762, Thủ lĩnh của Nhà vua – Nathan Carrington, cùng với ba sĩ quan khác đã đột nhập vào nhà của Entick. Họ lấy cắp hàng trăm giấy tờ trong cuộc tìm kiếm bằng chứng của sự nổi loạn. Entick đã kiện họ và chiến thắng.

Việc phân tích tiếp theo của trường hợp Entick đã cho thấy bốn khía cạnh trong hành động của chính phủ mang bản chất ghê tởm về mặt pháp lý. Lệnh bắt giữ thực sự không hề rõ ràng, cả về mặt cơ sở để bị khám xét và cả các giấy tờ bị tịch thu; việc tịch thu đã tước đoạt các giấy tờ và đã từ chối sử dụng chúng cho nguyên đơn; lệnh khám xét không được điều chỉnh bởi vì không có sự giám sát trung gian hoặc điều lệnh nào tối cao hơn; việc bắt giữ là một cuộc điều tra bởi vì nó đã cung cấp cho chính phủ thông tin về các hoạt động cá nhân của Entick. Yếu tố cuối cùng đặc biệt quan trọng. Serjeant Glynn, cố vấn của Entick, tuyên bố rằng: ” Không quyền lực nào có thể xâm phạm một cách hợp pháp vào nhà của một người đàn ông và nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng chống lại ông ta; điều này tồi tệ hơn cả sự điều tra kiểu Tây Ban Nha; lục soát tủ đồ và ngăn kéo của một người để có bằng chứng chống lại người đó, cũng giống như việc tra tấn thể xác của một người để biết được bí mật thầm kín nhất của người đó vậy.”

Thực dân Mỹ rất quan tâm đến Entick và những vụ kiện tương tự ở Anh. Việc đưa ra Tu chính án thứ tư sẽ không còn xa nữa.

“Giấy tờ” với “Tài sản” trong Luật pháp

Dripps giải thích rằng “Mặc dù việc tiếp nhận luật pháp Anh ở các quốc gia mới độc lập của Hoa Kỳ không phải tự động hoặc thống nhất, một mô hình cơ bản mới xuất hiện. Người Mỹ đã thông qua luật pháp thông thường của Anh cùng với các đạo luật có hiệu lực tại thời điểm độc lập, trừ khi luật lệ của Anh mâu thuẫn với quyền căn bản tự nhiên hoặc sự tuyên bố về quyền lợi trong Hiến pháp bang.” Nói tóm lại, bất kỳ thẩm phán nào cân nhắc việc cấp lệnh khám xét các giấy tờ đều chống lại nguyên tắc được trích dẫn trước đó của Thẩm phán của Entick; nếu nó không có trong quy chế, thì nó không tồn tại dưới pháp luật. Hơn nữa, các lệnh khám xét “giấy tờ” đã gây ra nhiều hậu quả cho hiến pháp nhà nước.

Tiến sĩ Dripps nói tiếp: “Nước Mỹ thừa hưởng lệnh cấm phổ biến đối với việc tìm kiếm giấy tờ, thông qua các điều khoản hiến pháp đã đề cập đến giấy tờ một cách riêng biệt, và từ chối sửa đổi luật cấm thông thường thông qua quy chế cho đến khi xảy ra Nội chiến.” Cuộc nội chiến tổn thất rất nhiều tiền, và thuế tiêu thụ trở thành nguồn tài trợ chính của chính phủ liên bang; sự trốn thuế từ đó trở nên phổ biến. Một đạo luật duy nhất đã được thông qua. Một ý kiến trong quyết định Boyd v. United States đã nêu rõ, “Hành động năm 1863 này là hành động đầu tiên ở đất nước này, và chúng ta cũng có thể nói ở nước này hoặc ở Anh, cho tới giờ khi chúng ta có thể biết chắc, hành động này cho phép khám xét và thu giữ giấy tờ riêng của một người, hoặc việc bắt buộc đưa ra các giấy tờ đó, với mục đích dùng chúng làm bằng chứng chống lại người đó trong một vụ án hình sự, hoặc trong một quy trình để thực thi việc tịch thu tài sản của anh ta”. Việc tịch thu “Giấy tờ”, hoặc sự khám phá mang tính bắt buộc, giờ đây đã được ấn định trong văn bản pháp luật. Rõ ràng, chiến tranh không phải là thời điểm thích hợp để tranh luận về sự bảo vệ trong Hiến pháp…

Vấn đề giữa “giấy tờ” với “hiệu ứng” đã bị đảo lộn về mặt pháp lý kể từ khi Nội chiến kết thúc. Có thể nói, sự đảo lộn mang tính quan trọng nhất xảy ra vào năm 1886, khi quyết định Boyd được đưa ra bởi Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Drips viết rằng “Câu chuyện về quyết định Boyd”, “có lẽ bắt đầu một cách đúng đắn với một đạo luật cho phép hải quan nắm giữ sách và giấy tờ của những nhà nhập khẩu bị nghi ngờ là trốn thuế.”

Chuyển tiếp đến một sự kiện tại Cảng New York. Các quan chức Hải quan đã thu giữ được 35 thùng kính không nộp thuế nhập khẩu. Chính phủ yêu cầu E.A. Boyd & Sons đưa ra các hóa đơn có liên quan để củng cố trường hợp của họ để chống lại công ty. Boyd đã làm vậy một cách miễn cưỡng, nói rằng việc tự nguyện tiết lộ là một hình thức tự tố giác bị Hiến pháp cấm; đó cũng là sự khám xét và bắt giữ bất hợp lý. Tóm lại, việc vi phạm “giấy tờ” bị phản đối theo thủ tục. Khi một tòa án cấp dưới ủng hộ chính phủ, vụ việc đã được đưa ra Tòa án Tối cao.

Tòa án Tối cao đã phán quyết dưới ích lợi của Boyd. Họ nhận định rằng:
“Các nguyên tắc được đưa ra trong ý kiến này ảnh hưởng đến bản chất của tự do và an ninh hiến pháp. Họ đi xa hơn hình thức cụ thể của vụ việc trước tòa án …; họ áp dụng cho tất cả các cuộc xâm lăng của chính phủ và nhân viên chính phủ về sự bất khả xâm phạm của ngôi nhà của một người và sự riêng tư. Không phải là việc phá cửa nhà và lục lọi các ngăn kéo của người đó làm nên bản chất của sự xâm phạm; mà đó là sự xâm phạm về quyền lợi vĩnh viễn về an toàn cá nhân, tự do cá nhân và tài sản cá nhân, trong đó quyền đó chưa bao giờ bị tước đi bởi kết tội của người đó từ việc vi phạm pháp luật, đó là sự xâm phạm quyền thiêng liêng này – quyền cơ bản và tạo nên bản chất của sự phán quyết của Lord Camden.”

Chế độ Boyd đã phục hồi sự bảo vệ lớn lao hơn trong Hiến pháp đối với “giấy tờ” hơn là “tài sản”. Nó cũng trực tiếp dựa trên thông tin hoặc “giấy tờ” kỹ thuật số. Tuy nhiên, sự bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối, và nó đã bị hao mòn nghiêm trọng trong vài thập kỷ qua. Dripps giải thích rằng: “Trong quý cuối cùng của thế kỷ hai mươi, Tòa án Tối cao đã bắt đầu cân bằng giữa ‘giấy tờ’ với “tài sản”. Một trường hợp khác trong những vụ hiện đại đã đưa ra các “bright-line rules” (Các quy tắc sáng tỏ) đưa các biện pháp xử lý tương đương trong hiến pháp đối với “tài sản”. Nói tóm lại, “giấy tờ” không chỉ bị mất đi vị trí đặc biệt dưới luật pháp thông thường và luật Hiến pháp, chúng còn có thể hoán đổi một cách hợp pháp với các “tài sản” khác. Tuy nhiên, tiền thân của Boyd đã từng rất thịnh hành trong gần một thế kỷ, và nó vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ.

Kết luận

Thông tin kỹ thuật số được sinh ra trong một kỷ nguyên mới của sự điều tra, trong đó riêng tư được xem là tội lỗi. Dripps nhận xét rằng “Ngày nay, các đặc vụ liên bang có thể có được lệnh khám xét để tịch thu và mang đi toàn bộ các giấy tờ cá nhân được lưu trữ qua kỹ thuật số và đọc các dữ liệu đó tại các địa điểm từ xa, từng cái một … Những gì Pháp luật chung đã kết tội như một di tích của Star Chamber (Hội đồng cơ bí mật), và những gì mà cơ quan lập pháp Hoa Kỳ đã cho phép trong tám mươi năm đầu tiên của thời kỳ Độc lập, đã trở thành thủ tục thực thi luật pháp tiêu chuẩn “. Việc moi móc thông tin cá nhân được sử dụng để yêu cầu tra tấn hoặc các việc “hành xác” khác. Ngày nay, sự xâm phâm đã được “thanh tẩy” theo hướng chính trị nên nó đã trở nên vô hình và dễ dàng bị lờ đi.

Đừng.

Không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo cách này, và nó KHÔNG cần phải theo đúng như thế.

Chính phủ muốn mọi người tin rằng sự riêng tư là “tiền sảnh” của tội phạm, nơi trú ẩn cho những kẻ vô lại, và là mối nguy hiểm cho người vô tội. Điều ngược lại mới chính là sự thật. Sự riêng tư là một lý tưởng trên đó quá trình, sự tự do và cuộc sống cá nhân được xây dựng. Riêng tư là cốt lõi của trong ý nghĩa làm người người, bởi vì bản chất của sự riêng tư chính là tâm trí của mỗi người khi nó đánh giá và trải nghiệm cuộc sống.

Sự bảo vệ an toàn nhất của riêng tư là để làm chính xác những gì chính phủ lo sợ. Khẳng định nó; ăn mừng nó; hiểu tầm quan trọng then chốt của nó đối với sự tự do. Đừng đáp lại câu nói “lạnh sống lưng” yêu cầu: “Giấy tờ của ngươi đâu!”

Bài 22: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự riêng tư trong việc ngăn ngừa bạo lực và tội phạm

Bài 24: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự im lặng và Linh hồn của Chiến tranh lạnh Crypto

Dịch giả: Diệu Anh

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Liệu sẽ có một ETF Solana vào cuối năm 2025 không?

Liệu chúng ta có thể chứng kiến một quỹ ETF Solana xuất hiện trên thị trường Mỹ vào cuối năm 2025 không? Các dấu hiệu...
sec

Ủy viên SEC Mark Uyeda đề xuất môi trường thân thiện cho tiền điện...

Là Ủy viên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và ứng cử viên sáng giá cho chức Chủ tịch của...

Các tổ chức sử dụng Bitcoin để hỗ trợ quỹ hưu trí, thêm BTC...

Theo báo cáo của CNBC vào ngày 22 tháng 11, Newmarket Capital đã hoàn thành một khoản vay kết hợp giữa bất động sản...

Bitcoin ETF Hoa Kỳ ghi nhận dòng vào 2,4 tỷ đô la khi ETF...

Các quỹ Bitcoin ETF giao ngay đã có ​​tuần đầu tư tốt thứ tư, trong khi các ETF tại Trung Quốc trải qua tuần...
eth

ETH có thể đạt đỉnh chu kỳ là 20.000 đô la vào năm 2025

Giá Ethereum (ETH) có thể chuẩn bị cho một đợt điều chỉnh trong những tuần tới trước khi tiếp tục đà tăng bền vững...
chính sách của Hoa Kỳ có thể khiến các nhà đầu tư crypto sợ hãi

Coin Center cảnh báo chính sách quản lý của Mỹ có thể khiến các...

Nhóm vận động phi lợi nhuận Coin Center vừa đưa ra cảnh báo rằng, mặc dù chiến thắng của Donald Trump có thể mang...

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo hiệu đã đến lúc quản lý Bitcoin tại...

Hôm nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về hai dự thảo luật quan trọng: Dự thảo Luật quản lý và đầu tư...

Ethereum vs Solana: Altcoin nào sẽ dẫn đầu trong chu kỳ này?

Sự thống trị của Ethereum trong không gian DeFi khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án ổn định và...

Tin vắn Crypto 23/11: Bitcoin có khả năng chạm mốc $180.000 vào năm 2026...

Từ nhận định Bitcoin có khả năng cán mốc $180.000 vào năm 2026 đến Aptos công bố kế hoạch tích hợp dịch vụ thanh...

Dòng chảy ra ròng 4,5 tỷ USD tạo nên động lực tăng giá cho...

Dữ liệu từ IntoTheBlock tiết lộ rằng đã có dòng tiền trị giá 4,5 tỷ USD rút khỏi các sàn giao dịch trong bảy...
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản Hướng dẫn về tiền điện tử

Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản hướng dẫn về tiền điện tử...

Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính Hoa Kỳ (FINRA) đã công bố một hướng dẫn toàn diện dành cho các nhà đầu...
ca-voi-mua-altcoin

Cá voi đã tích lũy 3 altcoin này trong tuần qua

Xu hướng tăng của thị trường được kích hoạt bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5...
Bộ trưởng dịch vụ tài chính Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi về tiền điện tử

Bộ trưởng DFS Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về tiền...

Mới đây, tại Hội nghị SBI Banking & Economics Conclave, M. Nagaraju, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tài chính (DFS) của Ấn Độ, đã...

Giá Bitcoin có thể tăng lên tới 140.000 USD, quỹ đầu tư sử dụng...

Intelligent Alpha là một quỹ đầu tư trị giá 30 triệu USD, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn toàn đảm nhận vai trò...

Ví Phantom vượt Coinbase trong bảng xếp hạng Apple App Store nhờ cơn sốt memecoin

Sự thay đổi trong xu hướng ưa chuộng của người dùng đối với các ứng dụng tiền điện tử đã tạo ra bất ngờ...
sol-tang-gia

Giá Solana (SOL) đạt ATH mới, mục tiêu tiếp theo ở đâu?

Solana (SOL) đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục $264,50 vào ngày 23/11, được thúc đẩy bởi đà tăng của Bitcoin (BTC) tiến...