Ủy ban Tội phạm Kinh tế và Tài chính Nigeria (EFCC) đang tìm kiếm sự giúp đỡ của công chúng trong việc xác định Omotade Sparks Amos Sewanu, kẻ chủ mưu đằng sau vụ lừa đảo tiền điện tử Inksnation. Theo một thông báo được công bố trên các phương tiện truyền thông địa phương vào ngày 11/11, EFCC muốn Sewanu trả lời các cáo buộc gian lận liên quan đến token Pinkoin của Inksnation.
Omotade Sparks Amos Sewanu – Kẻ chủ mưu vụ lừa đảo Inksnation
Inksnation, vốn đã trở nên phổ biến trước khi bắt đầu bị hạn chế bởi lệnh phong tỏa do Covid-19, nó đã đánh lừa nhiều người Nigeria với lời hứa về thu nhập trọn đời. Các nhà đầu tư quan tâm được yêu cầu chọn từ 5 gói đầu tư khác nhau. Mỗi gói hứa hẹn một mức lương hàng tháng khác nhau.
Inksnation thu hút được 84,200 đô la từ các nhà đầu tư
Tuy nhiên, theo thông tin trên website Inksnation, tất cả các khoản thanh toán tiền lương đều dưới dạng token tiền điện tử có tên Pinkoin. Hơn nữa, Pinkoin không được liệt kê trên bất kỳ sàn giao dịch tiền điện tử nào ở Nigeria, do đó, đặt ra câu hỏi về việc thanh lý nó.
Mặc dù vậy, những kẻ chủ mưu của Inksnation vẫn tiếp tục chia sẻ lời chứng thực trên mạng xã hội của một số nhà đầu tư Pinkoin, những người cho rằng họ đang nhận được mức lương hàng tháng như đã hứa. Sử dụng lời chứng thực là một chiến thuật phổ biến được sử dụng bởi nhiều kế hoạch Ponzi. Họ cố gắng làm lu mờ các cáo buộc lừa đảo và để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đang thiếu quyết đoán.
Tuy nhiên, trong thông báo công khai của mình, EFCC nói rõ rằng Sewanu đang phải đối mặt với cáo buộc “sử dụng bằng giả, khai man tên tuổi cũng như gian lận”. Theo thông báo, Sewanu đã nhận được số tiền 84,200 đô la (32 triệu Naira) sau khi “thả trôi token Pinkoin tự sinh tự diệt”.
Bằng cách tăng cường cáo buộc gian lận đối với Sewanu, các nhà chức trách Nigeria dường như đang mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lại nhóm Inksnation. Điều này xảy ra sau thông báo công khai của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Nigeria (NSEC) đã dán nhãn Inksnation là một hoạt động bất hợp pháp. Tương tự, các bên liên quan trong Hiệp hội Công nghệ Blockchain Nigeria (SIBAN) đã đưa ra thông báo của riêng mình trong đó gắn nhãn Pinkoin là một trò lừa đảo.
Cả hai cảnh báo đã không ngăn được nhóm Inksnation tiếp tục thu hút tiền từ những người Nigeria nhẹ dạ. Tuy nhiên, thông báo của EFCC làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng khi Sewanu và đồng bọn phải đối mặt với bản cáo trạng hình sự có thể xảy ra.
Nâng cấp hệ thống
Điều thú vị là khoảng 2 ngày sau khi EFCC công bố thông báo có ảnh của Sewanu, nhóm Inksnation đã đưa ra lời xin lỗi và kêu gọi nhà đầu tư bình tĩnh sau khi một trong những website của họ bị sập. Trong một tweet, nhóm Inksnation cho biết:
“Nếu bạn gặp khó khăn khi đăng nhập vào tài khoản của mình hoặc bất kỳ điều gì khác. Đừng lo lắng, đừng hoảng sợ và đừng bắt đầu báo động. Trước khi được thông báo rằng việc bảo trì website đang diễn ra, hãy bình tĩnh”.
Trong một tweet khác, những người đứng đầu Inksnation dường như không hề bối rối và tiếp tục thu hút thêm nhiều người đăng ký.
Cần lưu ý rằng các tuyên bố về lỗi máy tính hoặc nâng cấp hệ thống thường xảy ra trước sự sụp đổ của các mô hình Ponzi. Mới đây, những kẻ chủ mưu của một vụ lừa đảo ở Tây Ban Nha đã đóng băng tài khoản của hàng chục nghìn nhà đầu tư sau một lỗi máy tính gây thiệt hại nặng nề về tài chính.
Những trò gian lận nhỏ hơn cũng lấy lý do là nâng cấp hệ thống để giữ chân các nhà đầu tư trong khi họ bỏ trốn.
- Phân tích kỹ thuật ngày 17/11: BTC, ETH, XRP, LINK, BCH, LTC, BNB, DOT, ADA, BSV
- Đây là lý do tại sao PayPal chỉ hỗ trợ Bitcoin, Litecoin, Ether và Bitcoin Cash
- Lãnh 16 năm tù sau khi làm giả sổ đỏ để lừa đảo nhưng sau đó thua sạch vào tiền ảo
Ông Giáo
Theo News Bitcoin