Một dự án Defi trên Binance Smart Chain có tên Safemoon đang bùng nổ, một phần nhờ vào các bài báo nói về nó trên truyền thông chính thống, nhưng nhiều thành viên có ảnh hưởng của cộng đồng tiền điện tử khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là ở Úc đang gọi đó là kế hoạch kim tự tháp rõ ràng.
Giá token vào thứ 4 đã tăng gần 12 lần trong tuần và những người mua lúc ra mắt chỉ 5 tuần trước đã thu về lợi nhuận gấp 200 lần. Tuy nhiên, vào tối ngày 21/4, nó bắt đầu giảm trở lại.
Invested in #Safemoon on day 1… Thought is was going to be a scam due to all the moon tokens popping up so I sold… this is what my bag would have been worth as of today. Fuck me. pic.twitter.com/zZ0w5UDiMo
— will.io (@crypto_drift) April 19, 2021
“Đã đầu tư vào Safemoon vào ngày đầu tiên… Tôi nghĩ rằng sẽ là một trò lừa đảo do tất cả các token tăng giá nên tôi đã bán… đây là những gì có trong túi của tôi cho đến ngày 19/4”.
Tài khoản Twitter Safemoon Squad đã tweet vào ngày 20/4:
“Tôi muốn thử lý thuyết tiền không mua được niềm vui cho bạn”.
Ngược lại, một người ủng hộ Safemoon tích cực tuyên truyền:
“Chúng tôi là token hot nhất trên thế giới! Chúng tôi đã làm được điều không thể tưởng tượng được! Điểm dừng tiếp theo là mặt trăng! Đây mới chỉ là bắt đầu! Hãy lập kế hoạch để thực hiện những điều không tưởng – bởi vì chúng tôi đã có! Đó chỉ là khởi đầu của một điều gì đó tuyệt vời!”.
“Đây là một trò lừa đảo”
Tuy nhiên, trong khi website Safemoon sử dụng nhiều thuật ngữ kỹ thuật để mô tả tiện ích của nó thì một số người có ảnh hưởng gọi nó là kế hoạch làm giàu nhanh chóng không có mục đích thực sự nào khác ngoài việc làm giàu cho những người mua sớm.
Trong khi hầu hết các loại tiền điện tử cố gắng giảm thiểu phí giao dịch để khuyến khích việc áp dụng trong thế giới thực thì Safemoon tính phí phạt khổng lồ từ 10 đến 12% để rút tiền. Một nửa trong số đó bị đốt và nửa còn lại được phân phối cho các chủ sở hữu token hiện tại, với mục đích khuyến khích họ giữ coin.
“Tôi tin chắc rằng đây là một kế hoạch kim tự tháp và bạn sẽ mất tiền nếu tham gia bây giờ, bởi vì đây là một trò lừa đảo đang phát triển nhanh hơn tất cả những gì tôi từng thấy trước đây”, Youtuber người Hà Lan Quinten François nói trong một video được đăng vào thứ 4.
“Tôi biết nhiều người sẽ ghét tôi vì điều này, nhưng tôi đã có 5,5 năm kinh nghiệm trên thị trường tiền điện tử… Tôi biết thế nào là lừa đảo và thế nào là không”.
François cho biết anh là một trong những người đầu tiên trong cộng đồng cảnh báo về Bitconnect, một kế hoạch kim tự tháp đã tăng giá trị trong đợt bull run năm 2017 trước khi sụp đổ vào tháng 1 năm 2018.
“Vấn đề với Safemoon là: có 1 triệu người sở hữu vào ngày mai và sẽ kết thúc tồi tệ đối với nhiều người trong số họ. Sau khi điều không thể tránh khỏi xảy ra, họ sẽ ghét crypto và không bao giờ quay lại, rồi quơ đũa cả nắm là lừa đảo”, François tweet.
Tài khoản Twitter Waronrugs đã đưa ra lời khuyên về vụ lừa đảo vào thứ 4, nói rằng khả năng mất tất cả tiền là “tuyệt đối”.
“Lời khuyên lừa đảo #115 – SafeMoon.
Lý do: Chủ sở hữu sở hữu hơn 50% thanh khoản. Anh ta có thể kéo thảm nhà cung cấp thanh khoản và bán token, tạo ra một vụ kéo thảm.
Khả năng mất tất cả tiền: Tuyệt đối”.
Người dùng đề cập đến “rug pull” (kéo thảm), một loại lừa đảo exit scam thường xuyên xảy ra với các token Defi, trong đó team sáng lập chiếm đoạt tài sản người dùng gửi vào.
Nhóm Facebook Crypto Paradox của Úc có hơn 32.000 thành viên, đã cảnh báo bất kỳ ai cố gắng quảng bá Safemoon sẽ bị cấm ngay lập tức vì đó là một trò lừa đảo.
Người có ảnh hưởng Lark Davis với hơn 200.000 người theo dõi trên Twitter đã đưa ra cảnh báo của riêng mình.
“Safemoon trị giá gần 7 tỷ vốn hóa thị trường pha loãng… Mất trí! Mọi người thực sự yêu thích ponzi, có vẻ như những trò gian lận luôn luôn khiến những người khó tính nhất tin tưởng”.
“Bitconnect trong một khoảnh khắc ngắn ngủi đã lọt vào top 10 crypto hàng đầu, những người kiếm được tiền không muốn chấp nhận sự thật nó là một ponzi, họ viện mọi lý do để biện minh cho điều đó và tấn công bất cứ ai nói điều đó. Sau đó, nó kéo thảm và mọi người hụt hẫng. Safemoon cũng không khác”, anh nói trong một tweet khác.
Truyền thông nhẹ dạ cả tin
Bất chấp sự hoài nghi của cộng đồng đối với dự án, một số ấn phẩm tin tức chính thống đã xuất bản các bài báo khen nó trong những ngày gần đây.
Alex Saunders, người dẫn chương trình Tasmania của kênh tin tức kỹ thuật số nổi tiếng Nuggets News, đã chỉ ra một bài báo như vậy.
“Hầu hết trang tin tức của Úc quảng cáo trò lừa đảo Safemoon này. Dự án xuất hiện chỉ sau một đêm, hứa hẹn lợi nhuận, phạt người bán và đảm bảo khả năng di chuyển an toàn đến mặt trăng. Vâng, tôi biết có người đã kiếm được 500%, đó là cách ponzi hoạt động ban đầu”.
Một số holder Safemoon dường như biết đây là kế hoạch kim tự tháp nhưng vẫn cố gắng đá đểu kiểu “ôi các anh dọa em sợ quá, để em mua thêm gói nữa cho bớt sợ”.
moonscam shit screams ponzi scheme, but with that being said, its still early, and I bought some to flip #safemoon pic.twitter.com/QoDreS50Q1
— twsn (@thnewha) April 21, 2021
“Moonscam rõ ràng là kế hoạch ponzi, nhưng vẫn còn sớm và tôi đã mua thêm”.
- Ứng dụng bảo hiểm 100% vốn Coolcat lừa đảo, hàng ngàn nhà đầu tư Việt đứng trước nguy cơ mất trắng tiền tỷ
- Kiểm toán mã MoonSafe cho thấy bất thường đáng ngờ, đã xác nhận lừa đảo?
- Nhân viên từ các công ty lớn của Hàn Quốc bỏ việc sau khi kiếm được hàng triệu đô la từ tiền điện tử
Minh Anh
Theo Stockhead