Trong 2 năm qua, tài chính phi tập trung (DeFi) đã trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư và trader. Lợi suất cao, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá bất đối xứng và cảm giác làn sóng các giao thức mới không bao giờ kết thúc tạo ra hàng loạt cơ hội kiếm tiền trong không gian.
Sự bất đối xứng của những cơ hội này thể hiện trực tiếp qua tính kém hiệu quả của thị trường non trẻ như DeFi. Hiện tại, câu chuyện chi phối những người ủng hộ DeFi là các cơ hội béo bở có thể biến mất khi thị trường trở nên hiệu quả hơn không? Luận điểm đó có vẻ phù hợp với hành vi của hầu hết các thị trường tài chính trong lịch sử nhưng nó sẽ diễn ra như thế nào trong DeFi? DeFi có thể trở thành thị trường hiệu quả không?
Một giải pháp tốt để cố gắng trả lời những câu hỏi này là hiểu nguyên tắc cơ bản của hiệu quả thị trường vốn và áp dụng chúng cho thế giới DeFi. Các lý thuyết về hiệu quả thị trường có một lịch sử phong phú liên quan đến một số nhân vật đầy màu sắc.
Giả thuyết thị trường hiệu quả
Ý tưởng định lượng hóa động lực của hiệu quả trên thị trường tài chính đã có từ nhiều thế kỷ trước. Năm 1863, nhà môi giới cổ phiếu người Pháp Jules Regnault đã quan sát thấy rằng độ lệch giá trong một cổ phiếu tỷ lệ thuận với căn bậc hai của thời gian. Nói cách khác, bạn nắm giữ cổ phiếu càng lâu, bạn càng có nhiều khả năng thắng hoặc thua do sự thay đổi giá cả.
Một người hùng tương đối ít được biết đến trong quá trình phát triển các ý tưởng về hiệu quả thị trường là nhà toán học người Pháp Louis Bachelier, người nổi tiếng là một trong những cha đẻ của thống kê hiện đại. Theo một số nghiên cứu của ông, Bachelier đã suy luận rằng “kỳ vọng toán học của các nhà đầu cơ trên thị trường tài chính là gần bằng 0”. Nhiều ý tưởng trong số này đã đi trước thời đại và được khám phá lại gần một thế kỷ sau, trong bối cảnh của các lý thuyết thị trường hiệu quả.
Các nghiên cứu vào đầu thế kỷ 20 đưa chúng ta đến bài báo quan trọng nhất về hiệu quả của thị trường tài chính. Năm 1970, Eugene F. Fama đã xuất bản “Thị trường vốn hiệu quả: Đánh giá lý thuyết và công việc thực nghiệm”, trong đó ông định nghĩa thị trường hiệu quả là “thị trường mà giá cả luôn phản ánh đầy đủ thông tin sẵn có…”. Đây là bản chất của giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH).
Trong bài báo, Fama đã trình bày 3 loại thị trường hiệu quả: (i) dạng mạnh; (ii) dạng bán mạnh; (iii) dạng yếu dựa trên cách thức thông tin công khai và không công khai được tính vào giá của tài sản. Đóng góp quan trọng khác của Fama là “vấn đề giả thuyết chung” nổi tiếng, về cơ bản nói rằng EMH không thể được kiểm tra hoặc bác bỏ hoàn toàn.
Để giải thích điều này, giả sử tiền điện tử là một thị trường hiệu quả tuân theo các nguyên tắc của EMH và có một mô hình định giá tài sản chỉ ra rằng giá của ETH sẽ là 4.000 đô la trong một tháng. Sau đó, giá của ETH tăng vọt lên 5.000 đô la, lệch nhiều so với mô hình định giá tài sản. Vấn đề giả thuyết chung chỉ ra chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn liệu thị trường hoạt động kém hiệu quả hay mô hình đã định giá tài sản sai. Nói cách khác, không thể chứng minh được liệu giá cả bất thường có phải là kết quả của thị trường kém hiệu quả hay những sai sót trong mô hình được sử dụng để định giá tài sản ngay từ đầu.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà kinh tế và chuyên gia thị trường vẫn không thể thống nhất về EMH. Chắc chắn, các thị trường mới dễ có dấu hiệu kém hiệu quả hơn và do đó thách thức một số nguyên tắc của EMH. Đây chắc chắn là trường hợp của DeFi.
Sáu nguyên nhân DeFi hoạt động kém hiệu quả
Sự bất cân xứng về thông tin đại chúng: Không có nguyên nhân nào gây ra tình trạng kém hiệu quả trong thị trường tài chính như bất cân xứng về thông tin giữa những người trong cuộc và nhà đầu tư nói chung. Trong trường hợp của DeFi, những người gần gũi với các dự án giao thức có khả năng tiếp cận thông tin phong phú hơn so với các nhà đầu tư sử dụng giao thức. Việc tiếp cận sớm hơn với các thông tin như pool thanh khoản mới, thay đổi quản trị hoặc sửa đổi giao thức có thể dẫn đến các lợi thế đáng kể trên thị trường DeFi.
Ví dụ, giao thức tạo thị trường tự động (AMM) sắp ra mắt các pool mới để tăng thanh khoản cho một token cụ thể. Có quyền truy cập vào thông tin đó sẽ cho phép người trong cuộc sẵn sàng cung cấp thanh khoản ngay khi pool ra mắt, do đó thu được phần thưởng đáng kể.
Một hệ sinh thái giao thức đang phát triển: Các thị trường vốn truyền thống hoạt động trên một cơ sở hạ tầng đã được thiết lập trong nhiều thập kỷ, trong khi DeFi đang xây dựng với bối cảnh liên tục thay đổi. Các nguyên tắc tài chính mới dưới dạng giao thức DeFi được đưa ra hàng tuần. Trong giai đoạn tăng trưởng, những giao thức đó sẽ không hiệu quả về bản chất và sự kém hiệu quả sẽ truyền qua các khu vực khác của không gian DeFi. Ví dụ, một stablecoin thuật toán mới có thể thường xuyên đi chệch khỏi giá trị chốt của nó, tạo ra các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá.
Thay đổi về quản trị: Các đề xuất quản trị thường xuyên thay đổi hành vi của giao thức DeFi, dẫn đến sự kém hiệu quả của thị trường. Động lực này chỉ có với DeFi và không xuất hiện trong các thị trường vốn truyền thống. Từ những thay đổi trong cơ chế khuyến khích đến sửa đổi hành vi của một giao thức cụ thể, quản trị DeFi là nguyên nhân gây ra tình trạng kém hiệu quả trên thị trường. Một ví dụ điển hình là đề xuất quản trị thay đổi độ dài và trọng lượng của các pool thanh khoản khác nhau trong một giao thức AMM, dẫn đến lợi suất cao hơn do các pool tạo ra với ưu đãi tốt hơn.
Các cuộc tấn công giao thức: Cho đến nay, hacker và các cuộc tấn công bảo mật có thể được coi là một thành phần gốc, gắn liền với hệ sinh thái DeFi. Các giao thức mới thường xuyên bị khai thác tạo ra khoảng trống thanh khoản trên thị trường, nên có thể bị lợi dụng trong các giao dịch khác nhau. Từ quan điểm đó, các cuộc tấn công bảo mật là một nguồn gây kém hiệu quả cho không gian DeFi mà không tồn tại song song trong các thị trường tài chính khác.
Ảnh hưởng của CeFi: Sự khác biệt giữa CeFi (tài chính tập trung) và DeFi là một trong những động lực kỳ lạ nhất trong không gian tiền điện tử và có thể được coi là nguồn gốc gây ra sự thiếu hiệu quả của thị trường. Các sự kiện diễn ra trên sàn giao dịch tập trung có hiệu ứng lan tỏa trên thị trường DeFi và ngược lại, tạo cơ hội thường xuyên để kinh doanh chênh lệch giá. Ví dụ, hoạt động giao dịch của một token quản trị DeFi nhất định gia tăng ở các địa điểm tập trung có thể dẫn đến tăng giá và cải thiện phần thưởng trong giao thức DeFi tương ứng.
Hệ sinh thái bị phân mảnh: Rất khó để hạn chế tình trạng phân mảnh của không gian DeFi, với số lượng các giao thức “khổng lồ”. Số lượng lớn tài sản tiền điện tử giao dịch trong các giao thức rất đa dạng không được hợp nhất sẽ tạo ra tình trạng không đồng bộ về giá và thúc đẩy cơ hội kinh doanh chênh lệch giá thường xuyên giữa các giao thức đó. Khi DeFi tiếp tục phát triển, mức độ phân mảnh này có thể sẽ tăng lên, dẫn đến thị trường kém hiệu quả hơn trước khi hợp nhất, gây phản tác dụng.
Khi nào DeFi hiệu quả?
Thị trường truyền thống cho chúng ta biết tương lai của DeFi là trở thành một thị trường tương đối hiệu quả. Chúng ta nên mong đợi sự hợp nhất của các giao thức và blockchain, thu hẹp chương trình khai thác lợi suất và thanh khoản cũng như luồng thông tin minh bạch hơn trên toàn hệ sinh thái. Tuy nhiên, một số yếu tố khiến cho con đường dẫn đến thị trường hiệu quả không hề đơn giản. DeFi vẫn là một thị trường còn rất non trẻ chưa được các nhà đầu tư chính thống chấp nhận.
Những biến số đó cho thấy sự kém hiệu quả của DeFi có thể sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây kém hiệu quả trong DeFi là đặc điểm gốc của hệ sinh thái và không phải là sản phẩm phụ của động lực thị trường. Quá trình chuyển đổi sang các động lực thị trường hiệu quả sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút so với sự phát triển tự nhiên của hệ sinh thái DeFi. Nhưng tóm lại, có lẽ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng DeFi sẽ từ một thị trường kém hiệu quả trở nên hiệu quả.
- 85% người dùng DeFi đang chèo lái làn sóng NFT, dẫn đầu là các nhà sưu tầm Hoa Kỳ
- Đây là lúc phải chú ý đến Bitcoin và altcoin vì thị trường tăng giá mới đã bắt đầu, theo KOL Nicholas Merten
- SEBA Bank bổ sung hỗ trợ cho Aave và Chainlink để mở rộng quyền truy cập DeFi của tổ chức
Đình Đình
Theo Coindesk