Trang chủ Tạp chí Bài 42: Cách mạng Satoshi – Thi hành luật thị trường...

Bài 42: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Thi hành luật thị trường tự do cho Crypto

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 4: Nhà nước so với Xã hội
Chương 9, Phần 6: Thi hành luật thị trường tự do cho Crypto
Tác giả: Wendy McElroy

Chính phủ là ‘một nhà máy luật pháp’. Nó thông qua luật theo cùng cách mà một nhà máy khác đúc ra khuôn kim loại… Tuy nhiên, trong khi một nhà máy đúc khuôn kim loại đang cung cấp một sản phẩm chung hữu ích cho người dân, cùng lúc đó một số công dân sẽ tự nguyện mua; thì nhà máy của chính phủ lại thúc đẩy sự ép buộc, điều này chủ yếu mang lại lợi ích cho chính phủ, nhưng nó lại được mua bởi người dân (qua thuế và 1 số loại phí khác), và ở vị trí là người mua thì họ không bao giờ có quyền được từ chối.

Một sự khác biệt rõ nhất giữa nhà nước và xã hội: xã hội không ép buộc mọi người mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ không muốn. Xã hội không yêu cầu họ sử dụng ngân hàng trung ương, để trả giá cho việc thực thi pháp luật, hoặc để tài trợ cho quốc phòng để chống lại các quốc gia bên ngoài. Mọi người có thể từ chối loại sản phẩm như vậy hoặc họ có thể sử dụng nhà cung cấp tư nhân cạnh tranh.

Ngược lại, nhà nước buộc phải mua các sản phẩm đó, với lý do là chúng rất cần thiết cho lợi ích xã hội. Không chỉ vậy, chính phủ còn tuyên bố rằng, độc quyền là yếu tố cần thiết để hoạt động như các bên thứ ba đáng tin cậy (TTP).

Cốt lõi của cuộc xung đột giữa nhà nước và xã hội là quan điểm đối lập của các TTP (bên thứ ba đáng tin cậy). Nhà nước nhấn mạnh định nghĩa về tính trung gian hoặc tính thương lượng: đó là TTP (bên thứ ba đáng tin cậy), một thực thể tạo điều kiện cho chất lượng hoặc sự trung thực của các tương tác giữa những người đầu tư nó với sự tin tưởng. Sự mô tả này có thể được coi là chính xác. Ví dụ, mọi người có thể sử dụng một luật sư, với vai trò như một trung gian trong một thỏa thuận kinh doanh. Nhưng một TTP (bên thứ ba đáng tin cậy) chỉ có sự trung lập hoặc sự thương lượng, chỉ khi không có ai buộc phải sử dụng hoặc để tài trợ cho nó.

Cả hai nhóm, như cypherpunks, và các cá nhân, như Satoshi Nakamoto đều nhấn mạnh một sự mỉa mai cay đắng trong ý nghĩa của những gì từ “đáng tin cậy” trong các TTP (bên thứ ba đáng tin cậy). Từ ‘đáng tin cậy’ là một sự nhạo báng của chính nó. TTP (bên thứ ba đáng tin cậy) của Nhà nước không thể tin cậy để hành động thay mặt cho những người bị buộc phải tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của nó; nó luôn hành động vì lợi ích riêng của nó. Các hệ thống và phương pháp thay thế trên thế giới mà không có sự tin tưởng là điều cần thiết, bởi vì các giao dịch có thể được xác thực một cách độc lập.

Blockchain được thiết kế để trở thành luật pháp cho chính nó, với sự chuyển giao mà bất cứ ai cũng có thể xác minh. Đó là lý do tại sao nó minh bạch, không thay đổi và phi tập trung. Đó là “không cần đến sự tin tưởng”, theo nghĩa tốt nhất của từ này. Blockchain cũng được thiết kế để ngăn chặn hành vi lừa đảo cá nhân không thường xuyên bằng cách thực hiện thanh toán không thể đảo ngược và sử dụng dấu thời gian (time stamp) để tránh hình thức double spending (chi tiêu 2 lần cùng 1 số tiền).

Nhưng việc đối phó với những người có hành vi không phù hợp, như những người không cung cấp hàng hóa trả tiền, không phải là mục đích chính của blockchain. Cũng không nên là như vậy. Bất cứ khi nào con người giao dịch, một số gian lận sẽ xảy ra vì bản chất con người có chứa đức tính không trung thực. Người ta có thể nói điều này là không may, nhưng sau đó, người ta có thể hỏi: so với cái gì? crypto ngang hàng và sàn giao dịch phi tập trung không nên được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn hoàn hảo. Chúng nên được đánh giá bằng cách chúng thực hiện mục đích chính hiệu quả như thế nào: chống lại các tội phạm với quy mô rộng lớn của nhà nước chống lại xã hội – có nghĩa là, chống lại các cá nhân – đặc biệt là thông qua ngân hàng trung ương và tiền tệ fiat.

Các thiên tài chiến lược trong việc khiến TTPs (bên thứ ba đáng tin cậy) trở nên “lỗi thời” bằng cách thay thế và bỏ qua chúng bị đánh giá thấp, bởi vì nó thường được giới hạn trong lĩnh vực kỹ thuật số. Trên thực tế, chiến lược đó được ứng dụng trên toàn xã hội, và crypto là một phần của truyền thống chính trị lâu dài về cái được gọi là sự phòng ngừa. Quan sát crypto thông qua lăng kính này mang đến những quan điểm và thông tin chi tiết khác nhau, hoàn toàn tương thích với quyền tự do cá nhân.

Crypto là một phần của truyền thống phòng ngừa

Crypto bảo vệ các cá nhân khỏi những tội ác tàn phá mang tính thể chế của nhà nước bằng cách cho phép họ tránh các ngân hàng trung ương và giữ lại các dữ liệu riêng tư cấu thành quyền lực trong cuộc sống của họ.

Robert LeFevre, người theo chủ nghĩa tự do, là một trong những nhà lý luận tốt nhất về cách ngăn chặn tội phạm, đặc biệt là những tội phạm bị nhà nước tống giam chống lại xã hội. Ông đặt ra câu hỏi, “làm thế nào một xã hội có thể đảm bảo công lý riêng tư tốt nhất?” Ông trả lời: các biện pháp phòng-thủ-trước phòng tránh tội phạm trước khi nó xảy ra. Điều này hầu như tương phản với cách mà hầu hết các nhà lý luận tự do tiếp cận câu hỏi về tư cách pháp nhân; họ gần như hoàn toàn tập trung vào các vấn đề như bồi thường với trừng phạt hoặc về cách mà các cơ quan thực thi công lý phải được tổ chức như thế nào. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này trở nên sôi nổi, chỉ sau khi một vi phạm vệ quyền lợi xảy ra. Giống như Satoshi, LeFevre muốn có một hệ thống ngăn chặn các thể chế tội ác của nhà nước xảy ra ngay từ đầu.

Có sự tương đồng nổi bật giữa LeFevre và Satoshi. LeFevre đã cố gắng để tránh và thay thế một TTP : thực thi pháp luật truyền thống, bao gồm cả hệ thống tòa án, một loại độc quyền của chính phủ. Động cơ của hai người là như nhau. LeFevre đã thấy thực thi pháp luật là một thất bại lớn, hoặc tệ hơn nhiều. Dưới vỏ bọc của việc cung cấp công lý, nó đàn áp cá nhân bằng cách điều chỉnh hầu như tất cả các hoạt động của chính nó. Tương tự, Satoshi biết rằng ngân hàng trung ương và tiền tệ fiat cũng là một thất bại lớn, hoặc tệ hơn nhiều. Dưới vỏ bọc của việc cung cấp sự ổn định và bảo vệ tài chính, họ cướp bóc của cải của các cá nhân thông qua các cơ chế như lạm phát và chuyển giao nó cho những người có thẩm quyền.

Cả hai đều ủng hộ các thể chế tư nhân trong đó không đối đầu với các đối tác nhà nước của họ trong một bối cảnh dân quyền, nhưng điều đó lại ngăn cản một nhu cầu đối với họ. LeFevre viết: “Liệu Chính phủ là công cụ duy nhất mà chúng ta biết đến cho việc tự bảo vệ? Không hề. Bảo hiểm tự nguyện là một công cụ khác. Vậy là, các cảnh sát tư nhân, các tổ chức tư nhân như Quân đoàn Mỹ, những người gác đêm, cảnh sát thương mại, Triple A và có lẽ là một số người khác…” (cách nói trên là một mô tả rất đơn giản về cách tiếp cận của ông).

Lợi thế thiết thực tuân thủ theo các hệ thống phòng ngừa của LeFevre và Satoshi. Có một điều là, sau khi một tội ác đã xảy ra, nó gần như không thể ảnh hưởng toàn bộ đến một nạn nhân, ngay cả trong trường hợp không-mang-tính-hình-sự của một hợp đồng nào đó hoặc các cuộc tấn công đơn giản. Ví dụ, Một chiếc bình vỡ có thể là một đồ vật gia truyền của gia đình, nhưng nó sẽ được thay thế bằng giá trị thị trường của nó, không phải là giá trị tình cảm. Với những tội ác trầm trọng như hãm hiếp, tấn công, hay giết người, sự tổn hại sẽ rất khó để xóa bỏ. Cơ thể có thể chữa lành, hóa đơn y tế có thể được trả tiền, nhưng tổn thương về tinh thần có thể là vĩnh viễn. Vấn đề về việc giải quyết các vụ án hình sự từ lâu đã được nhìn nhận. Trong The Ethics of Liberty, thậm chí nhà ủng hộ chân chính của hiến pháp Murray Rothbard đã lập luận, “Trong câu hỏi về tấn công cơ thể, nơi mà sự bồi thường thậm chí được không áp dụng, chúng ta có thể … sử dụng … biện pháp trừng phạt tương tự; để nếu A đã đánh B theo một cách nào đó, thì B có quyền đánh A… thay vì nhiều hơn mức độ tương tự. ”Cảnh tượng đánh đập công khai dường như không thể trở thành một giải pháp trong xã hội công dân.

Tương tự, việc để mất tiền tiết kiệm của một người thông qua lạm phát, tịch thu, quản lý kém và các hành vi tội phạm khác của các ngân hàng trung ương có thể gây tổn hại. Việc bồi thường có thể được thực hiện dễ dàng hơn – sau tất cả, một đồng đô la vẫn là một đồng đô la – nhưng việc hoàn tiền của các quỹ là điều rất hiếm. Ngay cả khi nó xảy ra, quá trình có thể mất nhiều năm và liên quan đến chi phí pháp lý nặng nề. Cho đến nay, phòng ngừa vẫn là sự lựa chọn thích hợp hơn.

Chính phủ không muốn sự phòng ngừa, tất nhiên, bởi vì chiến lược phá vỡ độc quyền của họ đối với các TTP như việc thực thi pháp luật và hệ thống ngân hàng. Cũng không quan trọng khi mà thực thi pháp luật không đưa ra các dịch vụ khách hàng thiết thực; các tòa án ở nhiều nước đã phán quyết rằng, cảnh sát không có nghĩa vụ bảo vệ các cá nhân. Nhưng, miễn là mọi người bị thuyết phục rằng có cảnh sát “để phục vụ và bảo vệ”, thì họ chấp nhận việc mất tự do dưới danh nghĩa là ‘sự an toàn, bảo đảm’. Không quan trọng khi các ngân hàng trung ương hoạt động như cánh tay của nhà nước. Miễn là mọi người bị thuyết phục về nhu cầu “bảo đảm” như sự bảo vệ Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang, họ sẽ “đầu hàng” sự tự do của mình vì lời hứa về sự an toàn.

Bí mật để duy trì sự kiểm soát của nhà nước đối với xã hội là để nhà nước tạo ra sự sợ hãi và sau đó tận dụng nó. Quá trình này đang hoạt động trong crypto bất cứ khi nào nhà nước kháng cáo hai hình thức pháp luật thuộc thẩm quyền của họ: luật pháp, chẳng hạn như các biện pháp chống ma túy; và các quy định, chẳng hạn như Know Your Customer (hiểu khách hàng của bạn -KYC ). Hai hình thức luật quen thuộc với xã hội, không thể được sử dụng hiệu quả nhằm chống lại crypto: luật pháp để bảo vệ con người và tài sản; và luật hợp đồng. Một lần nữa, nhà nước và xã hội lại không tương thích. Vũ khí tự vệ chính của xã hội là việc chứng minh rằng sự bảo vệ của nhà nước và “các dịch vụ” là không cần thiết.

Một câu hỏi ám ảnh

Sự nhấn mạnh về việc phòng tránh cũng nắm bắt được một sự “phân ly” về quan điểm trong cộng đồng crypto. Phòng tránh và né tránh là hai “người bạn đồng hành” theo lẽ tự nhiên. Cuộc đối đầu giữa chúng thật sự rất căng thẳng. Cách tiếp cận nào hiệu quả hơn? Hoặc liệu một tuyên bố chung có thể được thực hiện? Satoshi nghĩ rằng điều đó là có thể.

Hai quan điểm này được mô tả bởi Julian Assange và Satoshi, cả hai đều hoàn toàn hiểu được giá trị tự do của crypto. Tháng 10 năm 2017, Assange thể hiện quan điểm của mình trong một tweet: “Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến chính phủ Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ McCain và Thượng nghị sĩ Lieberman vì đã thúc đẩy Visa, MasterCad, Paypal, AmEx, Moneybookers và các cộng sự, trong việc thành lập một sự phong tỏa ngân hàng bất hợp pháp chống lại @WikiLeaks từ năm 2010. Nó đã khiến chúng tôi đầu tư vào Bitcoin — với lợi nhuận > 50.000%. ”

Julian Assange-bitcoin

Quan điểm của Satoshi đã được thể hiện trong phản hồi của ông ấy đối với một tweet hồi năm 2010 của Assange: “Chiến [bitcoin] thôi,”. Satoshi phản đối: “Không, đừng có mà ‘chiến’. Dự án cần phát triển dần dần để cho phần mềm có thể trở nên tốt hơn trên quá trình của nó. Tôi đã yêu cầu như vậy để WikiLeaks không cố gắng sử dụng Bitcoin. Bitcoin là một cộng đồng beta nhỏ trong giai đoạn non trẻ.” Chưa đầy một tuần sau, vào ngày 12 tháng 12 năm 2010, Satoshi biến mất khỏi cộng đồng Bitcoin sau khi đăng một mẩu tin: “WikiLeaks đã đá vào tổ ong và cả đàn ong đang hướng về phía chúng tôi.” Đàn ong ở đây là chính phủ và, có lẽ, những người dùng không hề quan tâm đến bitcoin sẽ được xem như một phương tiện của sự tự do.

Thật trêu ngươi khi phải suy đoán về phần mềm nào sẽ được tăng cường hoặc thêm vào phần mềm beta: Sẽ là sự bảo vệ chống lại những người không đáng tin cậy? Sẽ là một số loại hình giao dịch phi tập trung cho việc trao đổi và rút tiền ra? Thật đáng lo ngại khi nhận ra rằng, bitcoin có thể đã bị cản trở rất nhiều khi trở nên phổ biến quá sớm.

Một câu hỏi thú vị nữa được đặt ra là, liệu thái độ phòng ngừa và né tránh của Satoshi sẽ được xem là cuộc tấn công hiệu quả nhất vào các cơ quan tội phạm của nhà nước hay không. Nếu vậy, thì những người đối đầu với nhà nước với những lời chế nhạo và các thách thức có thể làm tổn hại đến lợi ích quan trọng của crypto: sự tự do thông qua sự phòng ngừa, thay vì sự đối đầu. Họ có thể đem lợi ích trở lại cho nhà nước và kéo lợi ích đó ra khỏi xã hội. Các lý thuyết về sự kháng cự phi-bạo-lực cho chúng ta biết rất nhiều điều về cách thức mà nhà nước và các đạo luật của họ phản ứng với những thử thách tích cực.

Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

MỚI CẬP NHẬT

BiT Global tuyên bố Coinbase delist wBTC để đạt được ‘lợi thế cạnh tranh’...

BiT Global cáo buộc Coinbase delist Wrapped Bitcoin (wBTC) nhằm củng cố “lợi thế cạnh tranh” cho sản phẩm Bitcoin wrapped độc quyền của...
MicroStrategy-bong-bong-bitcoin

MicroStrategy có tạo nên bong bóng Bitcoin không?

Chiến lược mua Bitcoin (BTC) của MicroStrategy đã thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, nhưng liệu nó có khả thi...

Quai Network ra mắt testnet cuối cùng với phần thưởng 10 triệu token QUAI

Quai Network đã chính thức ra mắt testnet cuối cùng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của nền tảng....

Solana vượt $260 để đạt mức giá cao nhất mọi thời đại mới sau...

Sau ba năm dài, Solana đã chính thức vượt qua mức giá cao nhất mọi thời đại, thiết lập cột mốc mới trên 260 USD...

CEO Galaxy Digital cho rằng việc Bitcoin đạt $100.000 chỉ là “mới bắt đầu”

Mike Novogratz, CEO của Galaxy Digital, tin rằng mức giá $100.000 của Bitcoin chỉ mới là "bắt đầu" đối với vua tiền điện tử...
rektcoin-aidrop-chay-hang

Rekt Coin ra mắt cùng airdrop sau khi Rekt Drink cháy hàng

Rekt Brands vừa thông báo rằng token của họ, REKT, sẽ chính thức ra mắt vào lúc 17 giờ chiều thứ Sáu (giờ Việt...

Dự đoán giá Cardano (ADA) cho tháng 11 năm 2024

Bên cạnh mức tăng ấn tượng gần 50% trong tuần qua để quay lại Top 10 đồng coin lớn nhất thị trường, Cardano (ADA) đang...

Hội đồng cố vấn tiền điện tử do Trump đề xuất có thể thành...

Hội đồng Cố vấn Tiền điện tử do Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất có thể thành lập một quỹ dự trữ...

Giá Coin hôm nay 22/11: Bitcoin lập đỉnh mới trên $99.000, altcoin và phố...

Bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới tại $99.014 sau khi tăng vọt hơn 4% trong ngày hôm qua. Chứng khoán Mỹ Hợp đồng futures trên thị...

FTX kỳ vọng kế hoạch tái cấu trúc sẽ có hiệu lực vào tháng...

Sàn giao dịch FTX, sau khi nộp đơn xin phá sản vào năm 2022, hôm nay thông báo rằng kế hoạch tái cấu trúc...

SEC đang tham gia với các đơn vị đăng ký ETF Solana

Triển vọng cho các quỹ ETF Solana giao ngay đang có những bước tiến đáng kể, khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch...
MicroStrategy hoàn tất việc huy động 3 tỷ đô la để mua thêm Bitcoin khi MSTR giảm 25%

MicroStrategy hoàn tất việc huy động 3 tỷ đô la để mua thêm Bitcoin

MicroStrategy (MSTR) hoàn tất đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi 3 tỷ USD với lãi suất 0%, đáo hạn vào tháng 12/2029, dự...

Tài sản ròng của các quỹ Bitcoin ETF tại Hoa Kỳ chính thức vượt...

Các quỹ Bitcoin ETF của Hoa Kỳ đã phá vỡ 100 tỷ đô la tài sản ròng lần đầu tiên vào ngày 21 tháng...

47 tỷ USD BTC có thể chảy vào Bitcoin L2 vào năm 2030 –...

Bộ phận nghiên cứu của Galaxy Digital ước tính rằng khoảng 47 tỷ USD thanh khoản Bitcoin có thể được chuyển vào mạng lưới...

Chỉ số memecoin tăng vọt khi các đợt niêm yết mới tiếp tục thúc...

Lĩnh vực memecoin dẫn đầu đà tăng trưởng thị trường trong tuần qua giữa xu hướng tăng giá rộng rãi. Chỉ số GMMEME, tăng 3,94%,...

Chủ tịch SEC Gary Gensler chính thức thông báo sẽ từ chức

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) Gary Gensler, nổi tiếng với lập trường cứng rắn về quy định...