Trong thế giới tiền mã hóa, việc nhận thấy được các kiểu hình có thể mang lại cho ta nhiều thứ hơn là chỉ tình hình thị trường.
Thật vậy, đây là kĩ năng thường được các trader chuyên nghiệp ứng dụng để xác định sức mạnh của một xu hướng giá trong những thời khắc then chốt có được quyết định vào ra hợp lý. Về cơ bản, các mô hình trước hết sẽ giúp chúng ta thấy được giá sẽ đi tới về đâu.
Tiếp đến, nhờ chúng ta có thể phân biệt được giữa tín hiệu đảo chiều xu hướng thật với tín hiệu đảo chiều xu hướng giả, thông qua việc sử dụng những mô hình để xác nhận hay bác bỏ biến động giá. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên dành thời gian để nắm vững hết tất cả các mô hình có thể hình thành trong một khung thời gian cụ thể đối với loại tài sản mà bạn quan tâm đến.
Bạn càng giỏi nhận biết các mô hình thì độ chuẩn xác cho các quyết định giao dịch của bạn sẽ càng cao, cộng thêm vào đó là khả năng bác bỏ các tín hiệu giả của thị trường mỗi khi chúng xuất hiện.
Sau đây là ba ví dụ mô hình đơn giản nhằm giới thiệu và để bạn làm quen với con đường làm chủ đồ thị giá.
1. Head and Shoulders – Mô hình đầu và vai
Mô hình đầu và vai có tiếng là một mô hình cảnh báo trader đã có thay đổi diễn ra trong xu hướng giá hiện tại.
Được nhận diện bằng 3 đỉnh nằm kế nhau, với đỉnh cao nhất là đầu, còn hai đỉnh thấp hơn là vai. Chưa hết, kiểu hình này còn có một đường viền cổ/đường xu hướng nối từ hai đỉnh vai lại với nhau, cho thấy mức hỗ trợ chính trong trường hợp giá muốn quay đầu giảm xuống dưới.
Nếu giá tiến xuống thấp hơn đường viền cổ và tiếp tục suy giảm thì xác suất cao là bạn đang chứng kiến việc đầu và vai giá hoàn thiện mô hình của mình và sẽ đập tan mọi nỗ lực kéo giá hồi phục trở lại.
Mô hình đầu và vai thường được sử dụng nhiều nhất với đồ thị 1 ngày hoặc 4 giờ bởi những khung gian càng hẹp hơn thì tín hiệu cho ra sẽ càng kém chuẩn xác hơn.
2. Cup and Handle – Mô hình cốc và tay cầm
Kiểu hình cốc và tay cầm là một tín hiệu tích cực được nhận diện thông qua sự hình thành một biến động giá hình “cái bát” hay “bán nguyệt” mà thường có độ cao hai rìa ngang ngang nhau.
Tay cầm thì sẽ trông khá giống một cờ tăng, trong đó giá thường cho báo hiệu sắp di chuyển theo hướng ngược lại của xu hướng hiện tại. Tiếp nối sau đó thường là một lần phá vỡ đưa giá thoát ra khỏi vùng đáy của tay cầm.
Mặc dù hiếm khi chúng ta được chứng kiến mô hình này chúng thực hiện tốt nhất chức năng cảnh báo của mình trên đồ thị giá hàng ngày.
3. Double top – Mô hình giá 2 đỉnh
Mô hình giá 2 đỉnh là một trong những mô hình biến động giá thông dụng và dễ nhận biết nhất trong việc xác định thay đổi xu hướng giá.
Mô hình này hình thành khi giá cố gắng kiểm định một vùng kháng cự nhất định nhưng lại không thể bứt phá ra khỏi đó được, sau đó thì giao dịch ngang ít lâu trước khi cố test gắng kiểm định vùng giá đó thêm lần nữa để rồi lại bị đẩy về, và lần này thì giá mới cắm đầu giảm thật.
Kiểu hình này thường cảnh báo đảo chiều xu hướng giá trong một khoảng thời gian dài hạn khi mà thị trường đều có chung tâm lý là giá sẽ tiếp tục lao dốc.
Mặc dù mô hình 2 đỉnh có thể ứng dụng vào hầu khắp các khung thời gian, nhưng tốt nhất là trên biểu đồ ngày, tuần và trong những biểu đồ ngày ngày lớn như 4 hoặc 8 giờ.
Tổng kết
Nên nhớ là các mô hình sẽ hoạt động tốt nhất nếu được kết hợp với thêm nhiều chỉ báo thị trường nữa để tăng tính xác thực cho phân tích của bạn, đương cử như là Chỉ báo Stochastic để đánh giá động lực của một xu hướng giá hay phân tích đồ thị nến để xác định biến động giá hiện tại của một loại tài sản.
Chúng là sự bổ sung sức mạnh hữu hiệu cho hành trang phân tích của mỗi một trader, vì thế hãy sử dụng chúng một cách khôn ngoan và không ngừng mở mang thêm kiến thức mới.
Xem thêm:
Theo: TapchiBitcoin.vn/coindesk