Trang chủ Kinh nghiệm Trade Coin Công thức phân bổ vốn Kelley là gì ?

Công thức phân bổ vốn Kelley là gì ?

Công thức phân bổ vốn Kelly là gì ?

Tiêu chuẩn Kelly hay Công thức Kelly đối với giới cá cược thế giới nói chung và giới trader nói riêng không có gì xa lạ. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất mới đối với trader nhà mình, thậm chí có nhiều anh em còn chưa nghe đến công thức này bao giờ. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu với anh em một công thức kinh điển phục vụ cho kỹ năng Quản lý vốn của chúng ta. Qua đây, chúng ta phần nào có thể nâng cao kỹ năng quản lý tiền của mình tốt hơn. Vì hơn ai hết chúng ta hiểu rằng, một hệ thống trade tốt không bằng một kỹ năng quản lý tiền hiệu quả.

Chúng ta thường được nghe về tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhưng có lẽ nói thì dễ hơn là thực hiện. Chúng ta sẽ bỏ bao nhiêu tiền cho mỗi lượt trade? Khi nào thì vào lệnh Buy hay Sell? Nhưng câu hỏi đó đều được giải đáp bằng một hệ thống Quản lý vốn. Một trong những kỹ thuật Quản lý vốn hiệu quả mà chúng ta cần phải biết đó là Tiêu chuẩn Kelly (Kelly Criterion).

Lịch sử tiêu chuẩn Kelly

Tiêu chuẩn này được lấy theo người sáng tạo ra nó – John Kelly, người làm việc cho AT&T’s Bell Laboratory. Ông phát triển Kelly Criterion để hỗ trợ cho AT&T trong vấn đề tín hiệu nhiễu của điện thoại đường dài. Không lâu sau đó, phương pháp này được công bố rộng rãi với tựa đề “A New Interpretation Of Information Rate” (1956). Tuy nhiên, giới đen đỏ đã bắt đầu để ý đến nó và nhận ra tiềm năng của nó như một hệ thống cá cược tối ưu, khởi đầu là món đua ngựa. Nó cho phép người chơi tối đa hóa tiền đặt cược (tới một giới hạn cho phép để không thua lỗ) của mình trong một thời gian dài. Ngày nay, nhiều người sử dụng nó với vai trò là một hệ thống Quản lý vốn cho công việc đầu tư chứ không chỉ riêng cho cờ bạc.

Cơ bản về tiêu chuẩn Kelly

Có hai yếu tố cơ bản để cấu thành nên tiêu chuẩn Kelly: (Ở đây mình nói theo trading cho dễ)

  • Tỷ lệ Win (W): xác suất bạn thắng trong tổng lượt trade.
  • Tỷ lệ Reward:Risk (R): số pips lời/ số pips lỗ.

Chúng ta có công thức sau:

Kelly % = W – [ ( 1 – W ) / R ]

Cách sử dụng tiêu chuẩn Kelly 

Hệ thống Kelly có thể sử dụng theo các bước sau:

1. Đầu tiên phải có 1 lịch sử cỡ 50 – 60 lệnh. Bạn xem lại lịch sử của mình rồi thống kê lại hoặc phải backtest hệ thống nếu bạn chưa có lịch sử.

2. Tính toán số “W”. Ví dụ bạn trade 50 lệnh, bạn thắng 20 lệnh thì W = 20/50 = 0.4. Con số này càng gần về 1 thì càng tốt, thông thường thì trên 0.5 là ok.

3. Tính toán số “R”. Tỷ lệ Reward: Risk thì ai cũng biết rồi. Số này lớn hơn 1 thì ok, tức là lợi nhuận của bạn đủ bù hoặc vượt qua rủi ro mà bạn phải chịu.

4. Thế số vào công thức, tính K%.

Giải thích kết quả tiêu chuẩn Kelly 

Tỷ lệ K% (luôn là con số nhỏ hơn 1) sẽ cho biết khối lượng tối ưu mà bạn nên vào lệnh. Ví dụ nếu K% = 0.05 tức là bạn chỉ nên bỏ ra 5% tài khoản để chịu rủi ro cho mỗi lần trade. Hệ thống này cơ bản cho bạn biết bạn nên cân đối danh mục như thế nào.

Nhưng một quy tắc phải nhớ là bất kể K% cho bạn kết quả thế nào thì nó phải không quá 20-25% tài khoản cho 1 lần trade. Nếu hơn thì có thể sẽ rủi ro cho bạn.

Không có hệ thống Quản lý vốn nào hoàn hảo. Hệ thống này sẽ giúp cho bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách hiệu quả qua việc phân bổ vốn hợp lý cho từng lệnh trade, từng cặp tiền hoặc từng cổ phiếu như thế nào cho tối ưu nhất. Nhưng có nhiều thứ nó không thể làm được. Nó không thể chọn ra cặp tiền nào phù hợp cho bạn trade hoặc báo trước một đợt giảm đột ngột của thị trường. (Nhưng nó có thể giảm rủi ro cho bạn).

Trên đây là phần giới thiệu về tiêu chuẩn Kelly. Theo tiêu chuẩn này đòi hỏi bạn phải có 1 hệ thống giao dịch và phải test nó với số lệnh đủ lớn để thống kê được:

+ Tỷ lệ Win

+ Tỷ lệ Reward / Risk

Sau đó áp dụng vào công thức trên để tìm ra khối lượng giao dịch chắc ăn về lâu dài.

Qua phần sau, mình sẽ nói sâu hơn về cách sử dụng tiêu chuẩn này và lợi ích của nó khi các bạn sử dụng như một công cụ không thể thiếu. Song song đó, chúng ta sẽ bàn luận thêm về Kelly Criterion và một định nghĩa khác – Half-Kelly.

Chúng ta tiếp tục thảo luận về tiêu chuẩn Kelly để hiểu được vai trò của nó trong trading nhé.

Bạn có bao giờ tự hỏi cách nào để tính chính xác số tiền bạn phải bỏ ra bao nhiêu (bao nhiêu phần trăm tài khoản) cho 1 lệnh chưa ?

Ý tôi là bạn đang ngồi ở đó, sắp sửa vào một lệnh mà bạn kỳ vọng đó là 1 cơ hội tốt, nhưng bạn không chắc nên vào bao nhiêu lot, bao nhiêu contract, bao nhiêu cổ phiếu,… Một mặt, bạn không muốn quá nhiều rủi ro vì lỡ thị trường đi ngược với kỳ vọng của bạn. Mặt khác bạn cũng sợ ít rủi ro quá thì lời cũng không nhiều. Nghe quen không ?

Cái chúng ta sẽ khám phá bây giờ – chính xác là bạn sẽ bỏ bao nhiêu phần trăm tài khoản của mình để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Trước tiên chúng ta chơi 1 trò chơi trước đã.

Trò chơi tung đồng xu

Tưởng tượng bạn đang chơi 1 trò chơi: cược 1 $ vào trò đoán xấp ngửa. Luật như sau:

+ Mặt SỐ bạn được 2$

+ Mặt HÌNH bạn chỉ mất cho tôi 1$ thôi.

Kèo này thơm đúng không?

Từ quan điểm toán học thì Giá trị kỳ vọng (EV) của việc đầu tư này được tính như sau:

EV = $2 * 0.5 – $1 * 0.5 = $0.5

(Giải thích: tỷ lệ ăn $2 và thua $1 đều bằng nhau 0.5 – 0.5, lấy lời trừ lỗ thì chúng ta vẫn còn $0.5)

EV cho thấy đây là một cơ hội tốt. $0.5 này cũng có nghĩa là khi bạn tung rất nhiều lượt đồng xu, thì bạn sẽ kiếm một khoản lời trung bình là 50 cents cho một lần tung.

Trò chơi tung đồng xu y chang như một chiến lược trading hiệu quả. Chẳng hạn: take profit = 2 lần stoploss và tỷ lệ ăn thua gần như bằng nhau. Rõ ràng chiến lược của bạn đã ổn rồi đó. Bạn là VUA, bạn không thể thua cuộc. Rất nhiều người nghĩ như vậy. Đó là cách suy nghĩ thường thấy.

Nhưng thật sự thì, không như vậy. Bạn có thể mất hết trong một trò chơi dễ ăn như tung xu phía trên.

Chiến lược quản trị tiền sai lầm !

Giả sử bạn chỉ có $100 để chơi trò này. Và bởi vì đây là cơ hội tuyệt vời, bạn quyết định bạn sẽ đặt cược 75% số tiền cho mặt số của đồng xu.

Lần tung thứ 1:

+ Bạn cược 75% x $100 = $75

+ Ra mặt SỐ – bạn kiếm được 2 x $75 = $150

+ Bây giờ bạn có $250

Lần tung thứ 2:

+ Bạn cược 75% x $250 = $187.5

+ Ra mặt HÌNH – bạn chung lại cho tôi $187.5

+ Bây giờ bạn chỉ còn $62.5

Cũng luật chơi cũ, cũng ăn 2 mà thua chỉ 1, cũng tỷ lệ HÌNH – CHỮ ngang nhau 50 – 50, nhưng bạn thấy sau hai lần tung đồng xu, bạn đã lỗ. Và bạn tiếp tục chơi nữa thì sẽ mất hoàn toàn $100 ban đầu.

Bạn đã sai ở đâu? Sai ở chỗ cược quá nhiều!

Công thức Kelly

Hãy nhìn cái gì xảy ra cho tài khoản của bạn nếu bạn chọn tỷ lệ cá cược khác nhau (bạn có thể kiểm chứng những con số này):

+ 10% -> $108
+ 20% -> $112
+ 30% ->$112
+ 40% -> $108
+ 50% -> $100 (huề vốn)
+ 60% -> $88
+ 70% -> $72
+ 80% -> $52
+ 90% -> $28
+ 100% -> $0

Bạn nhìn thấy gì? Từ 10% đến 100%, lợi nhuận tăng rồi giảm xuống và cuối cùng về âm. Tỷ lệ tối ưu ta thấy ở đây là nằm trong khoảng 20% – 30% (lợi nhuận cao nhất). Nhưng con số cụ thể là bao nhiêu?

Công thức KELLY sẽ làm nhiệm vụ đó:

K = ( P x B – ( 1 – P ) ) / B

Trong đó:

K : tỷ lệ tiền đặt cược (rủi ro) tối ưu

P : Tỷ lệ thắng cuộc

B : tỷ lệ ăn/thua ( ăn 2, thua 1 thì B = 2:1 =2)

Công thức này xác định tỷ lệ bạn cần phải đặt cược bao nhiêu để lời nhiều nhất. Áp dụng vào trò chơi lúc nãy:

+ B = 2

+ P = 0.5 (50% cơ hội thắng)

Thế số vào ta có:

K = ( 0.5 * 2 – ( 1 – 0.5)) / 2 = 0.5 / 2 = 0.25

Thành thử, lợi nhuận tối ưu nhất nếu tung đồng xu nhiều lần là phải đặt cược 25% tài khoản cho mỗi lần tung.

Vậy thì ta sẽ được 25% -> $112.50 (sau 1 lần ăn và 1 lần thua).

Thật vậy, lợi nhuận sẽ đến khi ta biết tính toán trước.

Lưu ý: tỷ lệ này được gọi là One Kelly (để phân biệt với Half Kelly) và tùy mỗi chiến lược trading thì giá trị chính xác có thể khác nhau.

Tỷ lệ Kelly có tốt không?

Công thức Kelly là sự khởi đầu tốt, nhưng nó không phải là một bức tranh toàn diện. Nếu bạn hình dung được mối quan hệ giữa sự tăng trưởng tài khoản với tỷ lệ rủi ro, thì nó sẽ trông như thế này:

kelly

Từ đây, chúng ta có thể chứng kiến một mẫu hình tương tự mà chúng ta đã bàn luận bên trên – từ trái qua cho đến điểm K ( tức tỷ lệ Kelly), lợi nhuận tăng lên đến cực đại. Rồi nó giảm dẫn xuống 0 tại điểm 2K. Sau 2K thì chúng ta bắt đầu âm lợi nhuận.

Chừng nào mà bạn tính toán được tỷ lệ Kelly của bạn, bạn có thể vẽ 1 chart như vầy cho trường hợp riêng của bạn và biết nên đều tư như thế nào trong thời gian dài.

Nói thêm về vấn đề này một chút.

 Điểm tối ưu phụ

Chúng ta đều đã biết kịch bản lý tưởng nhất mà bạn có thể tiếp cận là đặt cược theo đúng tỷ lệ Kelly. Tuy nhiên, thế giới không phải là tuyệt đối, chúng ta vẫn còn ý tưởng khác. Bây giờ tiếp tục phân tích biểu đồ Kelly và hiểu tác động của ĐIỂM TỐI ƯU PHỤ (Không phải là Kelly nữa).

Tôi muốn chia đồ thị Kelly làm 4 phần như thế này:

+ Màu vàng : từ 0 đến 1/2 Kelly là vùng rủi ro an toàn (Conservative risk area)

+ Màu cam: 1/2 Kelly đến 1 Kelly là vùng rủi ro mạo hiểm (Aggressive risk area)

+ Màu đỏ: 1 Kelly đến 2 Kelly là vùng quá rủi ro (Over-Aggressive risk area)

+ Màu đen: không cần bàn, ai cũng biết rồi. Đây là vùng chết chóc.

Vùng rủi ro an toàn

Half-Kelly quả thật là một con số “ngon lành”. Đôi khi công thức Kelly cho bạn một giá trị khá cao, ví dụ 25% rủi ro tài khoản. Mặc dù theo lý thuyết thì tỷ lệ này là tối ưu, nhưng thực tế thì nó quá cao.

Lý do bao gồm những thứ như khả năng gặp phải một chuỗi thua lỗ liên tục cũng như những yếu tố làm biến động tài khoản. Đây đều những là yếu tố nằm ngoài công thức Kelly. Nói ngắn gọn, có nhiều lý do chính đáng để cho rằng tỷ lệ Kelly cho bạn một con số quá cao. Vậy thì chuyển sang Half-Kelly nhé.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho Half-Kelly tuyệt vời đến như vậy là bởi vì nó chia đôi rủi ro của bạn nhưng lợi nhuận về lâu dài chỉ giảm 25%. Thậm chí bạn có thể nhìn lên đồ thị. Lý do khác bao gồm việc giảm đi sự biến động tài khoản hơn 50% và cho ta một biên an toàn lớn trong rủi ro đã ước tính.

Nếu bạn giao dịch bằng Half-Kelly thì bạn khá an toàn. Đây có lẽ là tốt cho các trader không thích rủi ro nhiều hoặc bạn phải quản lý một tài khoản lớn ( giảm thiểu rủi ro là vấn đề hàng đầu).

 Vùng rủi ro mạo hiểm

Bất cứ cái gì nằm giữa Half-Kelly và One Kelly đều được coi là vùng rủi ro mạo hiểm.

Lợi nhuận của bạn có cao hơn thật, nhưng không hơn là bao. Xem xét ví dụ tung đồng xu: rủi ro 20% (4/5 Kelly) tài khoản ta được là $112, rủi ro 25% (Full Kelly) cũng chỉ cho ta $112.5.

Rõ ràng ta thêm được 0.5% lợi nhuận (50 cent cho 100$) nhưng lại phải chịu thêm 5% rủi ro (25% -20%). Có đáng không. Đó là tại sao chúng tôi gọi vùng này là vùng rủi ro mạo hiểm.

Vùng quá rủi ro

Có bao giờ bạn đặt rủi ro của mình vào vùng màu đỏ không và tại sao ?

Cho phép tôi nói thẳng…

Nếu bạn vào một lệnh đơn lẻ, dĩ nhiên, nếu bạn thắng, rủi ro càng nhiều thì lợi nhuận càng cao. Tuy nhiên, cái chúng ta nhìn ở đây là một danh mục giao dịch, bạn giao dịch rất nhiều cặp cùng lúc hoặc lần lượt. Công thức Kelly sử dụng cho một giai đoạn dài và tính cho danh mục chứ không tính đơn lẻ từng cặp.

Vì thế, vùng quá rủi ro này nói cho chúng ta biết rằng, nếu bạn giao dịch về lâu về dài với tỷ lệ rủi ro này, tài khoản của bạn chỉ có giảm chứ không tăng. Bạn chỉ có thể để lợi nhuận tăng trở lại nếu biết giảm rủi ro về tỷ lệ Kelly.

Câu hỏi là: “Nếu tôi không 1 hệ thống giao dịch hiệu quả? Nếu mỗi lệnh của tôi mỗi khác?
Thì công thức Kelly có áp dụng được không ?”

Câu trả lời: kiếm một system cho ra hồn rồi quay vào đây đọc lại từ đầu.

Vùng chết chóc

Cái tên nói lên tất cả. Nếu bạn đã và đang trong vùng này – ra khỏi đó gấp. Chỉ còn 1 lối cho bạn đi đó là margin call.

Một ví dụ hay cho vùng chết chóc là ví dụ đầu bài này khi bạn đặt cược 75% tài khoản cho trò tung đồng xu. 2 lần Kelly mà cũng chỉ tới 50%. Do đó, bạn đang trong vùng chết chóc và đang chứng kiến tài khoản bị bào mòn mỗi lần tung đồng xu.

Ứng dụng vào Forex và Crypto như thế nào ?

Rất dễ. Nhưng trước tiên bạn phải có hệ thống cho riêng mình trước đã. Hệ thống bạn có stoploss và take porfit cố định thì bạn khỏe rồi đó. Bạn sẽ dễ dàng tính được B (Reward : Risk). Còn không bạn phải thống kê rồi tính trung bình.

Có B rồi, bây giờ tìm P. Cũng cần phải trade một số lượng lệnh nhất định để thống kê tỷ lệ win/lost. Tỷ lệ win chính là P. Có B, có P gắn vào công thức là xong.

Kelly của tôi bị âm, nghĩa là gì ?

Nếu Kelly bị âm, nghĩa là system của bạn quá tệ, phải đổi system khác.

Ví dụ cụ thể:

Cặp EURUSD, system có tỷ lệ win = 70%. SL = 40, TP = 20 (đã bao gồm spread)

Nghĩa là:

B = 20/40 =0.5

P = 70% = 0.7

Gắn vào công thức, ta có:

K = ( P x B – ( 1 – P )) / B

K = ( 0.7 x 0.5 – (1–0.7) ) / 0.5 = 0.1

K = 10% nghĩa là tối đa bạn chỉ được cược 10% tài khoản.

Nếu thận trọng hơn, bạn dùng Half-Kelly = 5%

Nếu đặt hơn 10% cho 1 trade, bạn sẽ bị bào mòn tài khoản.

Tóm lại:

+ Trò chơi tung đồng xu là một ví dụ thú vị cho phương pháp Kelly

+ Lợi nhuận có thể tính toán được khi ta biết điều chỉnh khối lượng giao dịch của mình.

+ Đồ thị Kelly cho ta hình dung được các mức độ rủi ro khi ta sử dụng khối lượng giao dịch khác nhau.

+ Tiêu chuẩn Half-Kelly tối ưu hơn ở chỗ nó chia đôi rủi ro so với tiêu chuẩn Kelly nhưng lợi nhuận về lâu dài chỉ giảm 1/4 (Quản lý rủi ro là ưu tiên hàng đầu trong trading).

+ Cần phải có 1 system hoàn chỉnh (có entry, exit, stoploss, money management, tactics,…) và phải có backtest tối thiểu 50 lệnh để có thể áp dụng tiêu chuẩn Kelly.

MỚI CẬP NHẬT

sec

Ủy viên SEC Mark Uyeda đề xuất môi trường thân thiện cho tiền điện...

Là Ủy viên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và ứng cử viên sáng giá cho chức Chủ tịch của...

Các tổ chức sử dụng Bitcoin để hỗ trợ quỹ hưu trí, thêm BTC...

Theo báo cáo của CNBC vào ngày 22 tháng 11, Newmarket Capital đã hoàn thành một khoản vay kết hợp giữa bất động sản...

Bitcoin ETF Hoa Kỳ ghi nhận dòng vào 2,4 tỷ đô la khi ETF...

Các quỹ Bitcoin ETF giao ngay đã có ​​tuần đầu tư tốt thứ tư, trong khi các ETF tại Trung Quốc trải qua tuần...
eth

ETH có thể đạt đỉnh chu kỳ là 20.000 đô la vào năm 2025

Giá Ethereum (ETH) có thể chuẩn bị cho một đợt điều chỉnh trong những tuần tới trước khi tiếp tục đà tăng bền vững...
chính sách của Hoa Kỳ có thể khiến các nhà đầu tư crypto sợ hãi

Coin Center cảnh báo chính sách quản lý của Mỹ có thể khiến các...

Nhóm vận động phi lợi nhuận Coin Center vừa đưa ra cảnh báo rằng, mặc dù chiến thắng của Donald Trump có thể mang...

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo hiệu đã đến lúc quản lý Bitcoin tại...

Hôm nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về hai dự thảo luật quan trọng: Dự thảo Luật quản lý và đầu tư...

Ethereum vs Solana: Altcoin nào sẽ dẫn đầu trong chu kỳ này?

Sự thống trị của Ethereum trong không gian DeFi khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án ổn định và...

Tin vắn Crypto 23/11: Bitcoin có khả năng chạm mốc $180.000 vào năm 2026...

Từ nhận định Bitcoin có khả năng cán mốc $180.000 vào năm 2026 đến Aptos công bố kế hoạch tích hợp dịch vụ thanh...

Dòng chảy ra ròng 4,5 tỷ USD tạo nên động lực tăng giá cho...

Dữ liệu từ IntoTheBlock tiết lộ rằng đã có dòng tiền trị giá 4,5 tỷ USD rút khỏi các sàn giao dịch trong bảy...
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản Hướng dẫn về tiền điện tử

Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản hướng dẫn về tiền điện tử...

Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính Hoa Kỳ (FINRA) đã công bố một hướng dẫn toàn diện dành cho các nhà đầu...
ca-voi-mua-altcoin

Cá voi đã tích lũy 3 altcoin này trong tuần qua

Xu hướng tăng của thị trường được kích hoạt bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5...
Bộ trưởng dịch vụ tài chính Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi về tiền điện tử

Bộ trưởng DFS Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về tiền...

Mới đây, tại Hội nghị SBI Banking & Economics Conclave, M. Nagaraju, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tài chính (DFS) của Ấn Độ, đã...

Giá Bitcoin có thể tăng lên tới 140.000 USD, quỹ đầu tư sử dụng...

Intelligent Alpha là một quỹ đầu tư trị giá 30 triệu USD, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn toàn đảm nhận vai trò...

Ví Phantom vượt Coinbase trong bảng xếp hạng Apple App Store nhờ cơn sốt memecoin

Sự thay đổi trong xu hướng ưa chuộng của người dùng đối với các ứng dụng tiền điện tử đã tạo ra bất ngờ...
sol-tang-gia

Giá Solana (SOL) đạt ATH mới, mục tiêu tiếp theo ở đâu?

Solana (SOL) đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục $264,50 vào ngày 23/11, được thúc đẩy bởi đà tăng của Bitcoin (BTC) tiến...
Lạm phát Ethereum tăng vọt giữa những thay đổi của Dencun

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay, với hơn 350.000 ETH (trị giá khoảng 1,1 tỷ USD)...