Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 3: Sự phân quyền
Chương 8, Phần 2: Sự phân quyền chính là nòng cốt của Tự do Crypto
Tác giả: Wendy McElroy
“Đừng bao giờ nghi ngờ rằng một nhóm nhỏ những công dân tận tụy, biết suy nghĩ thấu đáo không thể thay đổi thế giới, bởi điều này đã diễn ra từ bao đời nay rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn vô cùng đặc biệt. Cũng giống như bao người khác. Đừng bao giờ tin rằng thiểu số thì không thể thay đổi thế giới, bởi từ trước đến nay sự thay đổi luôn được thực hiện bởi những con người như họ.”
–Margaret Mead-
Tiền mã hóa phân cấp quyền lực tài chính xuống đơn vị cơ bản nhất của xã hội: đó chính là cá nhân. Nó trao quyền lực cho những con người bình thường, và giờ đây họ đã có được một giải pháp thay thế khả thi cho các hệ thống ngân hàng trung ương và đồng tiền tham nhũng của chính phủ.
Crypto có mang tính cá nhân sâu sắc theo nhiều cách. Nhưng hãy chỉ xét đến một khía cạnh duy nhất.
“Cuộc cách mạng của những hi vọng.” Cụm từ ám chỉ đến một tình huống trong đó sự tăng lên về thịnh vượng và tự do đã khiến cho mọi người tin rằng họ có thể cải thiện cuộc sống của mình qua những nỗ lực của chính họ. Niềm tin này khiến họ đòi hỏi những sự thay đổi trong chính trị cho phép để được thịnh vượng hơn, tự do hơn. Một người bình thường không phải là một người đấu tranh cho tự do, và nhu cầu thay đổi của họ không cần phải dựa trên một hệ tư tưởng nào cả. Họ chỉ đơn giản muốn có một cuộc sống tốt hơn cho con cháu của họ mà thôi.
Cụm từ này xuất hiện sau Thế chiến II đã làm mất đi sự ổn định cấu trúc quyền lực của thế giới. Các thuộc địa cũ từ Viễn Đông đến Châu Mỹ Latinh và Châu Phi đã vứt bỏ chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa độc tài bởi vì những người bình thường đã thoáng nhìn thấy một lựa chọn khác để phù hợp: tự do cá nhân.
Sự ra đời của tiền điện tử đang làm mất đi sự ổn định trong cấu trúc tài chính của thế giới, và nó đã gây ra một cuộc cách mạng thứ hai về những kỳ vọng đang gia tăng. Nó không xảy ra ở cấp độ quốc gia mà ở ngay trong cuộc sống của các cá nhân – những con người cuối cùng cũng có thể kiểm soát tài chính của mình trong sự riêng tư và tự tin. Điều này có ý nghĩa chính trị sâu sắc, tất nhiên là bởi vì những con người độc lập thường rất khó để tuân theo mệnh lệnh.
Và, tuy nhiên, những tiếng nói trong crypto phủ nhận rằng hiện tượng này mang tính cá nhân. Những luận điểm của họ thường đi theo khuôn mẫu sau: tiền mã hóa phụ thuộc vào một mạng lưới phối hợp của các thợ đào, nodes, nhà phát triển và quản trị viên. Tóm lại, nó mang tính tập thể. Điều này đem lại một sự nhầm lẫn về ý nghĩa của chủ nghĩa cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân là gì?
Với vai trò là một thuyết xã hội, nó có nghĩa là ủng hộ sự tự do của cá nhân, và đồng thời phản đối sức mạnh của một tập thể, đặc biệt là nhà nước. Với vai trò là một vấn đề cá nhân, nó có nghĩa là mọi người đưa ra những sự lựa chọn ôn hòa của riêng mình, đặc biệt là quyền để được nói “không”.
Chủ nghĩa cá nhân thường được hiểu là sự độc lập “gian khổ” từ mong muốn hoặc nhu cầu xã hội. Điều này có thể đúng trong một vài trường hợp. Nhưng thường thì người ta lại áp dụng điều ngược lại, bởi vì con người tìm kiếm sự tương tác cũng nhiều như họ tìm kiếm thức ăn và chỗ ở.
Trong kiệt tác “Hành động của con người” (Human Action), nhà kinh tế người Áo Ludwig von Mises đã giải thích, “Nếu hành vi học [sự nghiên cứu về hành động của con người] nói về một cá nhân riêng lẻ hành động chỉ trên danh nghĩa của mình và độc lập với cộng đồng, thì nó cũng đồng thời đem lại sự hiểu biết rõ ràng hơn về những vấn đề của việc hợp tác xã hội. Chúng tôi không khẳng định rằng những con người theo chủ nghĩa tự lập đó đã từng tồn tại, và “giai đoạn xã hội mà trong đó những tổ tiên không-phải-loài-người của con người” và “sự xuất hiện của những ràng buộc trong xã hội nguyên thủy” được hình thành trong cùng một quá trình. Con người xuất hiện trong những ngày ngày đầu tiên của thế giới mới như một thể xã hội. Con người phi xã hội bị cô lập là một công trình hư cấu.”
Việc tương tác trong xã hội hoặc tham gia vào một mạng lưới thực sự làm tăng tính chủ nghĩa cá nhân bởi vì nó cho phép mỗi người đạt được tiềm năng của mình và đạt được những mục tiêu được cho là bất khả thi trong sự cô lập. Tài sản được sản xuất chung có thể dồi dào hơn nhiều so với tài sản do tư nhân sản xuất, chúng khiến cho những người tham gia ở trong đó trở nên giàu có hơn. Chính loại hợp tác xã hội này đã làm cho nhân loại trở thành kẻ thống trị thế giới.
Câu hỏi có liên quan nhất ở đây đó là: Họ tương tác một cách tự nguyện hay bị thúc ép? Họ có được tự do để nói “Không” không?
Giá trị của xã hội phụ thuộc vào sự phân cấp quyền lực xuống cá nhân. Nếu quyền lực được tập trung bởi một nhà nước hay một tập thể khác, thì xã hội có thể dễ dàng trở nên vô giá trị. Các hành động mang tính chất hòa bình, chẳng hạn như sử dụng ma túy, có thể dẫn đến việc ngồi tù; tài sản có thể bị tịch thu vì vi phạm những “luật lệ vô lý”; trẻ em có thể bị bắt cóc bởi một cơ quan nhà nước, dù có hay không thì sự ngược đãi đã xảy ra.
Một bài học “ít rõ ràng” hơn từ Satoshi
Một hệ thống mang tính tập thể rất có giá trị đối với các cá nhân. Trong trường hợp của Satoshi, ông đã cung cấp nó miễn phí vì ông muốn thay đổi thế giới để trở nên tốt đẹp hơn, và tự do chính là con đường dẫn đến đích đó.
Cuộc cách mạng của Satoshi Nakamoto là một minh họa hoàn hảo về cách thức hoạt động của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội. Việc kiểm soát kinh tế nằm trong tay của các cá nhân, nơi mà nó được duy trì vững chắc. Mọi người có thể lưu trữ tài sản của họ trong ví riêng và tiến hành giao dịch quốc tế, mà không phải thông qua một hệ thống ngân hàng – “một phần mở rộng” của nhà nước. Các bên thứ ba được tin cậy, chẳng hạn như ngân hàng, được thay thế bởi các cá nhân, chẳng hạn như các thợ đào. Không quan trọng nếu các thợ đào là một phần của một nỗ lực tập thể. Chỉ quan trọng khi mỗi người tham gia một cách tự nguyên tự nguyện và có thể nói “không” tại bất kỳ thời điểm nào. Nếu đúng như vậy, thì họ vẫn là những cá nhân đầy đủ – những người chọn hành động trong một nỗ lực mang tính hợp tác.
Việc phân quyền sự kiểm soát kinh tế được củng cố, chứ không bị phủ nhận, bởi sự hợp tác của một mạng lưới của con người – tất cả đều hành động theo cách riêng của họ. Đó là cách thức mà nó nên được thực hiện. Và, tuy nhiên, tất cả những người lạ đều đem lại lợi ích cho nhau, ngay cả khi họ là những người lạ chưa gặp nhau bao giời. Đó là một xã hội đích thực.
Nó cũng là lý do tại sao tất cả các nỗ lực của nhà nước trong việc kiểm soát tiền mã hóa luôn xoay quanh mô hình tập trung. Các ngân hàng trung ương đang cố gắng phát hành crypto của riêng họ để chiếm đoạt thị trường. Các sàn giao dịch tập trung chi phối các giao dịch mà họ luôn báo cáo lại cho nhà nước. Những người đứng lên đấu tranh cho quyền riêng tư bị cầm tù, hoặc bị đàn áp quyết liệt. Các crypto tư nhân, như Monero, bị cáo buộc là “đồng tiền ma túy”, trong khi đó crypto do nhà nước phát hành thì được xem là “tinh khiết như tuyết rơi”. Các hệ thống phân quyền, hoặc tư nhân, bị tha hóa trong khi chúng là hy vọng thực sự cho tự do tài chính. Điều này, theo như một nhà thống kê, có thể làm cho chúng trở nên tiêu cực.
Thị trường tự do và các quyền lợi cá nhân thường bị đổ lỗi cho các vấn đề của xã hội. Việc khai thác thị trường tự do và cá nhân đưa ra những quyết định sai lầm; hoặc, vì vậy câu chuyện được diễn ra. Và, đôi khi, câu chuyện lại chính là sự thật. Nhưng thị trường tự do và quyền lợi cá nhân bị đổ lỗi không phải vì những sai lầm mà họ cam kết mà bởi vì họ đặt ra những mối đe dọa lớn nhất đối với sự kiểm soát xã hội. Nhà sử học Murray Rothbard, giải thích sự khác biệt giữa “sự khai thác thị trường tự do” và sự kiểm soát nhà nước.
“Nếu tôi ngừng hoặc không mua Wheaties trên thị trường nữa, các nhà sản xuất Wheaties sẽ không đuổi theo tôi với một khẩu súng hoặc đe dọa giam tù tôi để ép buộc tôi phải mua sản phẩm của họ; nếu tôi không tham gia Hiệp hội triết học Mỹ, Hiệp hội này sẽ không bắt tôi phải tham gia hoặc ngăn cản tôi từ bỏ tư cách thành viên của mình. Chỉ nhà nước mới có thể làm như vậy; chỉ có nhà nước có thể tịch thu tài sản của tôi hoặc tống tôi vào tù nếu tôi không trả thuế của mình. Do đó, chỉ có nhà nước thường xuyên tồn tại và có được sự tồn tại đó bằng các biện pháp cưỡng chế về tài sản riêng tư.”
Phân cấp quyền lực cho cá nhân – người có quyền chọn mua Wheaties hay không, là bài học được thừa nhận của Satoshi. Còn bài học mà đa số bỏ qua đó là việc con người hợp tác với nhau là một biểu hiện cơ bản của chủ nghĩa cá nhân
Kết luận
“Cuộc cách mạng của những hy vọng.” Thứ mà mọi người cần nhiều hơn bất cứ những thứ gì khác chính là hy vọng; nó chính là động lực để thúc đẩy cuộc cách mạng xảy ra bất chấp những trở ngại to lớn, và nó tạo ra các xã hội hòa bình, trong đó con người được phát triển thịnh vượng. Nhưng, sớm hay muộn, hy vọng phải dựa trên bằng chứng rằng có một lý do chính đáng để làm vậy. Tiền mã hóa không chỉ đơn thuần là bằng chứng, nó chính là một minh chứng rõ ràng.
Nó cũng mang tính cá nhân, bởi vì không có gì truyền cảm hứng cho chủ nghĩa cá nhân nhiều như niềm tin rằng cuộc sống có thể trở nên tốt đẹp hơn thông qua nỗ lực và sự xứng đáng.
Bài 33: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Mô hình tập trung của Crypto và sự tầm thường của cái ác
Dịch giả: Diệu Anh
Theo Tapchibitcoin