Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 5: Giải cứu thế giới thông qua chủ nghĩa vô chính phủ
Chương 11, Phần 4: Trong một xã hội phi nhà nước, Crypto là luật pháp và công lý
Tác giả: Wendy McElroy
Sự phân tích kinh tế về tội phạm bắt đầu với một giả định đơn giản: Tội phạm luôn có lý trí. Một kẻ cướp giật là một kẻ cướp giật… bởi vì ‘nghề nghiệp’ đó làm cho anh ta tốt hơn, theo tiêu chuẩn của riêng anh ta, hơn bất kỳ sự thay thế nào khác có sẵn cho anh ấy. Nếu những kẻ chuyên đi cướp giật có lý trí, chúng ta không cần phải khiến cho việc cướp giật trở nên bất khả thi để ngăn chặn nó, chỉ đơn thuần là không có lợi… số lượng người cướp giật sẽ giảm đáng kể – không phải vì tất cả những người đó bị bắn mà vì hầu hết sẽ chuyển sang các cách kiếm sống an toàn hơn. Nếu việc cướp giật trở nên không đủ lợi nhuận, sẽ không có ai làm điều đó nữa.
– David Friedman, trích từ “Rational Criminals and Profit-Maximizing Police”
Bóng ma của sự xâm lược ám ảnh mọi xã hội. Thật không may, những tội ác chống lại con người và tài sản không thể bị xóa bỏ, bởi vì các xung lực bạo lực là một phần của bản chất con người, và tội ác có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, mong muốn an toàn và trao đổi trong hòa bình cũng là một phần của bản chất con người. Nó tạo ra nhu cầu thị trường cho việc bảo vệ các “quyền lợi” cá nhân.
Làm thế nào để xã hội có thể giảm thiểu và khắc phục sự vi phạm vè quyền lợi? Điều này làm giảm đi cách các cá nhân có thể giải quyết tội phạm trong một xã hội hòa bình.
Tội ác mà người dùng tiền mã hóa phải tự bảo vệ và tìm cách khắc phục chính là trộm cắp – chứ không phải giết người, không phải hiếp dâm, không phải tội ác không có nạn nhân, cũng không phải tội ác chống lại nhà nước. Mà là trộm cắp.
Việc tập trung vào một lĩnh vực tội phạm sẽ đơn giản hóa vấn đề đi rất nhiều. Một số ý kiến cho rằng biện pháp khắc phục cho hành vi trộm cắp trong crypto nằm trong định nghĩa của chủ nghĩa vô chính phủ: sử dụng mã hóa và công nghệ để đạt được tự do cá nhân bằng cách cho phép quyền riêng tư, quyền tự trị và tự trao quyền. Mã hóa và công nghệ. Hầu hết các tính năng của crypto cung cấp sự bảo vệ cụ thể cho các cá nhân, bao gồm tính chất không thể đảo ngược, tính minh bạch, ẩn danh, che giấu thời gian và ví riêng.
Nhưng sự bảo vệ chủ yếu chống lại nhà nước, đặc biệt là chống lại bên thứ ba đáng tin cậy – hệ thống ngân hàng trung ương. Chủ nghĩa vô chính phủ crypto cần phải giải quyết tội phạm tư nhân, các cá nhân phạm tội với nhau. Những tội ác đó xảy ra tại các điểm giao nhau, tại các điểm mà mọi người tiếp cận hoặc trao đổi với nhau. Một lần nữa, giải pháp ở đây chính là thị trường tự do. An toàn và khắc phục tội phạm đều là dịch vụ, như bảo hiểm xe hơi hoặc thuê luật sư. Trên thực tế, mọi người nhận ra điều này. Họ trả tiền cho dịch vụ đảm bảo sự an toàn và khắc phục thông qua dự luật thuế trong đó tài trợ cho các hệ thống cảnh sát và tòa án.
Nhiều người thảo luận về sự bất cập của các dịch vụ này. Nhưng chỉ có những người vô chính phủ tuyên bố vấn đề thực sự chính là do các dịch vụ này đến từ nhà nước. Mọi người chỉ đơn giản coi nó như sau: nhà nước giám sát bạo lực. Đó là một giả định sâu sắc rằng việc bảo vệ chống lại bạo lực là lý lẽ đầu tiên và cuối cùng mà nhà nước sử dụng để biện minh cho sự tồn tại của họ. Nhà nước tuyên bố rằng “Không có sự hiện diện của tôi, đường phố sẽ tràn ngập bởi máu và quân đội của kẻ thù sẽ tràn qua biên giới.” Thật kì lạ. Người ta thừa nhận rằng mọi dịch vụ khác theo yêu cầu của xã hội đều có thể được cung cấp riêng, nhưng an ninh thì lại không thể được giải quyết hay khắc phục thông qua trao đổi tự nguyện.
Những người vô chính phủ không đồng ý. Họ phản đối sai lầm nghiêm trọng khi trao cho nhà nước sự độc quyền về nhu cầu cơ bản của con người, phá hủy tiềm năng của một xã hội tự do. Họ hiểu rằng: tiền tư nhân và việc tự làm chủ ngân hàng của chính mình không thể cùng tồn tại song song với ngân hàng trung ương, vì nhà nước sẽ tấn công bất kỳ mối đe dọa nào đối với chính quyền của họ. Điều này đã xảy ra rồi. Nhà nước đang chơi trò đuổi bắt để kiềm chế tiền mã hóa chảy ra ngoài tầm kiểm soát của họ. Tuy nhiên, sự lây lan của “crypto hoang dã” là không thể đảo ngược, theo cách tương tự như các thị trường đen phát triển mạnh bất chấp hoặc do sự đàn áp.
Các hệ thống tiền tệ chỉ chạy trên một đường thẳng song song bằng cách duy trì một sự phân tách sắc nét. Nhà nước là độc quyền về tiền tệ và ngân hàng với mục tiêu kiểm soát xã hội; còn crypto chính là sự tương phản của nó. Nói rõ hơn, bên này sẽ phá hủy bên kia. Điều tương tự cũng đúng với bất kỳ tổ chức thị trường tự do nào phục vụ nhu cầu an toàn của con người. Nhà nước sẽ cố gắng kiểm soát hoặc phá hủy nó như một mối đe dọa đối với sự độc quyền của chính mình. “Nhà nước và xã hội” chỉ có thể là “cái này hoặc cái kia”.
Để nắm bắt được chiều sâu của một trong hai hoặc lựa chọn này, sẽ rất hữu ích khi phác họa bối cảnh rộng hơn cho cuộc xung đột.
Sự độc quyền của Nhà nước về quyền tự vệ dẫn đến chủ nghĩa toàn trị
Một xã hội cướp đi một sản phẩm được làm từ nỗ lực của một người nào đó, hoặc bắt người đó làm nô lệ, hoặc cố gắng hạn chế sự tự do của tâm trí người đó, hoặc buộc người đó phải hành động chống lại phán quyết hợp lý của chính mình – một xã hội tạo ra một cuộc xung đột giữa các sắc lệnh của nó và những yêu cầu thuộc về bản chất của con người – không phải là một xã hội mà là một đám đông được tổ chức bởi luật lệ của băng đảng thể chế.
— Ayn Rand, trích từ “Bản chất của Chính phủ”
Trao đổi tự do là bản chất tự nhiên đối với các tổ chức bao gồm xã hội, trong đó có gia đình, thị trường, giáo dục và nghệ thuật. Các hệ thống này phát triển cùng một lúc để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người. Chúng là lý do tại sao các cá nhân tập hợp lại với nhau ngay từ lúc đầu tiên, thay vì sống cô lập. Thông qua mạng lưới tự nhiên, các cá nhân làm giàu cho bản thân họ, đáp ứng các yêu cầu cả về thể chất và tâm lý.
Mức độ mà bạo lực xâm nhập vào các thể chế tự nhiên là mức độ mà các thể chế trở thành tấm gương phản chiếu của chính họ. Điều này đúng với sự xâm nhập của tội phạm tư nhân. Bạo lực gia đình đã biến một ngôi nhà từ một nơi an toàn thành một nơi nguy hiểm. Gian lận biến một doanh nghiệp từ một nơi trao đổi chung thành một nơi của sự lừa bịp.
Mức độ tự do của một xã hội có thể được đo lường bằng tỷ lệ giữa thể chế nhân tạo và tự nhiên của nó. Khi có ít hoặc không có thể chế nhân tạo, xã hội lúc này sẽ được gọi là “miễn phí”; các cá nhân trong đó nhận được lợi ích to lớn từ việc tương tác. Khi các thể chế nhân tạo nhiều hơn, xã hội lúc đó sẽ được gọi là “chủ nghĩa toàn trị” (totalitarian); các cá nhân phải chịu đựng và đối mặt với sự lựa chọn không tự nhiên. Họ có thể sống trong im lặng và nỗi tuyệt vọng khi phải tuân thủ. Họ có thể có nguy cơ vi phạm pháp luật trên thị trường chợ đen kinh tế hoặc trí tuệ. Họ có thể trở thành những kẻ côn đồ và tham gia với những người điều hành bạo lực. Hoặc họ có thể chạy trốn đến một nơi ít bạo lực hơn. Khi những điều trên trở thành những lựa chọn duy nhất của cá nhân, xã hội dân sự lúc này coi như đã chết.
Crypto đã “giải quyết” vấn đề bạo lực của ngân hàng trung ương. Nó đã làm như vậy thông qua một cái nhìn sâu sắc và việc ứng dụng lý thuyết chính trị: vấn đề của bên thứ ba đáng tin cậy. Các ngân hàng trung ương đã buộc các cá nhân muốn hoạt động trong thương mại hiện đại phải sử dụng họ như một trung gian và vì vậy phải tham gia vào tiền fiat và ngân hàng fiat, những thực thể đã lừa gạt họ hết lần này đến lần khác. Các ngân hàng đã báo cáo dữ liệu cá nhân và tài chính cho một bên thứ ba đáng tin cậy của nhà nước. Các tổ chức trung gian đã giết chết không chỉ tự do cá nhân mà còn cả tự do và lợi ích của xã hội. Cho đến khi bitcoin gạt bỏ bạo lực thể chế.
Tương tự, crypto cần phát triển các cách xử lý tội phạm tư nhân như cướp, tống tiền (đòi tiền chuộc) và lừa đảo. Các chiến lược được sử dụng đối với bạo lực nhà nước sẽ không thành công. Việc gạt bỏ các bên thứ ba đáng tin cậy sẽ không hiệu quả đối với các tội phạm tư nhân ngang hàng. Vậy điều gì mới hiệu quả?
Thử thách chính trị lớn nhất của crypto
Tội phạm tư nhân được ví như “gót chân Achilles” của crypto. Người dùng coi crypto chỉ là một cách để kiếm tiền, chứ không phải là một lời hứa về tự do, họ muốn có sự tham gia của nhà nước để đảm bảo một nơi trú ẩn an toàn được mô hình hóa trên các ngân hàng trung ương. Mỗi trường hợp cao cấp của tội phạm tư nhân được sử dụng như một lý do để kêu gọi các quy định. Thách thức cuối cùng của Cách mạng Satoshi là đề xuất các phương pháp thị trường tự do mà cộng đồng có thể giải quyết bạo lực tư nhân. Trọng tâm không phải là những đột phá bất ngờ trong công nghệ được định sẵn để thay đổi cách thức crypto đối phó với tội phạm. Mà trọng tâm chính là cấu tạo của các tổ chức và phương pháp mà qua đó crypto có thể giảm thiểu tội phạm và cung cấp các biện pháp khắc phục khi nó xảy ra.
Công nghệ có thể thích ứng ngay trong tích tắc. Nhưng điều này có nghĩa là các mô hình kinh tế và xã hội cũng phát triển nhanh chóng như vậy. Crypto, blockchain, in 3D và robot là một trong những công nghệ ‘thay đổi trò chơi’ đang định hình lại thế giới bằng hình ảnh của chúng. Và sự tiến hóa này sẽ chỉ tăng tốc. Sự chuyển đổi của chính trị sẽ là cực đoan. Đã đến lúc rồi. Hệ thống chính trị ngày nay ra đời từ Cách mạng Công nghiệp và nó phát triển qua nhiều thế kỷ, từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác. Các đặc điểm của nhà nước bao gồm bộ máy quan liêu lớn, tập trung hóa mang tính cực đoan, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tư bản thân hữu. Nhưng một cuộc cách mạng mới đã xuất hiện. Các đặc điểm của crypto bao gồm trao đổi ngang hàng, phân cấp, dòng chảy xuyên biên giới ,và thiếu đặc quyền của chính phủ. Chính trị đã thay đổi, cho dù các chính trị gia có biết điều đó hay không.
Chủ nghĩa vô chính phủ, tự do, sẽ không cho bạn biết điều gì về cách những người tự do cư xử hoặc họ sẽ thực hiện những sắp xếp nào. Nó chỉ đơn giản nói rằng người dân có khả năng sắp xếp. Chủ nghĩa vô chính phủ không tồn tại quy tắc. Nó không nói làm thế nào để được tự do. Nó chỉ nói rằng tự do có thể tồn tại.
—Karl Hess, trích từ “Anarchism without Hyphens”
Crypto sẽ ngăn chặn và khắc phục tội phạm tư nhân như thế nào? Rất khó để nói, vì nhiều lý do, bao gồm cả sự khó lường của những tiến bộ công nghệ. Một số trở ngại:
– Nhà nước quy định hoặc cấm bất kỳ mối đe dọa đối với thẩm quyền của họ. Điều này đặc biệt đúng với việc thực thi pháp luật và sử dụng vũ lực. Một kết quả: có rất ít các tổ chức chống tội phạm tồn tại chưa được xác định bởi nhu cầu tuân thủ luật pháp của nhà nước. Ngay cả lực lượng cảnh sát tư nhân cũng ‘bắt chước’ luật nhà nước.
– Mọi người dựa trên giả định của họ về những gì họ được dạy và những gì họ đã thấy. Nếu họ được dạy rằng việc cung cấp thực phẩm cần có sự phối hợp tập trung của nhà nước và họ không thấy gì khác, thì họ sẽ cười vào ý tưởng của thị trường tự do trong việc điều phối nông nghiệp, vận chuyển, nhà máy đóng hộp và cửa hàng tạp hóa. Điều tương tự cũng đúng với sự an toàn phối hợp thị trường tự do.
– Nhà nước không khuyến khích nghiên cứu và phát triển thành các hình thức công lý thay thế nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Súng in 3D là một ví dụ. Súng 3D cho phép các cá nhân tự vệ mà không giao quyền riêng tư cho chính quyền. Và nhà nước đã phản ứng thế nào? Người tiên phong vũ khí 3D, Cody Wilson, đã bị bắt giữ với những gì dường như là các khoản phí “giả mạo”.
– Các giả định cố thủ của công chúng chống lại các giải pháp crypto. Các giả định bao gồm: một luật phải bao gồm tất cả mọi người trong một lãnh thổ địa lý, không phải là một bức tranh phản ánh sự lựa chọn cá nhân; và, mục đích chính của pháp luật là trừng phạt, chứ không phải bồi thường.
Khi được trang bị cẩn thận, bước tiếp theo là khám phá một phương pháp thực tế mà theo đó tình trạng vô chính phủ có thể đối phó với tội phạm tư nhân. Giống như crypto, phương pháp phải mang tính cá nhân, phi tập trung, minh bạch và hoàn toàn riêng tư. Nơi tốt nhất để bắt đầu là với một trường hợp tương tự đã được đưa ra: bảo hiểm xe hơi.
- Bài 52: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Chủ nghĩa vô chính phủ Crypto và Xã hội dân sự – Công nghệ chính là cuộc cách mạng
- Bài 54: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Crypto dưới vai trò là công lý độc quyền và giải pháp cho bạo lực riêng tư
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.