Trang chủ Tạp chí Bitcoin là gì: Tài sản, Tiền tệ, Hàng hóa hay Đồ quý...

Bitcoin là gì: Tài sản, Tiền tệ, Hàng hóa hay Đồ quý hiếm?

Như tôi đã chỉ ra trong bài đăng gần đây về tiền mã hõa nói chung và Bitcoin nói riêng, tôi có thể khẳng định sự bất đồng của mình đối với những lời chỉ trích nặng nề và các đề xuất đanh thép xoay quanh vấn đề này. Trái với Jamie Dimon, tôi không tin Bitoin là một sự lừa đảo mà trong đó chỉ có những kẻ khờ dại mới đi mua và phải trả trả giá cho sự ngu ngốc của mình. Không như những cổ động viên to lớn của Bitcoin, tôi không cho rằng đồng tiền kỹ thuật số đang và sẽ là một lớp tài sản hay có thể thay đổi các sự thật cơ bản về những rủi ro, đầu tư và quản lý. Nguyên do của hai quan điểm trên đó là cả hai đều bất đồng về định nghĩa của Bitcoin, và trên nguy cơ đem lại sự phiền toái bằng cách này hay cách khác, tôi sẽ chỉ rõ rằng Bitcoin không phải tài sản mà là một loại tiền tệ, do đó bạn không thể đánh giá hay đầu tư vào nó. Bạn chỉ có thể định giá và trao đổi.

Tài sản, Hàng hóa, Tiền tệ và Đồ quý hiếm

Không phải tất cả mọi thứ đều được đánh giá (value), nhưng gần như tất cả lại có thể được định giá (price). Để hiểu được sự khác nhau giữa đánh giá và định giá, hãy để tôi bắt đầu bằng cách ấn định lại rằng các trường hợp đầu tư mà tôi đã điều tra đều thuộc vào một trong bốn nhóm sau:

1. Tài sản tạo ra tiền (Cash Generating Asset):

Một loại tài sản tạo ra hoặc được kỳ vọng để tạo ra dòng tiền trong tương lai. Doanh nghiệp bạn sở hữu là một tài sản phụ thuộc vào dòng tiền của doanh nghiệp đó. Những sự xác nhận trên có thể là một khối hợp đồng (trái phiếu hoặc món nợ), thặng dư (vốn sở hữu hoặc cổ phiếu) hay thậm chí là ngẫu nhiên (các lựa chọn). Điểm chung của các loại tài sản đó là những dòng tiền này có thể được đánh giá, và các tài sản có dòng tiền lớn và rủi ro thấp nên được đánh giá cao hơn là các tài sản có dòng tiền nhỏ và rủi ro cao. Cùng lúc đó, các tài sản có thể được định giá liên quan đến nhau bằng cách so sánh giá cả mà bạn chi trả cho hệ đo lường thông thường. Với cổ phiếu, các tài sản hình thành phương thức so sánh nhiều giá (Các chỉ số PE, EV/EBITDA, Price to Book hoặc Value/Sales) thông qua các công ty cùng loại để hình thành nên những đánh giá về giá cả xem các cổ phiếu đắt hay rẻ.

2. Hàng hóa (Commodity):

Một hàng hóa cho ra đời giá trị của mình thông qua công dụng của chúng như một vật liệu thô để đáp ứng nhu cầu cơ bản, nó có thể là năng lượng, thực phẩm hoặc nơi ở. Trong khi giá trị có thể đánh giá qua cung và cầu của hàng hóa, sự chậm chễ và tiến độ của hàng hóa có thể khiến quá trình đánh giá trở nên khó khăn hơn đối với một loại tài sản. Chính vì vậy hàng hóa có xu hướng được định giá, thường liên quan đến lịch sử phát triển của chúng, với giá của dầu chuẩn hóa, bột than hoặc quặng sắt được tính ở mức trung bình qua các chu kỳ dài hạn.

3. Tiền tệ (Currency):

Một đơn vị tiền tệ đóng vai trò như một vật trao đổi trung gian dùng để chi phối các dòng tiền, đồng thời cũng là một phương tiện lưu trữ các giá trị trong trường hợp bạn không muốn đầu tư. Khi xét độc lập, các loại tiền tệ không có những dòng tiền và cũng không thể được đánh giá, nhưng chúng có thể được định giá dựa trên các loại tiền tệ khác. Trong dài hạn, tiền tệ được chấp nhận rộng rãi với vai trò là vật trao đổi trung gian và việc chúng lưu trữ giá trị tốt hơn qua thời gian sẽ làm cho giá cả của chúng tăng lên, so với các loại tiền tệ khác không có những đặc tính này.

Trong ngắn hạn, các thế lực khác bao gồm việc chính phủ đang cố thao túng các tỷ giá hối đoái có thể đứng lên chi phối. Lấy việc sử dụng tiền tệ thông thường làm ví dụ, bạn có thể nhìn vào biểu đồ dưới đây miêu tả đồng Đô-la Mỹ so với bảy loại tiền giấy khác, trong chu kỳ dài hạn (1995-2017), bạn có thể thấy đồng Franc của Thụy Sĩ và đồng Yuan của Trung Quốc tăng lên về giá so với đô-la, còn đồng Peso của Mexico, đồng Real của Brazil, đồng Rupi của Ấn Độ và Bảng Anh có dấu hiệu giảm xuống so với đô-la.

Bitcoin-la-hang hoa-tien-te

4. Hàng quý hiếm

Hàng quý hiếm không có dòng tiền cũng như không phải vật trao đổi trung gian, nhưng đôi khi nó có giá trị về mặt thẩm mỹ (giống với trường hợp của bức họa hoặc tác phẩm điêu khắc quý giá) hoặc tài sản có giá trị về mặt tinh thần (như thẻ bóng chày hay đội Jersey). Hàng quý hiểm không thể được đánh giá vì không tạo ra dòng tiền, tuy nhiên nó có thể được định giá, dựa trên sự nhận thức của mọi người về sự mong muốn và khan hiếm của loại hàng này.

Quan sát qua lăng kính này, vàng rõ ràng không phải dòng tiền tạo nên tài sản, nhưng nó có phải là một loại hàng hóa không? Vì giá trị của vàng không có nhiều liên quan đến chức năng thiết thực của nó, mà liên quan đến chức năng lâu dài nhiều hơn, bản chất của vàng thiên về tiền tệ hơn là hàng hóa. Bất động sản là một loại tài sản, cho dù nó ở dạng nhà tư, vì bạn không phải trả tiền thuê nhà (dòng tiền). Quỹ đầu tư góp vốn tư nhân (Private equity) và Quỹ đầu tư thanh khoản (hedge funds) là các dạng đầu tư vào tài sản, tiền tệ, hàng hóa và hàng quý hiếm, chúng không phải các nhóm tài sản riêng biệt.

Đầu tư so với Giao dịch

Điểm mấu chốt ở đây đó là việc tiền mặt tạo ra tài sản đều có thể được đánh giá và định giá, hàng hóa có thể được định giá dễ dàng hơn nhiều so với đánh giá, và chúng ta chỉ có thể định giá tiền tệ và hàng sưu tầm. Vậy thì sao? Tôi đã từng viết về sự phân chia giữa đầu tư và giao dịch, và sự tương phản đó rất đáng để xem lại. Để đầu tư vào thứ gì đó, bạn cần phải ước định giá trị của chúng, so sánh với giá cả, và sau đó dựa trên sự so sánh đó để quyết định bán nếu giá cả thấp hơn giá trị và mua nếu ngược lại. Giao dịch thì được thực hiện đơn giản hơn rất nhiều, khi bạn định giá cho thứ gì đó, hãy phán đoán xem giá sẽ đi lên hay giảm xuống trong thời gian tới và đánh cược trên mức giá đó. Cho dù bạn có thể thành công với cả hai việc trên, thì các kỹ năng và bộ “đồ nghề” bạn dùng là khác nhau khi đầu tư và giao dịch, và điều làm nên một nhà đầu tư tài giỏi chắc chắn khác hẳn những yếu tố cần có của một người giao dịch tốt. Bảng dưới đây thể hiện sự khác biệt giữa giao dịch (trò chơi định giá) và đầu tư (trò chơi đánh giá).

Bitcoin-la-hang hoa-tien-te1

Theo như tôi nhìn nhận, bạn có thể chơi tốt cả hai trò trên, nhưng việc bạn “ảo tưởng” về trò mà bạn đang chơi và việc sử dụng sai các “vũ khí” hay kĩ năng trong trò chơi này sẽ là một công thức cho sự thảm họa.

Bitcoin là gì?

Bước đầu tiên để đến với một cuộc tranh luận nghiêm túc đó là phải quyết định xem Bitcoin là một loại tài sản, tiền tệ, hàng hóa hay đồ quý hiếm.

Bitcoin không phải tài sản vì nó không tạo ra các dòng tiền khi đứng độc lập với những người nắm giữ nó (cho đến khi bạn bán đi). Nó không phải hàng hóa, vì nó không phải vật chất thô có thể dùng trong sản xuất thứ gì đó hữu dụng. Điều ngoại lệ duy nhất tôi có thể nghĩ đến đó là nó đang trở thành một thành phần thiết yếu trong hợp đồng thông minh, nó có thể đảm nhận vai trò của một hàng hóa, cũng có thể là sự bù đắp cho Ethereum bởi nó được mua bán dưới dạng hợp đồng thông minh nhiều hơn là một loại tiền tệ. Như vậy hai phương án còn lại là tiền tệ hoặc hàng quý hiếm, và người ủng hộ Bitcoin nghiêng về đáp án thứ nhất còn những người phản đối lại chọn đáp án thứ hai.

Trong bài đăng lần trước tôi đã chỉ ra Bitcoin là một loại tiền tệ, nhưng vẫn chưa phải hoàn thiện, trong phạm vi là nó chỉ được chấp nhận một cách hạn chế như một vật trao đổi trung gian và nó còn quá bất ổn để trở thành một dạng lưu trữ giá trị. Có ba hướng đi khả quan để tôi nhìn nhận Bitcoin như một loại tiền tệ, trong các trường hợp xét từ tốt đến xấu.

Đồng tiền kỹ thuật số toàn cầu:

Trong tình huống tốt nhất có thể xảy ra, Bitcoin được chấp nhận rộng rãi trong việc giao dịch trên toàn thế giới, trở thành loại tiền mã hóa toàn cầu được sử dụng rộng rãi. Để việc này xảy ra, Bitcoin phải trở nên ổn định hơn (xét về mặt tiền tệ), các Ngân hàng Trung Ương và Chính phủ trên thế giới phải chấp nhận chức năng của nó (hoặc ít ra họ không cố cản trở Bitcoin), và những “luồng khí” mang sự bí ẩn xung quanh Bitcoin cần phải được xóa bỏ. Nếu điều này xảy ra, nó có thể cạnh tranh với tiền giấy và tạo ra giới hạn cho sự sáng tạo của nó dựa trên thuật toán, mức giá cao của Bitcoin có thể được điều chỉnh.

Đồng “Vàng” của Thế hệ Y (những người sinh trong giai đoạn từ 1980 đến 2000):

Trong trường hợp này, Bitcoin trở thành thiên đường cho những ai không tin tưởng Ngân hàng Trung Ương, Chính phủ và tiền giấy. Tóm lại, Bitcoin có vai trò như vàng về phương diện lịch sử, dành cho những người mất niềm tin vào các nhà cầm quyền trong mô hình tập trung. Điều thú vị ở đây là ngôn ngữ của Bitcoin tràn ngập các thuật ngữ đào coin (Mining), bởi khi nó đề xuất một cách có chủ ý hay ngược lại, những nhà sáng lập Bitcoin đã chia sẻ sứ mệnh này. Trên thực tế, giới hạn (hard cap) của Bitcoin là 21 triệu coin có vẻ tương thích với trường hợp này hơn là trường hợp đầu tiên. Nếu trường hợp này được phơi bày, và Bitcoin thể hiện sức mạnh như vàng, nó sẽ vận hành giống vàng: tăng giá trong khủng hoảng và và mất giá trong thời kỳ kinh tế bùng nổ.

“Bong bóng hoa Tulip” của Thế kỷ 21:

Trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, Bitcoin được xem như một ngôi sao băng, thu hút nguồn tiền khi nó “bay” vút lên, đặc biệt đối với những người xem Bitcoin như một nguồn lợi nhuận dễ dàng, nhưng cũng giống với việc Bitcoin “vụt sáng rồi chợt tắt” một cách mau chóng, những người giao dịch này sẽ chuyển sang một thứ mới mẻ và khác lạ (có thể là một loại tiền kỹ thuật số có thiết kế khác và tốt hơn), bỏ lại những người nắm giữ Bitcoin bơ vơ với những ký ức về những “tàn tích”. Nếu chuyện này xảy ra, Bitcoin có thể dễ dàng trở nên tương đương với những “hoa Tulip”, một tài sản có tính chất suy đoán mà trong đó giá cả của nó tăng lên ở mức 600 tại Hà Lan trước khi sụp đổ ở kết quả cuối cùng.

Sẽ là một sự lừa dối nếu tôi nó tôi biết trước những trường hợp này được hé lộ, nhưng chúng vẫn là những viễn cảnh hợp lý. Nếu bạn đang giao dịch Bitcoin, bạn có thể không quan tâm nhưng phạm vi thời gian của bạn rất có thể chỉ được tính bằng phút và giờ, không phải bằng tuần, tháng hay năm. Nếu bạn có sự quan tâm dài hạn đến Bitcoin, thay vì tập trung quá nhiều vào sự chuyển động giá cả ngày này qua ngày khác, bạn nên tập trung nhiều hơn vào sự tiến bộ của công dụng của Bitcoin dưới vai trò là một loại tiền tệ. Một chú ý nữa là bạn có thể trở thành kẻ yếm thế với Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác nhưng lại là người lạc quan về công nghệ cơ bản, đặc biệt là công nghệ Blockchain, và tiềm năng của nó về sự sụp đổ.

Kiểm định thực tế

Kết hợp giữa phần tôi nói về việc phân loại sự đầu tư vào tài sản, hàng hóa, tiền tệ và hàng quý hiếm với phần tôi chỉ ra Bitcoin là một loại tiền tệ “non trẻ”, tôi có thể đưa ra những kết luận sau:
Bitcoin không phải một nhóm tài sản: Cho những ai đang chắt một phần trong danh mục đầu tư của mình vào Bitcoin, hãy thật sự chắc chắn về lý do tại sao bạn làm vậy. Không phải vì bạn muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình hay nắm giữ toàn bộ các nhóm tài sản, đó là bởi bạn đang muốn tận dụng những kỹ năng giao dịch của mình cho Bitcoin để tăng nạp doanh thu cho danh mục đầu tư. Trừ khi bạn coi điều này như một sự đánh liều vào tiền mã hóa, tôi sẽ nhanh chóng thêm vào rằng tiền giấy (như đô-la Mỹ, đồng Euro hay Yên) cũng không phải các nhóm tài sản.

Bạn không thể đánh giá Bitcoin mà chỉ có thể định giá nó: Điều này tuân theo việc chấp nhận rằng Bitcoin là một loại tiền tệ chứ không phải tài sản hàng hóa. Bất cứ ai cho rằng họ có thể đánh giá Bitcoin, có thể họ định nghĩa “giá trị” theo cách hoàn toàn khác hoặc chỉ đơn giản là bịa ra và cứ thế mà diễn theo.

Nó sẽ được xem xét như một loại tiền tệ: Về mặt dài hạn, giá cả mà bạn gắn liền với Bitcoin sẽ phụ thuộc vào cách thể hiện tốt đến đâu với vai trò là một loại tiền tệ. Và nếu nó được chấp nhận rộng rãi, nó nên đưa ra mức giá cao hơn. Nếu nó trở nên như vàng, một loại tiền tệ phụ mà các nhà đầu tư sẽ dùng để ẩn nấp trong giai đoạn khủng hoảng vì giá của nó sẽ thấp hơn. Tệ hơn nữa, nếu nó là loại tiền tệ tạm thời mà dễ mất đi sức mua, cũng như bị thay thế bởi thứ khác mới mẻ và khác lạ hơn, khi đó nó sẽ sụp đổ và lụi tàn.

Bạn không muốn đầu tư vào Bitcoin, hãy dùng nó để giao dịch: Để trở thành nhà giao dịch Bitcoin thành công, bạn cần nhận thức được mọi sự chuyện động của giá cả đều có liên quan ít nhiều đến nguyên tắc cơ bản, tình trạng cũng như động lực, và sự thay đổi lớn về giá có thể xảy ra dựa trên thông tin gia tăng.

Tôi có nên mua Bitcoin với mức giá là 12.200 USD không? Câu trả lời là không, nhưng không phải vì lý do như bạn nghĩ. Không phải vì tôi thấy nó đang được đánh giá quá cao, khi tôi không thể đưa ra ý kiến khi không đánh giá nó và như tôi đã chỉ ra rằng Bitcoin không thể được đánh giá. Đó là bởi vì từ trước đến nay tôi chưa bao giờ là một nhà giao dịch giỏi, và kết quả tôi không bao giờ có thể tin tưởng được vào các nhận định về giá cả của mình. Nếu bạn có bản năng đầu tư tốt, bạn nên chơi trò chơi định giá, miễn là bạn nhận thức được đây là một trò chơi, nơi bạn có thể thắng hoặc thua đến hàng triệu đô, dựa trên những quyết định của bạn về động lực. Nếu bạn thắng tiền triệu, tôi xin gửi đến bạn lời chúc tốt đẹp nhất! Và nếu bạn thua, xin đừng để sự hoang tưởng của bạn khiến bạn đổ lỗi cho các tổ chức, ngân hàng và chính phủ về lý do bạn thua. Của thiên trả địa!

MỚI CẬP NHẬT

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...

Altcoin tăng 20.000% và 9 token khác đang dẫn đầu về hoạt động cá...

Dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Santiment đã chỉ ra một altcoin đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn...
XRP

Cá voi XRP mua dip, ảnh hưởng thế nào đến giá?

Giá Ripple (XRP) giảm gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn, với dữ liệu on-chain cho thấy...
Bitcoin

Bitcoin sụp đổ có thể là bước đệm cho sự phục hồi lịch sử...

Giá Bitcoin gần đây đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 108.364 đô la trước khi lao dốc xuống còn 92.118 đô...

Cựu CEO Binance.US Brian Brooks gia nhập hội đồng quản trị MicroStrategy

MicroStrategy, công ty phần mềm nổi bật của bò Bitcoin Michael Saylor, vừa thông báo việc bổ nhiệm cựu CEO của Binance.US, Brian Brooks,...