Theo một vài báo cáo, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã ra mắt dự luật mới vào thứ Tư nhằm cấm các quan chức chính phủ liên bang hợp tác kinh doanh với các công ty blockchain Trung Quốc. Điều này gây nên sự hoài nghi đối với mối quan hệ của Hoa Kỳ – Trung Quốc trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Dự luật cũng nêu rõ sẽ ngăn chặn các quan chức chính phủ Hoa Kỳ giao dịch với iFinex, công ty mẹ của Tether, công ty phát hành stablecoin lớn nhất thế giới, USDT.
Được biết, dự luật mới do hai đại diện Hoa Kỳ là Zach Nunn (R-Iowa) và Abigail Spanberger (D-Va.) biên soạn, với mục đích cấm các quan chức chính phủ giao dịch với các công ty tiền điện tử Trung Quốc. Cả hai tác giả đều không nằm trong số lãnh đạo Hạ viện Hoa Kỳ hoặc giữ các vị trí lớn trong các ủy ban. Ở một diễn biến khác, các nhà lập pháp cấp cao cũng đang thúc đẩy một số dự luật về tiền điện tử, một vài dự luật trong đó cũng nhằm giải quyết các vấn đề bảo mật. Một số đề xuất đã nhận được sự chấp thuận của toàn bộ ủy ban Hạ viện và đang được tiến hành sâu hơn. Vì vậy, khó có khả năng một dự luật mới sẽ được chấp thuận.
Mục đích của dự luật mới nhất này là để đảm bảo “các đối thủ nước ngoài… không thể đi cửa sau để truy cập vào thông tin tình báo an ninh quốc gia quan trọng và thông tin cá nhân của người Mỹ”.
Nunn, thành viên năm nhất gia nhập Hạ viện năm nay, cho biết:
“Trong thập kỷ tới, dữ liệu riêng tư của mọi công dân Mỹ sẽ được lưu trữ bằng công nghệ blockchain, vì vậy, việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng này sẽ đặt ra vấn đề nghiêm trọng về tính an ninh quốc gia và quyền riêng tư dữ liệu”.
Dự luật cũng cấm các quan chức giao dịch với The Spartan Network, The Conflux Network và Red Date Technology Co., kiến trúc sư đằng sau dự án blockchain quốc gia của Trung Quốc và đồng CBDC. Ngoài ra, dự luật cũng chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Ngoại giao và Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ xây dựng kế hoạch “ngăn chặn những rủi ro do sự phát triển công nghệ blockchain của Trung Quốc và các đối thủ nước ngoài khác”.
Các hạn chế trong đề xuất được đưa ra sau khi các nhà lập pháp ban hành lệnh cấm vì lý do an ninh đối với việc nhân viên chính phủ sử dụng TikTok. Cụ thể, một cựu nhân viên của công ty mẹ TikTok là ByteDance đã cáo buộc trong hồ sơ tòa án hồi đầu năm nay rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng “cửa sau” bí mật trong nền tảng truyền thông xã hội phổ biến của mình để theo dõi các địa điểm và tin nhắn của các nhà lập pháp tại Hồng Kông vào năm 2018.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Dubai ấn định hạn chót đăng ký cấp phép tiền điện tử trước ngày 17/11
- CFTC Mỹ đang truy lùng nhiều tội phạm tiền điện tử hơn bao giờ hết
Xoài
Theo Coindesk