Các tổ chức lớn sẽ định hình tương lai của DeFi

Updated: 12/02/2025 at 22:10

Tài chính phi tập trung (DeFi) đang nhanh chóng trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất định hình thế giới tài chính. Khi hoạt động trong lĩnh vực này liên tục gia tăng và tổng giá trị bị khóa (TVL) vượt mốc 100 tỷ USD, DeFi ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức.

Tổng giá trị bị khoá của lĩnh vực DeFi | Nguồn: Defillama

Tuy nhiên, sự quan tâm ngày càng lớn của các tổ chức đối với DeFi cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của lĩnh vực này. Liệu DeFi có thể duy trì các nguyên tắc về tính phi tập trung và dân chủ trong khi vẫn đảm bảo tính bảo mật cho mọi người tham gia? Hay nhu cầu đáp ứng các tổ chức lớn sẽ làm thay đổi bản chất của tài chính “phi tập trung”, thậm chí làm nó mất đi tính nguyên bản?

Quá trình “tổ chức hóa” DeFi

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các tổ chức lớn đang quan tâm đến DeFi nhiều hơn, điển hình như quỹ BUIDL của BlackRock – vốn đang quản lý khối tài sản trị giá hơn 550 triệu USD. Đây là tín hiệu cho thấy sự chuyển đổi trong lĩnh vực DeFi, nơi mà chứng khoán được token hóa, vốn từng được xem là một ý tưởng chỉ dành cho thị trường ngách, đang trở thành cầu nối giữa tài chính truyền thống (TradFi) và hệ sinh thái blockchain.

Ngay cả những công ty như Securitize cũng đang nỗ lực đảm bảo rằng các tài sản được token hóa này tuân thủ các quy định hiện hành. Những bên trung gian này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thêm dòng vốn chảy vào không gian DeFi.

Tuy nhiên, quá trình tích hợp nhà đầu tư tổ chức vào DeFi không hề suôn sẻ. Những rào cản như sự không chắc chắn về mặt pháp lý, các yêu cầu tuân thủ quy định Chống rửa tiền (AML) và Xác minh danh tính khách hàng (KYC) vẫn là những yếu tố gây khó khăn. Ngoài ra, còn có các thách thức liên quan đến tính thanh khoản, sự minh bạch của giao dịch, bảo mật kỹ thuật và rủi ro kinh tế. Những trở ngại này khiến các tổ chức tài chính khó tiếp cận DeFi, từ đó làm chậm quá trình phổ biến của lĩnh vực này.

Dù lĩnh vực DeFi có rất nhiều tiềm năng, các nhà đầu tư tổ chức vẫn tỏ ra thận trọng khi đặt cược vào một lĩnh vực chưa có sự đảm bảo rõ ràng về tính an toàn. Bài toán quan trọng đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa nguyên tắc phi tập trung của DeFi với những yêu cầu về bảo mật mà các tổ chức lớn mong muốn.

Theo báo cáo thị trường từ JPMorgan, DeFi cần tạo điều kiện cho các tổ chức lớn tham gia và phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp để mở rộng quy mô. Tuy nhiên, tình hình thực tế lại phức tạp hơn nhiều.

Sự tham gia của các tổ chức có thể gia tăng niềm tin vào hệ sinh thái DeFi, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng mặt khác, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng tính tập trung, khiến DeFi dần đánh mất bản chất ban đầu của nó – yếu tố từng giúp lĩnh vực này thu hút đông đảo người dùng.

Những rủi ro của quá trình token hóa tài sản thế giới thực (RWA)

Một bước tiến đáng chú ý trong DeFi là việc token hóa tài sản thế giới thực (RWA), bao gồm hàng hóa, cổ phiếu và nhiều loại tài sản khác. Theo dự báo của McKinsey, thị trường RWA có thể đạt quy mô 2.000 tỷ USD vào năm 2030.

Nguồn: Mckinsey

Dù RWA đánh dấu một bước tiến đáng kể cho DeFi, lĩnh vực này vẫn tồn tại nhiều rủi ro về bảo mật. Một trong những thách thức lớn nhất là rủi ro “lưu ký” – khi tài sản được token hóa và đưa vào hệ sinh thái DeFi, việc bảo đảm giá trị của chúng lại phụ thuộc vào các thỏa thuận pháp lý, thay vì cơ chế tự động của hợp đồng thông minh.

Chẳng hạn, 2 stablecoin được sử dụng rộng rãi nhất – USDC của Circle và USDT của Tether – đều được hỗ trợ bởi các tổ chức tài chính truyền thống chứ không phải các giao thức phi tập trung. Do sự phụ thuộc vào các thực thể tập trung, chúng dễ bị thao túng hoặc gặp sai sót trong quá trình vận hành.

Những tài sản yêu cầu tuân thủ các quy định AML và KYC cũng gặp nhiều thách thức hơn. Ví dụ, token Short-term Treasury Bill Token (STBT) có thể hoạt động trong môi trường DeFi không cần cấp phép, miễn là được chấp nhận. Tuy nhiên, sự chấp nhận này vẫn còn hạn chế, do nhiều người dùng không muốn trải qua quy trình KYC rườm rà. Những rào cản về mặt pháp lý là nguyên nhân chính cản trở việc ứng dụng RWA, hơn là các vấn đề kỹ thuật liên quan đến hợp đồng thông minh.

Nếu các ông lớn TradFi có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của mình để bảo vệ RWA, điều này có thể giúp giảm bớt rủi ro liên quan đến quá trình token hóa tài sản. Một stablecoin có sự bảo chứng vững chắc từ một tổ chức tài chính lớn hoàn toàn có thể trở nên phổ biến hơn, từ đó gia tăng lòng tin và mức độ chấp nhận trong thị trường. Tương tự, chứng khoán và hàng hóa được token hóa cũng có thể thu hút sự quan tâm rộng rãi hơn, mở ra nhiều cơ hội đầu tư kết hợp giữa cấu trúc tài chính truyền thống và blockchain.

Tương lai của DeFi

Nhìn về phía trước, DeFi nhiều khả năng sẽ phát triển theo mô hình kết hợp, pha trộn giữa các nguyên tắc phi tập trung với một số yếu tố tập trung có tính quy định. Cách tiếp cận này có thể giúp nâng cao tính bảo mật trong khi vẫn duy trì những giá trị cốt lõi của DeFi, chẳng hạn như giảm bớt sự phụ thuộc vào các bên trung gian và gia tăng tính minh bạch.

Thông thường, sự phát triển của một lĩnh vực không chỉ đơn thuần là sự thắng thế của một mô hình mới hay cũ, mà là kết quả của một sự thỏa hiệp. DeFi vẫn có thể phát triển mạnh mẽ ngay cả khi không có sự tham gia của các tổ chức lớn. Tuy nhiên, để mở rộng và đạt được quy mô lớn hơn, một số lĩnh vực trong DeFi sẽ cần phải chấp nhận một mức độ tập trung nhất định nhằm đảm bảo an toàn và việc tuân thủ các quy định pháp lý.

Dù theo cách nào, hệ sinh thái tài chính tương lai vẫn sẽ ít phụ thuộc vào các bên trung gian hơn so với hệ thống tài chính truyền thống hiện nay. Và mô hình kết hợp giữa tính phi tập trung và tập trung có thể trở thành nền tảng cho cách mà hệ thống tài chính toàn cầu vận hành trong tương lai.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn

Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io

Itadori

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Mới cập nhật

Thị trường tiền điện tử tiếp tục duy trì đà tăng sau những tín hiệu khởi đầu mùa altcoin – như Tạp chí Bitcoin đã phân tích trước đó – khi các altcoin đồng loạt vượt mặt Bitcoin về hiệu suất. Nổi bật trong nhóm tăng trưởng là các đồng... ...

Tính đến thời điểm hiện tại, Cardano (ADA) đã tăng mạnh 3,52% chỉ trong vòng 24 giờ, nâng tổng mức lợi nhuận trong tuần qua lên hơn 23%. Đà phục hồi ấn tượng này đã đưa ADA bứt phá vào vùng sinh lời cao — tuy nhiên, niềm vui đó... ...

Giá Ethereum (ETH) đã bật tăng mạnh sau hai đợt thanh lý lệnh short diễn ra gần các mốc quan trọng $2.700 và $3.000, được châm ngòi bởi dữ liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ công bố ngày 10/7 với kết quả tích cực vượt kỳ vọng.... ...

Các quỹ ETF Bitcoin giao ngay tại Hoa Kỳ vừa đạt mức tài sản ròng kỷ lục mới hơn 158 tỷ USD — cao nhất kể từ khi các quỹ này bắt đầu giao dịch. Trong khi đó, các quỹ ETF Ethereum cũng ghi nhận dòng tiền tích lũy lớn... ...

Nửa đầu năm 2025 đã chứng kiến nhiều biến động lớn với thị trường tiền điện tử. Giá Bitcoin đã tăng khoảng 24% trong sáu tháng đầu năm, trong khi Ethereum lại mất gần 12% giá trị. Từ khi Tổng thống Donald Trump chính thức nhậm chức vào tháng 1,... ...

Theo CEO của Xapo Bank, Seamus Rocca, chu kỳ thị trường Bitcoin bốn năm, trong đó diễn ra quá trình hình thành các mức cao nhất mọi thời đại tiếp theo là những điều chỉnh sâu, vẫn chưa bị đánh bại, bất chấp niềm tin rộng rãi rằng nó đã... ...

Sau 18 tháng sụt giảm mạnh về quy mô tài sản stablecoin trên toàn cầu, việc ứng dụng stablecoin đang tăng tốc trở lại. Galaxy Ventures cho rằng có ba động lực dài hạn chính dẫn đến sự phục hồi này: Stablecoin được sử dụng như công cụ tiết kiệm... ...

Tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2025, Hoa Kỳ đã thu được tổng cộng 113 tỷ USD từ thuế quan, đánh dấu mức tăng 86% so với năm trước. Chỉ riêng trong tháng 6, chính phủ đã thu khoảng 27 tỷ USD, dẫn đến một thặng dư ngân... ...

Nền tảng phát hành memecoin Pump.fun đã huy động thành công 500 triệu USD trong một đợt ICO vào thứ Bảy, chỉ trong vòng khoảng 12 phút đã bán hết số lượng token. Token PUMP có tổng cung tối đa là 1 nghìn tỷ, trong đó 33% được phân bổ... ...

Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên và cũng là “vàng kỹ thuật số” nổi bật nhất trong thế giới crypto, luôn được biết đến với đặc điểm giới hạn cứng (hardcap) 21 triệu đồng, điều này tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt. Tuy nhiên, vào năm 2025,... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode